Từ đôi đũa Vót Chung - Sự Kiện Nhân Chứng

  • Trang chủ
  • English
  • 中文
  • ລາວ
  • ខ្មែរ
  • QĐND Cuối Tuần
  • Theo dòng sự kiện
  • Đối thoại
  • Chuyện xưa - nay
  • Nhân vật
  • Chuyện tướng lĩnh
  • Kỷ niệm sâu sắc
  • Thư - Nhật kí chiến tranh
  • Tình yêu người lính
  • Điều tra
  • Kỷ vật kháng chiến
  • Con người - cuộc sống
  • Địa chỉ đỏ
  • Khách đến Việt Nam
  • Văn học - Sự kiện
  • Trên mặt trận thầm lặng
  • Hồ sơ - Tư liệu
Thứ tư, 27/11/2024 | 08:55 GMT+7 Tel: (84 - 24) 3733 3598 * E-mail: skncbqd@gmail.com

Tình yêu người lính

SKNC - Thứ Tư, 17/02/2022, 15:33 (GMT+7) print Từ đôi đũa vót chung

Cách đây 52 năm, tại Trường Sơn, hai chiến sĩ quân y là Nguyễn Kiên và Nguyễn Thị Hồng Chuyên đã nên duyên từ một lần vót chung đôi đũa.

Lương duyên từ mùa xuân ấy...

Chuyến đò nên duyên

Nên duyên bởi chữ nghĩa

Ông Kiên sinh ngày 4-7-1945 tại thôn Nội Linh, xã Ngô Quyền, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; còn bà Chuyên sinh ngày 10-11-1946 tại xã Đại Nghĩa, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Hai ông bà đều lựa chọn học ngành y và xung phong vào chiến trường làm nhiệm vụ rồi cùng về công tác tại Binh trạm 27, Bộ tư lệnh Trường Sơn (năm 1970). Lúc bấy giờ, Nguyễn Kiên là quân y của Tiểu đoàn 61 đường sông còn Hồng Chuyên là trợ lý điều trị của Ban Quân y, Binh trạm 27, đóng quân ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Ông Kiên chia sẻ: “Hai đơn vị chúng tôi cách nhau hàng chục cây số đường rừng. Chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại để báo cáo công việc. Mỗi tháng, tôi lên cơ quan họp đều phải đi bộ mất cả ngày mới tới nơi. Lần đầu gặp bà ấy, tôi ấn tượng bởi mái tóc đen dài, dáng người nhỏ nhắn, nụ cười và giọng nói hiền hậu. Những lần chạm mặt nhau, tôi chỉ biết âm thầm quan sát cử chỉ của bà ấy chứ không bày tỏ gì, bởi lúc bấy giờ chiến tranh khốc liệt, chúng tôi có thể hy sinh bất cứ lúc nào, nên tôi không muốn chuyện tình cảm bị dang dở”. Nhưng rồi lý trí đã không thể thắng được con tim. Trong một lần ông Kiên lên họp, vào giờ nghỉ giải lao, ông Kiên thấy bà Chuyên đang ngồi vót đũa. Ông lấy hết dũng khí lại gần, mạnh dạn nói: “Đằng ấy cho tôi vót đũa với để thành một đôi đũa”. “Lúc đó, tôi nghĩ câu nói đùa của mình sẽ bị bà ấy từ chối, ấy vậy mà bà ấy đồng ý liền. Tôi mừng thầm và nghĩ cơ hội của mình đã đến. Vừa vót đũa, chúng tôi vừa tâm sự với nhau đủ thứ chuyện cuộc sống, từ chuyện ở chiến trường cho đến chuyện quê nhà. Sau lần đó, bà ấy không đem đôi đũa ra dùng mà cất đi làm kỷ niệm. Lúc này, tôi hiểu rằng Chuyên cũng có tình cảm với tôi”, ông Kiên chia sẻ.

Tình cảm của hai người cứ thế lớn dần trong những năm tháng ở chiến trường, nhưng cả đơn vị lúc đó không ai biết họ là một đôi. Hai người thường xuyên viết thư cho nhau, nội dung chính là báo cáo tình hình công việc, nhưng xen vào đó là những câu tình ý dưới dạng mật mã chỉ hai người mới hiểu. Đến giờ, những bức thư ấy vẫn được ông bà cất giữ cẩn thận. Tháng 10-1972, hai người quyết định báo cáo chỉ huy đơn vị xin tổ chức đám cưới. Lúc bấy giờ, ông Kiên đã chuyển về công tác ở tiểu đoàn xe thuộc Trung đoàn 542, Sư đoàn 473; còn bà Chuyên là quân y của Trung đoàn 529, Sư đoàn 473. Ngày 22-5-1973, đám cưới của họ được tổ chức tại hội trường của Trung đoàn 529 với sự chung vui của đồng đội. Sau đám cưới, hai người được đơn vị cho nghỉ phép 15 ngày để về quê đăng ký kết hôn, gặp mặt hai bên gia đình. Sau kỳ nghỉ phép đó, họ lại phải xa nhau để trở về đơn vị tiếp tục nhiệm vụ.

leftcenterrightdel
 

Ông Nguyễn Kiên và bà Nguyễn Thị Hồng Chuyên xem lại những dòng nhật ký thời chiến tranh.

Ảnh: DUY TIÊN

Cuối năm 1973, bà Chuyên mang thai, trở về quê chồng ở Hưng Yên chờ ngày sinh nở. Tháng 8-1974, bà sinh người con gái đầu lòng mà không có chồng ở bên cạnh động viên, chăm sóc. “Lúc ấy dẫu chạnh lòng nhưng để chồng yên tâm công tác, trong thư tôi không nhắc đến những khó khăn phải trải qua mà chủ yếu viết những điều tích cực và động viên chồng giữ gìn sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ nơi chiến trường, sớm đoàn tụ với gia đình. Nhận được thư của tôi báo tin “mẹ tròn con vuông”, chồng tôi mừng lắm. Ông ấy viết thư về động viên mẹ con tôi và mong đất nước thống nhất, cả nhà được sum họp trong niềm vui, hạnh phúc”, bà Chuyên kể với niềm xúc động.

Đến năm 1976, ông Kiên mới được về thăm gia đình; khi đó, con gái đã 2 tuổi. Năm 1981, bà Chuyên sinh người con thứ hai là con trai. Lần này, ông Kiên được đơn vị cho nghỉ phép 10 ngày về thăm vợ con. Đến nay đã gần 50 năm nên duyên vợ chồng, hai ông bà vẫn luôn quan tâm, dành cho nhau tình cảm yêu thương, trân trọng. Hai người con của ông bà đã trưởng thành và có gia đình riêng. Mỗi lần đại gia đình sum họp, vợ chồng ông lại kể về những kỷ niệm thời chiến tranh với mong muốn con cháu cố gắng lao động, học tập giỏi, rèn luyện sức khỏe, trở thành người có ích cho xã hội, cống hiến cho đất nước.

LA DUY

 

 

Tag(s): đôi đũa Nguyễn KiênNguyễn Thị Hồng Chuyên

Thông báo

Bạn đã gửi bình luận thành công.Bình luận của bạn sẽ được quản trị duyệt trước khi hiển thị! Đóng

Thông báo

Bình luận của bạn chưa được gửi đi. Vui lòng thử lại! Đóng Ý kiến của bạn Hiển thị: Nội dung Họ và tên Email Nội dung Mã bảo mật capchaGenerate New Image

Type the code from the image

GỬI TÒA SOẠN Các tin khác
  • QĐND HẰNG NGÀY
  • QĐND CUỐI TUẦN
  • QĐND TIẾNG ANH
  • QĐND TIẾNG TRUNG
  • QĐND TIẾNG LÀO
  • QĐND TIẾNG KHMER
Đọc báo in Đọc báo in Quân khu - Quân chủng
  • Quân khu 1
  • Quân khu 2
  • Quân khu 3
  • Quân khu 4
  • Quân khu 5
  • Quân khu 7
  • Quân khu 9
  • BTL Thủ đô Hà Nội
  • Quân chủng Hải quân
  • Bộ đội Biên phòng
  • Quân chủng Phòng không - Không quân
viettell thuong hieuviettell dich vu © 2015 Bản quyền thuộc Báo Quân đội nhân dân Tổng biên tập: Thiếu tướng ĐOÀN XUÂN BỘ Các Phó tổng biên tập: Đại tá NGÔ ANH THU,  Đại tá TRẦN ANH TUẤN (Phụ trách nội dung), Đại tá LÊ NGỌC LONG, Đại tá NGUYỄN HỒNG HẢI Trưởng phòng Biên tập Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng: Đại tá NGUYỄN ĐÌNH XUÂN Giấy phép mở chuyên trang số: 48/GP-CBC ngày 10-6-2021 Toà soạn: Số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội Điện thoại: (84 - 24) 3733 3598 Fax : (84 - 24) 3747 4913 E-mail : skncbqd@gmail.com     go top

Từ khóa » Giải Nghĩa Từ Vót