Từ Điển - Từ Vốc Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
Có thể bạn quan tâm
Chữ Nôm Toggle navigation
- Chữ Nôm
- Nghiên cứu Hán Nôm
- Công cụ Hán Nôm
- Tra cứu Hán Nôm
- Từ điển Hán Nôm
- Di sản Hán Nôm
- Thư viện số Hán Nôm
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Truyện Kiều
- Niên biểu lịch sử Việt Nam
- Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
- Từ Điển
- Lịch Vạn Sự
Từ Điển
Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: vốc
vốc | đ.t Xúc lên với bàn tay xoè khum-khum: Vốc gạo lên xem. // dt. Sức chứa đựng một bàn tay xoè khum-khum: Một vốc gạo. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
vốc | - I đg. Lấy vật rời vụn hoặc chất lỏng lên bằng bàn tay khum lại, để ngửa và chụm khít các ngón, hoặc bằng hai bàn tay như vậy ghép lại. Vốc gạo cho gà. Vốc nước rửa mặt.- II d. Lượng chứa trong lòng bàn tay khi . Vốc một vốc gạo. Con gà vừa bằng vốc tay. |
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
vốc | I. đgt. 1. Xúc bằng hai bàn tay ghép lại: lấy tay vốc gạo o vốc từng vốc nước. 2. Lượng đầy vừa hai bàn tay ghép lại: vốc gạo o hứng đầy vốc nước mưa rồi uống. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
vốc | dt Lượng chứa vừa trong hai bàn tay ghép lại: Lấy một vốc gạo cho gà. đgt Dùng hai bàn tay chụm lại để lấy một vật rời vụn: Vốc gạo cho gà. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
vốc | 1. đt. Xúc bằng hai bàn tay ghép lại: Vốc nước. 2. Lượng đầy hai bàn tay ghép lại: Một vốc gạo. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |
vốc | .- 1. d. Lượng chứa vừa trong hai bàn tay ghép lại: Một vốc gạo. 2. đg. Dùng hai bàn tay ghép lại để múc hay xúc vật gì: Vốc nước; Vốc cát. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân |
vốc | I. Xúc bằng hai bàn tay ghép lại: Lấy tay vốc gạo. II. Lượng đầy vừa hai bàn tay ghép lại: Một vốc gạo. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
vôi bột
vôi chín
vôi hoá
vôi sống
vôi tôi
* Tham khảo ngữ cảnh
Chinh thường dẫn Lãng ra đây say sưa ngắm những con ngựa cao lớn , lông mướt , của khách buôn , tự nguyện mang cỏ đem bỏ vào máng , hoặc vốc lúa vào lòng hai bàn tay đưa đến tận mõm từng con ngựa một. |
Cậu vốc một nắm lúa vào trong tay trái đưa tận mõm ngựa. |
Rồi bác mắc chứng nghễnh ngãng , và cái tật hễ thấy gạo ở đâu là mắt sáng rỡ , len lén xúc một bát , vốc một nắm đem thu giấu vào chỗ kín đáo. |
Anh ta chụp lấy đĩa cơm ngon , vốc từng nắm bỏ vào miệng mà nhai. |
Bao nhiêu đồ đạc , quần áo có đôi chút giá trị trong nhà đều tiêu phí mau chóng để đổi lấy vài vốc muối hẩm. |
* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): vốc
* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt
Bài quan tâm-
Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển
-
Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân
-
Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam
-
Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam
-
Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm
Từ khóa » Giải Nghĩa Từ Vốc
-
Vốc - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Vốc - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "vốc" - Là Gì?
-
Vốc Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Vốc Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Vốc Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Từ Điển - Từ Vóc Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Từ Vốc Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
'vóc' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Không Thể Xuyên Tạc, Phủ Nhận Tầm Vóc, ý Nghĩa Và Giá Trị Ngày ...
-
Nguồn Sáng Làm Nên Tầm Vóc Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Tiếp Theo Và Hết)
-
(Tin Tức) Tầm Vóc Của Hiệp định RCEP Với 5 Tính Năng Quan Trọng
-
Gấm Vóc Nghĩa Là Gì? - Từ-điể - MarvelVietnam
-
Tầm Vóc, Giá Trị Cơ Bản Của Chiến Thắng 30/4/1975