Từ Điển - Từ Xỉa Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: xỉa

xỉa đt. X. Xỉ: Xỉa vào mặt. // Dùng hai ngón tay chọt vào mắt địch, một thế võ. // Xoi, chà kẽ hở: Xỉa điếu, xỉa lược, xỉa răng; Trầu cau là nghĩa, thuốc xỉa là tình (CD).
xỉa đt. Nh. Xía: Đừng xỉa vô việc người; đếm-xỉa.
xỉa đt. Bày ra, liễn ra có dây dài: Xỉa bài, xỉa tiền. // Trả, đóng: Mỗi tháng, đều xỉa đủ.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
xỉa - 1 đgt Đưa ra liên tiếp từng cái một: Xỉa tiền trước mặt; Mấy đồng bạc mà người chủ xỉa ra cho tôi (ĐgThMai).- 2 đgt Lấy tăm làm sạch cả kẽ răng sau khi ăn: Ăn cơm xong, chưa kịp xỉa răng đã bị gọi đi.- 3 đgt Đưa ngón tay trỏ vào mặt người ta: Bà ta vừa hét lên vừa xỉa tay vào trán người đầy tớ.- 4 đgt Xen vào việc không dính dáng đến mình: Việc đó tự tôi quyết định, không nhờ ai xỉa vào.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
xỉa I. đgt. 1. Đâm, chọc thẳng vào: xỉa lưỡi lê vào ngực. 2. Xoi nhẹ vào các kẽ cho sạch: xỉa răng. 3. Trỏ thẳng ngón tay tới tấp vào mặt: xỉa tay chửi mắng thậm tệ. 4. Can dự vào việc riêng vốn không liên can đến mình: chớ xỉa vào chuyện riêng của người khác. II. dt. Chỉa: dùng xỉa để đâm cá.
xỉa đgt. Bỏ ra liên tiếp để có thể đếm từng cái trong cả nắm: xỉa tiền ra trả o xỉa bài ra xem.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
xỉa đgt Đưa ra liên tiếp từng cái một: Xỉa tiền trước mặt; Mấy đồng bạc mà người chủ xỉa ra cho tôi (ĐgThMai).
xỉa đgt Lấy tăm làm sạch cả kẽ răng sau khi ăn: Ăn cơm xong, chưa kịp xỉa răng đã bị gọi đi.
xỉa đgt Đưa ngón tay trỏ vào mặt người ta: Bà ta vừa hét lên vừa xỉa tay vào trán người đầy tớ.
xỉa đgt Xen vào việc không dính dáng đến mình: Việc đó tự tôi quyết định, không nhờ ai xỉa vào.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
xỉa đt. Xoi, chọc vào: Xỉa rằng. Xỉa vào mặt. || Xỉa răng.
xỉa đt. Lấy tiền trong cọc, trong xấp mà bày ra: Xỉa tiền ra trả. Ngr. Kể: Đếm xỉa.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
xỉa .- đg. Dãi một nắm, một bó ra từng cái một: Xỉa tiền.
xỉa .- đg. Dùng đầu tăm gợt bựa ở răng: Xỉa răng.
xỉa .- đg. Nh. Xỉa xói: Xỉa vào mặt mà mắng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
xỉa Xoi vào, chọc vào: Xỉa răng. Xỉa thuốc. Xỉa vào mặt.
xỉa Lấy vật gì trong một đống, một lớp mà bày dãi ra từng cái một: Xỉa tiền mà đếm. Xỉa bài mà xem.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

xỉa xói

xía

xích

xích

xích

* Tham khảo ngữ cảnh

Hoặc mợ tách từng ngọn rau mà xỉa xói Trác : Rau này là rau cho lợn ăn , chứ nhà tao không ai ăn cái rau này.
Trác cũng dịu giọng : Tôi có ra khỏi nhà này cũng chẳng thiếu gì người làm... Có cơm có gạo thì mượn ai mà chẳng được ! Phải , mượn ai mà chẳng được ! Rồi bà xỉa xói vào mặt Trác nói tiếp : Nhưng bà không mượn ! Những con sen , con đòi giỏi bằng vạn mày có hàng xiên , lấp sông , lấp ao không hết , nhưng bà nhất định không mượn đấy !... Chẳng riêng tây gì cả.
Chị thử hỏi xem ở nhà này ai hành hạ nó mà chị dám nói thế ? Chị muốn đỗ lỗi cho ai vậy ? Bà Phán chỉ vào mặt Loan xỉa xói : Ai hành hạ nó , ai giết nó , hở con kia ? Loan đứng dựa vào án thư hai tay nắm chặt lấy rìa bàn.
Nhưng đối với Văn hiện tại , mỗi tiếng cười của Minh là một tiếng trách móc , xỉa xói châm biếm vì cay cú.
Bà Án xỉa xói vào mặt con : À , mày giở văn minh ra với tao à ? Tự do kết hôn à ? Mày không bằng lòng nhưng tao bằng lòng.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): xỉa

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » đếm Xỉa Là Gì