Từ Hán Việt Là Gì? Sử Dụng Từ Hán Việt đúng Cách
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm từ Hán Việt
Theo cách hiểu thông thường: Từ Hán Việt là những từ gốc Hán, được phát âm theo âm Hán Việt, là sản phẩm Việt hóa các yếu tố gốc Hán.
Với tư cách là một thuật ngữ ngôn ngữ học: Từ Hán Việt là những từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt, còn gọi là từ Việt gốc Hán.
2. Những biện pháp việt hóa từ ngữ gốc hán chủ yếu
a. Từ ngữ Hán được vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, chỉ Việt hóa âm đọc.
Những từ ngữ Hán được vay mượn vẫn giữ nguyên kết cấu, ý nghĩa cơ bản ngoài những từ đơn như: tâm, tài, mệnh, phú v.v… thường là từ ghép song âm và rải ra khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ quá khứ đến hiện tại ví dụ: đế vương, khanh tướng, đại thần, nhân dân, quần chúng, chủ tịch, thủ tướng, nội các, văn chương, khoa cử, trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, cử nhân, tú tài, dân chủ, xã hội, cai trị, trị vì, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, chỉ huy, tác chiến, công sự, chinh chiến, xuất chinh, chinh phu, chinh phụ, chinh phục, chuyên môn, chuyên chính, chuyên dụng, chuyên nghiệp v.v…
Biện pháp này tạo ra một số lượng lớn từ Hán Việt.
b. Từ ngữ Hán được giữ nguyên nghĩa, thay đổi hình thức cấu tạo, âm thanh.
– Rút gọn các yếu tố trong cấu tạo từ.
Ví dụ:
Thừa trần (nghĩa đen là “hứng bụi – một bộ phận kiến trúc ngăn cách không gian nhà ở với mái nhà”) thành trần (nhà).
Lạc hoa sinh thành lạc (cây lạc, củ lạc).
– Đảo vị trí các yếu tố trong cấu tạo nội bộ từ ghép.
Ví dụ:
nhiệt náo (Hán) thành náo nhiệt (Việt)
thích phóng (Hán) thành phóng thích (Việt)
cáo tố (Hán) thành tố cáo (Việt)
thương tang (Hán) thành tang thương (Việt)
– Hoặc thay đổi các yếu tố trong một từ, một ngữ.
Ví dụ:
nhất cử lưỡng đắc (Hán) thành nhất cử lưỡng tiện (Việt)
an phận thủ kỉ (Hán) thành an phận thủ thường (Việt)
cửu tử nhất sinh (Hán) thành thập tử nhất sinh (Việt).
c. Từ ngữ Hán được giữ nguyên hình thức cấu tạo từ nhưng có sự thay đổi về nghĩa.
– Đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa
Ví dụ:
phương phi (Hán) vốn nghĩa là “hoa cỏ thơm tho”, vào tiếng Việt lại có nghĩa là “béo tốt” (mặt mũi phương phi, người trông phương phi, béo tốt) .
khôi ngô (Hán) vống nghĩa là ” người to lớn , cao lớn”, vào tiếng Việt có nghĩa “mặt mũi sáng sủa dễ coi” (gương mặt khôi ngô)
đinh ninh (Hán) vốn có nghĩa “dặn dò, nói đi nói lại, dặn đi dặn lại”, ta thêm nghĩa “tin chắc, yên trí”, “không thay đổi” ( cứ đinh ninh là nó còn đang ở nhà; Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn, Những lời hò hẹn vẫn còn đinh ninh. – ca dao), trong khi đó nghĩa “nhắc đi nhắc lại, nói đi nói lại cho nhớ, cho in sâu vào tâm khảm…” vẫn được dùng (Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Đinh ninh hai mặt một lời song song – Truyện Kiều).
– Cũng có trường hợp, từ ngữ Hán vừa bị rút gọn lại vừa bị đổi nghĩa không còn giữ lại nét nghĩa nào vốn có trong Hán ngữ, ví dụ như: lang bạt kì hồ (Hán) chẳng hạn, vốn là một câu thơ trong Kinh Thi, được rút gọn lại và mang một nghĩa chuyển rất xa trong tiếng Việt (cuộc đời lang bạt).
– Có những từ ngữ Hán vào tiếng Việt đã chuyển đổi màu sắc tu từ.
Ví dụ:
thủ đoạn (Hán) vốn không có hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như: “cách thức, biện pháp, phương cách…”, nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, “thủ đoạn” mang hàm ý xấu: “mánh khóe khôn ngoan và xảo trá, ác độc” (thủ đoạn bóc lột, thủ đoạn lừa đảo, một kẻ rất thủ đoạn v.v…)
dã tâm trong tiếng Hán cũng không hàm ý xấu tốt, chỉ có nghĩa tương tự như: “khát vọng” nhưng với tư cách là một từ Hán Việt, dã tâm lại có hàm ý xấu: “lòng dạ hiểm độc” (dã tâm đen tối của kẻ thù) .
Những từ gốc Hán được vay mượn không nhất thiết chỉ nhằm mục đích khỏa lấp chỗ trống do tiếng Việt còn thiếu từ tương ứng mà còn nhằm làm phong phú thêm sắc thái biểu cảm, tạo ra một phong thái trang trọng, tinh tế, uyển chuyển khi cần thiết hoặc tăng cường tính khái quát, trừu tượng hóa qua từ được dùng. Hiện tượng này có thể dễ dàng nhận thấy qua sự đối chiếu những từ Việt sẵn có và từ gốc Hán được vay mượn có quan hệ đồng nghĩa.
Ví dụ:
“vợ” và phu nhân
“mẹ” và thân mẫu, cụ bà thân sinh
“mẹ vợ” và nhạc mẫu
“bố” và thân phụ, cụ ông thân sinh
“bố vợ” và nhạc phụ
“lấy vợ lấy chồng” và kết hôn, thành thân
“đám cưới” và hôn lễ
“đàn bà” và phụ nữ, nữ giới
“trẻ con” và nhi đồng
“đàn ông” và nam giới “xác chết” và tử thi, thi hài
“ăn mày” và hành khất
“núi sông” và giang sơn, sơn hà.
d. Dùng từ Hán được vay mượn như những yếu tố tạo từ Hán Việt
Những từ được tạo ra bằng biện pháp này gồm hai loại:
– Cả hai yếu tố tạo thành từ ghép đều là gốc Hán, ví dụ: sản xuất, sĩ diện, luận án,linh động, y tá, y tế, dược tá, trạm xá, chánh văn phòng, phó văn phòng, quả tình, hành ….
– Trong hai yếutố tạo thành từ ghép, một yếu tố là Việt, ví dụ: bao gồm, bồi đắp, sống động, thanh vắng, bao bọc, chối từ, binh lính, chân thật…
e. Chuyển dịch, sao phỏng các từ ngữ gốc Hán nhằm xây dựng và bổ sung vốn từ tiếng Việt.
Ví dụ: thiên địa (thuở trời đất), phong trần (gió bụi), hồng nhan (khách má hồng), thương (ông xanh), cửu trùng (chín tầng), thiên hạ (nước), nhung y (áo nhung), vũ thần (quan võ), tải đạo (chở đạo).
Ngày nay, biện pháp sao phỏng này vẫn được dùng để Việt hóa sâu hơn nữa những từ ngữ gốc Hán. Có thể nêu một số ví dụ như sau:
thiết lộ/ đường sắt, khí xa/ xe hơi, hỏa tiễn/ tên lửa, phi cơ/ máy bay, phi trường /sân bay, nhãn khoa/ khoa mắt, niêm mạc/ màng nhầy, đoạn mại/ bán đứt, giác ngạn/ bến giác (chữ nhà Phật), trung tu/ sửa chữa vừa, đại tu/ sửa chữa lớn, độc giả/ bạn đọc, khán giả/ người xem, thượng bán niên/ nửa năm đầu, hạ bán niên / nửa năm cuối, thúc thủ/ bỏ tay, nhược tiểu/ nhỏ yếu, đa số/ số đông, thiểu số/ số ít, sơ bộ/ bước đầu, thâm nhập/ đi sâu v.v…
Có thể coi những cặp từ được nêu làm ví dụ trên đây là những cặp từ đồng nghĩa hoàn toàn, có thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp. Và sự lựa chọn của người bản ngữ hiện nay là nghiêng về phí những từ mang nhiều sắc thái Việt hơn ( ví dụ giữa hỏa xa và “xe lửa” thì chọn “xe lửa”; thiết lộ và “đường sắt” thì chọn “đường sắt”).
Có một số vấn đề cần lưu ý ở đây là: khuynh hướng lựa chọn nói trên cố nhiên sẽ được điều chỉnh trong những trường hợp cần phải cân nhắc tới màu sắc tu từ ( ví dụ như khi cần lựa chọn để sử dụng cho phù hợp những cặp từ đồng nghĩa: phụ nữ/ đàn bà, phu nhân / vợ v.v…) hoặc trong những khuôn khổ nhất định của yêu cầu biểu đạt, đặc biệt là trong các văn bản mang phong cách khoa học, như ” tình nhân loại” thì được chấp nhận, còn nếu chuyển thành “tình loài người” thấy rất ngây ngô và ý nghĩa cũng không thật hoàn hảo, mặc dù ở những chỗ khác, nhân loại có thể chuyển thành loài người.
3. Lỗi thường gặp trong sử dụng từ Hán Việt.
a. Lỗi về cấu tạo từ
Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ và từ Hán Việt cũng mang đặc điểm này. Trong quá trình sử dụng, phải lưu ý dùng đúng về mặt âm thanh và cấu tạo từ đã được cộng đồng quy ước.
Để tránh lỗi về cấu tạo từ, cần tránh:
– Tự cải biến cấu tạo của từ
Các biện pháp Việt hóa từ ngữ gốc Hán đều tạo ra một số lượng hữu hạn từ Hán Việt và các từ Hán Việt rất ổn định về mặt cấu tạo. Việc tự ý thay đổi cấu trúc từ sẽ dẫn đến sự sai lệch cả về cấu trúc lẫn ngữ nghĩa.
Ví dụ 1. Trên một tờ báo của ngành truyền thông đại chúng có một câu như sau:
Đây là một sản phẩm gốm nung có các văn hoa sặc sỡ.
Văn hoa xuất hiện ở câu này không đúng chỗ, vì văn hoa và hoa văn tuy đảo vị trí các âm tiết như chức viên với viên chức nhưng nghĩa của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Hoa văn là hình trang trí có tính đặc thù của các dân tộc người, thường vẽ, dệt, khắc, chạm trên đồ vật: hoa văn trống đồng, hoa văn trên thổ cẩm của người Thái; còn văn hoa có nghĩa “văn vẻ, hoa mĩ”, ví dụ như: lời lẽ văn hoa. Như vậy, trong câu trích dẫn trên kia, nên dùng hoa văn sẽ đúng hơn.
Qua câu văn được trích dẫn, có thể đưa ra một vài nhận xét liên quan đến vấn đề Việt hóa từ ngữ Hán vay mượn và vấn đề dùng cho đúng từ Hán Việt như sau:
Như chúng ta đều đã biết, một trong những biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán được vay mượn là đảo vị trí các yếu tố tạo thành từ ghép song âm tiết, (nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa) ví dụ như: lệ ngoại (H)/ ngoại lệ (V), động dao (H)/ dao động (V), cứu cấp (H)/ cấp cứu, chức viên (H)/ viên chức (V), nội hướng (H)/ hướng nội (V), ngoại hướng (H)/ hướng ngoại (V), cải hoán (H)/ hoán cải (V), trừ ngoại (H)/ ngoại trừ (V), khai triển (H)/ triển khai (V) v.v… Nhưng, sự thay đổi này cũng có giới hạn và cần lưu ý đến những trường hợp đảo vị trí sẽ dẫn đến những ý nghĩa khác, hoặc một từ khác, kiểu như: vãng lai khác lai vãng.
– Tự tạo từ Hán Việt bằng cách lắp ghép
Tạo ra từ mới là việc làm cần thiết để phát triển vốn từ. Tuy nhiên, từ mới phải được hình thành theo những quy tắc nhất định và phải được cộng đồng sử dụng ngôn ngữ chấp nhận.
Ví dụ: Tác quyền là một từ mới được hình thành trên cơ sở kết hợp nghĩa của hai từ tác giả và quyền. Tác quyền có nghĩa là “quyền tác giả”. hoặc vốn pháp định là một từ được hình thành trên cơ sở nghĩa của 3 từ: vốn, pháp luật, quy định.
Trong thực tế, có nhiều tổ hợp từ được hình thành theo kiểu lắp ghép và kết quả là không được chấp nhận khi sử dụng.
Ví dụ: Trong hệ thống từ Hán Việt, có nhiều từ được cấu tạo theo dạng Đa + x, Ví dụ như: đa tài, đa tình, đa sầu, đa cảm, đa thê, đa hệ… với đa có nghĩa là “nhiều“. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự kết hợp nào của đa với một yếu tố khác cũng có thể chấp nhận được. Chẳng hạn có người viết Bà chủ quán là một người đa chồng thì đa chồng là một sự kết hợp sai, là một sự lắp ghép không được chấp nhận, nó là một sự lắp ghép không cần thiết, chỉ làm cho tiếng Việt thêm mù mờ, tối nghĩa. Trong trường hợp này chỉ có thể dùng cụm từ thuần Việt lắm chồng, nhiều chồng. Còn từ Hán Việt tương đương đa phu chỉ được dùng trong ngành Nhân loại học văn hóa, không được dùng trong trường hợp chỉ một người cụ thể.
– Không nắm rõ hình thức vốn có của từ.
Mỗi từ Hán Việt thường có một hình thức cấu tạo n hất định. Tuy nhiên, khi sử dụng có từ bị đọc nhầm âm.
Ví dụ: Tham quan thường bị nhầm thành thăm quan.
Tham quan là một từ Hán Việt đã được mượn từ lâu. Trong tiếng Hán, tham có hai nghĩa và được mượn vào tiếng Việt trong hai dãy từ phái sinh khác nha u. Với nghĩa “tham gia”, tham có mặt trong các từ Hán Việt: tham chiến, tham chính, tham dự, tham gia, tham luận… Với nghĩa “tham khảo”, tham có mặt trong : tham bác, tham khảo, tham quan, tham vấn… Trong tiếng Việt tham quan có nghĩa “xem nhìn tận nơi để thêm hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm”. Nghĩa đầy đủ của tham quan không được phản ánh trong thăm quan, vì thăm chỉ là “đến hỏi han, xem xét để biết tình hình”. Dùng Thăm quan thay cho tham quan là sai. Và nếu nói:
- Tổ chức đi tham quan là đúng
- Tổ chức đi thăm quan là không đúng
Hoặc các tổ hợp dưới đây cũng bị coi là sai về mặt hình thức cấu tạo:
- Liệt vị
- Đơn phương độc mã
- Bệnh mãn tính
- Sáng lạn, sán lạn
- Hoạch toán Trìu tượng Đảo ngũ
– Nhầm lẫn các từ gần âm
- bàn hoàn – bàng hoàng
- bàng quang – bàng quan
- bao biện – ngụy biện
- …
b. Lỗi về nghĩa
Cũng như từ thuần Việt, nghĩa là một mặt rất quan trọng của từ Hán Việt. Nghĩa này được quy ước và được sử dụng thống nhất trong cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là một lớp từ vay mượn bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau nên việc hiểu đúng nghĩa của từ để sử dụng lại là một vấn đề còn nhiều khó khăn. Sự nhầm lẫn về nghĩa của từ dẫn đến sử dụng không đúng ngữ cảnh giao tiếp.
Ví dụ:
Từ cứu cánh có nghĩa là “mục đích”, nhưng trên thực tế lại có rất nhiều người dùng với nghĩa “cứu giúp”. Vì vậy, có cách dùng: Tập tài liệu này là cứu cánh cho các sinh viên trong kỳ thi. Và cách dùng đó là sai.
Cam lai có nghĩa là “ngọt lại“, nhưng có người hiểu nghĩa là “cam lai ghép“.
Chẳng hạn, thơ Bác có viết:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai”.
thì cam lai ở đây được hiểu là cuộc sống hạnh phúc, sung sướng đã quay trở lại với con người.
Hoặc có cách dùng từ bao biện với nghĩa là “dùng những lập luận có vẻ như hợp lí nhưng thật ra là sai lầm để tranh cãi trong một vấn đề” trong câu: Nói như thế là bao biện, sự thật không phải như vậy.
Trong khi đó, nghĩa của từ bao biện là “Ôm đồm làm cả việc thuộc phận sự của người khác, khiến người có trách nhiệm không phát huy được sáng kiến ”. Ở câu trên, phải dùng từ ngụy biện mới chính xác về nghĩa: “Nói như thế là ngụy biện, sự thật không phải như vậy.”
c. Lỗi về phong cách
Từ Hán Việt có tính chất tĩnh, ít gợi hình ảnh, ổn định về nghĩa và đặc biệt có tính trang trọng, nghiêm túc. Do đó, nó phù hợp với các phong cách ngôn ngữ gọt rũa như phong cách ngôn ngữ hành hính, phong cách ngôn ngữ chính luận…Riêng đối với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hoặc ngôn ngữ văn chương nghệ thuật, tỉ lệ từ Hán Việt xuất hiện ít hơn vì hai phong cách ngôn ngữ này đòi hỏi từ ngữ cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh. Khi sử dụng, nên lưu ý tới đặc điểm này để tránh lỗi.
Ví dụ: Trong khẩu ngữ, không nên nói: Họ tương trợ nhau vượt qua khó khăn.
Nên nói: Họ giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn
Hoặc trong văn bản hành chính lại nên viết: Dự trù kinh phí tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam.
mà không nên viết: Dự trù tiền tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam.
d. Lạm dụng từ Hán Việt.
Mặc dù từ Hán Việt là một lớp từ rất quan trọng, song không nên lạm dụng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp không chú ý đến yêu cầu này khiến văn bản trở nên mơ hồ, khó hiểu thậm chí bị sai lệch trong việc hiểu nội dung văn bản.
Chỉ dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt không có hoặc không biểu đạt được ý nghĩa. Tránh dùng những từ Hán Việt cổ hoặc không thông dụng gây mơ hồ về nghĩa hoặc sai lệnh nội dung văn bản.
Ví dụ: Không nên dùng: Học hiệu đã triển khai nhiệm vụ năm học mới
mà nên dùng: Nhà trường đã triển khai nhiệm vụ năm học mới.
hoặc nên dùng: Chúng tôi đón Đoàn tại Sân bay Quốc tế Nội Bài.
mà không nên dùng: Chúng tôi đón Đoàn tại Phi trường Quốc tế Nội Bài.
4. Một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt
– Dùng từ Hán Việt đúng âm, đúng nghĩa.
– Dùng từ đúng phong cách ngôn ngữ.
– Tránh lạm dụng từ Hán Việt.
– Đối với các cặp từ Hán Việt và thuần Việt đồng nghĩa, cần thấy rằng bên cạnh sự giống nhau, giữa chúng vẫn có 3 điểm khác nhau:
+ Khác nhau về sắc thái ý nghĩa
+ Khác nhau về sắc thái biểu cảm
+ Khác nhau về màu sắc phong cách.
– Cần phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa các từ Hán Việt gần âm, đồng âm.
– Với các từ Hán Việt bị biến nhiều âm đọc khác nhau, cần căn cứ vào từ điển để lựa chọn âm đọc đúng.
– Dùng từ Hán Việt đúng hoàn cảnh, đối tượng, nội dung và đích giao tiếp.
5. Mở rộng vốn từ Hán Việt
1. Các yếu tố chỉ số
- Nhất : một (nhất thời, hợp nhất, độc nhất…); nhất còn có nghĩa là ở vị trí trên hết trong sự sắp xếp (giải nhất, nhất hạng…)
- Nhị: hai (nhị diện, nhị thể, độc nhất vô nhị…)
- Tam : ba (tam cấp, tam giác, tam thể...)
- Tứ: bốn (tứ thời, tứ diện, tứ ..)
- Ngũ: năm (ngũ quả, ngũ hành… )
- Lục: sáu (thơ lục bát, lục giác, lục lăng…)
- Thất: bảy (thất điên bát đảo, song thất lục bát)
- Bát: tám (bát giác, bát diện…)
- Cửu: chín (bảng cửu chương, cửu tuyền…)
- Thập: mười (thập phân, khách thập phương, đàn thập l ục, thập tự…)
- Bách: trăm (bách chiến bách thắng, bách phát bách trúng, vườn bách thú…)
- Thiên: nghìn (thiên niên kỉ, thiên lí mã, thiên biến vạn hóa…)
2. Các yếu tố chỉ màu sắc
- Bạch: trắng (bạch cầu, chuột bạch…)
- Hoàng: vàng (hoàng anh, hoàng cúc…)
- Hồng: đỏ (hồng kì, hồng cầu, hồng ngọc…)
- Hắc: đen (hắc ín, hắc ám…)
- Thanh: xanh (thanh thiên, thanh vân…)
- Ô: đen (ngựa ô, ô ..)
3. Các yếu tố chỉ cây cối và bộ phận cây cối
- Diệp: lá (diệp lục, vàng diệp… )
- Căn: rễ (căn bản, thâm căn cố đế...)
- Chi: cành (chi tiết, kim chi ngọc diệp...)
- Thụ: cây (cổ thụ, đại thụ…)
- Mộc: cây gỗ (mộc nhĩ, thuyền độc mộc…)
- Thảo: cỏ (thảo nguyên, thảo mộc…)
4. Các yếu tố chỉ cảnh vật tự nhiên
- Thiên: trời (thiên tài, thiên tai, bắn chỉ thiên…)
- Địa: đất (địa hình, địa danh, địa đạo…)
- Hải: biển (hải cảng, hải sản, hải quân…)
- Dương: biển lớn (Thái Bình Dương, tuần dương hạm, viễn dương…)
- Hà: sông (hà lưu, sơn hà, hà khẩu…)
- Giang: sông lớn (giang sơn, trường giang, tràng giang đại hải… )
- Sơn: núi (sơn cầm, sơn cước, sơn lâm, sơn thủy…)
- Lâm: rừng (lâm nghiệp, lâm sản, kiểm lâm...)
- Điền: ruộng (điền chủ, điền viên, công điền…)
- Dã: đồng nội, nơi cách dân cư tương đối Ví dụ: ( dã chiến, việt dã…)
- Viên: vườn (công viên, điền viên, thảo cầm viên…)
- Đạo: đường (thủy đạo, xích đạo…)
- Lộ: đường (đại lộ, quốc lộ, lộ trình…)
- Ngạn: bờ (tả ngạn, hữu ngạn…)
- Nhật: mặt trời (nhật thực, nhật nguyệt…), nhật còn có nghĩa là ngày (nhật kí, cách nhật, sinh nhật…)
- Nguyệt: trăng (nguyệt thực, vọng nguyệt, đàn nguyệt...), nguyệt còn có nghĩa là tháng (nguyệt phí…)
- Tinh: sao, thiên thể (tinh cầu, hỏa tinh, vệ ..)
- Vân: mây (thanh vân, phù vân… )
5. Các yếu tố chỉ tổ chức xã hội
- Quốc: nước (quốc kì, quốc huy, ái quốc. )
- Gia: nhà (gia chủ, gia tài, tang gia. )
- Tộc: họ; cộng đồng người có tên gọi, địa lí cư trú, ngôn ngữ, văn hóa riêng (tộc trưởng, dân tộc, đại tộc……………. )
- Hương: làng (hương xã…), quê hương (đồng hương, cố hương… )
- Thị: chợ (thị trường, nhất cận thị nhị cận giang. )
- Hiệu: trường (hiệu trưởng, giám hiệu. )
- Nghệ: nghề (công nghệ, mĩ nghệ)
- Nghiệp: nghề, công việc lớn lao (chuyên nghiệp, đồng nghiệp, thương nghiệp…). Nghiệp còn có nghĩa là sự học (tốt nghiệp, tu nghiệp. ) lại còn có nghĩa là tài sản (sản nghiệp, nghiệp chủ……………… )
6. Các yếu tố chỉ quan hệ thân thuộc và quan hệ xã hội
- Phụ, cha (phụ mẫu, phụ hệ…) Phụ còn dùng để xưng hô đối với đàn ông thuộc lớp trên ( phụ huynh, phụ lão, sư phụ……………… )
- Mẫu: mẹ (mẫu giáo, bảo mẫu…) Mẫu còn có nghĩa là cái chính, cái lớn (mẫu hạm, mẫu số )
- Huynh: anh (huynh đệ, huynh trưởng.. )
- Đệ: em trai hoặc người đàn ông ít tuổi hơn (hiền đệ..). Đệ còn dùng để xưng hô nam giới cùng lứa nhưng ít tuổi hơn ( đồ đệ, sư đệ.. )
- Phu: chồng (vọng phu, vũ phu…). Phu còn có nghĩa là người đàn ông ở tuổi thành niên (sĩ phu, nông phu.. )
- Thê: vợ (thê nhi, bầu đàn thê tử.. )
- Tử: con (quý tử, đệ tử…). Tử còn dùng làm yếu tố đứng sau để cấu tạo từ có nghĩa là thành phần, cái, con, người (phần tử, nguyên tử..)
- Tôn: cháu (trưởng tôn, đích tôn.. )
- Hữu: bạn (chiến hữu, hữu nghị.. )
- Bằng: bạn (bằng hữu, thân bằng cố hữu...)
- Vương, đế, hoàng, quân: vua (vương cung, đế đô, hoàng hậu, quân chủ…)
- Bộc: đầy tớ (lão bộc, nô bộc…)
7. Các yếu tố chỉ thời gian
- Niên: năm (niên khóa, tất niên, thâm niên…). Niên còn có nghĩa là tuổi (thanh niên, thiếu niên…)
- Nguyệt: tháng (nguyệt phí, nguyệt báo…). Nguyệt còn là trăng (Nguyệt thực).
- Nhật: ngày (nhật ký, sinh nhật…). Nhật còn là mặt trời (Nhật thực)
- Tuần: thời gian gồm 10 ngày (tháng có ba tuần) (thượng tuần, trung tuần, hạ tuần…). Tuần còn có nghĩa là khoảng thời gian 10 năm (lục tuần – 60 tuổi, ngũ tuần – 50 tuổi….). Tuần còn có nghĩa là thời gian bảy ngày (tuần lễ...). Tuần lại còn có nghĩa thời kì (tuần trăng mật…).
- Dạ: đêm (dạ hương, dạ hội, dạ quang…).
8. Các yếu tố chỉ không gian.
- Thượng: trên. Ví dụ: thượng lưu, thượng lệnh, sân thượng, phạm t hượng… Thượng còn là tiếng để tôn xưng vua chúa. Ví dụ: hoàng thượng, chúa thượng… Ngoài ra thượng còn có nghĩa là lên. Ví dụ: thượng lộ bình an…
- hạ: dưới. Ví dụ : hạ lưu, hạ tầng, thiên hạ… Hạ còn có nghĩa xuống, đưa xuống. Ví dụ: hạ lệnh, hạ thấp, hạ giá…
- ngoại: ngoài, nước ngoài. Ví dụ: ngoại bang, ngoại khóa, ngoại xâm, đối ngoại… Còn nghĩa là thuộc dòng mẹ. Ví dụ: bà ngoại…
- trung: giữa. Ví dụ: trung bộ, trung thu, trung gian, tập trung… Trung còn có nghĩa là Ví dụ: không trung. Ngoài ra trung (tính từ) có nghĩa là ở mức giữa, mứcvừa. Ví dụ: trung học, trung đoàn…
- tả: bên trái. Ví dụ: tả ngạn, tả biên. .. Tả còn có nghĩa về chính trị, tư tưởng có chủ trương tiến bộ. Ví dụ: phái tả, cánh tả… Còn có nghĩa là có chủ trương quá khích. Ví dụ: quá tả….
- hữu:bên phải. Ví dụ: hữu ngạn… Còn có nghĩa về tư tưởng chính trị có chủ trương bảo thủ, phản động. Ví dụ: phái hữu, hữu khuynh...
- tiền: phía trước. Ví dụ: tiền tuyến, tiền đạo, mặt tiền… Tiền còn có nghĩa là trước về thời gian. ví dụ: tiền nhân, tiền bối…
- hậu: phía Ví dụ: hậu vệ, hậu bị… Hậu còn có nghĩa là sau về thời gian. Ví dụ: tối hậu thư, hậu sinh khả úy…
- biểu: bề ngoài, bên ngoài. Ví dụ: biểu bì… Biểu còn có nghĩa là thể hiện ra bên ngoài. Ví dụ: biểu diễn, biểu đạt, biểu dương…
9. Các yếu tố chỉ vật dụng
- thư: sách. Ví dụ: thư viện, thư mục… Thư còn có nghĩa là giấy truyền tin, tình cảm đến người khác. Ví dụ: viết thư… Lại còn có nghĩa là giấy tờ. Ví dụ: chứng minh thư, văn thư…
- xa: xe. Ví dụ: xa lộ, chiến ..
- kế: dụng cụ đo lường. Ví dụ: lực kế, phong kế… Kế còn có nghĩa là tính toán, đo lường. Ví dụ: kế toán, thiết kế…
- cụ: đồ dùng. Ví dụ: dụng cụ, nhạc cụ, y cụ…
- phẩm : hàng hóa. Ví dụ: dược phẩm, tặng phẩm, hóa phẩm…
- đăng: đèn. Ví dụ: hải đăng, ảo đăng...
- cầm: đàn. Ví dụ: phong cầm, vĩ cầm…
- y: áo, quần áo nói chung. Ví dụ: y phục...
- hóa: hàng mua bán, trao đổi. Ví dụ: bách hóa, hàng hóa, ngoại hóa, hóa đơn…
- đường: nhà. Ví dụ: an dưỡng đường, giáo đường...
- xá: nhà. Ví dụ: bệnh xá, ký túc xá…
10. Các yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái
- thực: ăn. Ví dụ: thực phẩm, thực quản, bội thực, tuyệt thực…
- thuyết: nói, giảng, giải cho người ta rõ, làm cho người ta theo. Ví dụ: thuyết phục, diễn thuyết…
- đàm: nói chuyện. Ví dụ: đàm luận, hội đàm…
- độc: đọc. Ví dụ: độc giả…
- tiếu: cười. Ví dụ: tiếu lâm…
- thính: nghe. Ví dụ: thính giác, dự thính…
- khán: xem. Ví dụ: khán giả, khán đài…
- kiến: nhìn thấy, Ví dụ: chứng kiến, kiến tập…. Kiến còn có nghĩa là gặp. Ví dụ: tiếp kiến, yết kiến…
- thị: nhìn. Ví dụ: thị giác, thị lực, cận thị… Thị còn có nghĩa là Ví dụ: giám thị….
- quan: xem, nhìn. Ví dụ: quan sát, quan trắc, lạc ..
- sát: xem xét. Ví dụ: trinh sát, kiểm sát…
- vọng: nhìn ra nơi Ví dụ: kính viễn vọng, lầu vọng nguyệt… Vọng còn có nghĩa là mong mỏi, trông mong. Ví dụ: khát vọng, hy vọng, ước vọng…
- xúc: chạm phải. Ví dụ: xúc giác, tiếp xúc…
- hỉ: mừng. Ví dụ: báo hỉ, hoan hỉ, song hỉ…
- nộ: tức giận. Ví dụ: phẫn nộ, thịnh nộ….
- ái: yêu, thương. Ví dụ: ái quốc, tình ái…
- ai: buồn thương. Ví dụ: bi ai, ai oán…
- lạc: Ví dụ: lạc quan, hoan lạc…
- tri: biết. Ví dụ: tiên tri, vô ..
- úy: sợ. Ví dụ: úy tử thám sinh, hậu sinh khả úy….
- tín: tin. Ví dụ: tín đồ, tín ngưỡng, tín nhiệm…
- vấn: hỏi. Ví dụ: vấn đáp, vấn tội, nghi vấn….
- ký: ghi. Ví dụ: ký hiệu, tốc ký… Ký còn có nghĩa là nhớ. Ví dụ: ký ức…
- niệm: nhớ. Ví dụ: tưởng niệm, tâm niệm..
- giám: theo dõi kiểm tra, đôn đốc. Ví dụ: giám khảo, giám sát...
- tưởng: nghĩ. Ví dụ: ảo tưởng, suy tưởng… Tưởng còn có nghĩa là nhớ. Ví dụ: hồi tưởng, tưởng nhớ…
- cáo: cho biết. Ví dụ: báo cáo, quảng cáo, thông cáo….
- hiếu: ham. Ví dụ: hiếu học, hiếu thắng….
- tử: chết. Ví dụ: cảm tử, báo tử….
- sinh: sống. Ví dụ: sinh mạng, sinh vật…
- tồn: còn. Ví dụ: bảo tồn, tồn ..
- vong: mất. Ví dụ: diệt vong, vong quốc…
- hữu: có. Ví dụ: hữu ích, hữu hiệu….
- vô: không có. Ví dụ: vô hạn, vô ích…
- phi: trái với, không phải. Ví dụ: phi pháp, phi đạo đức…
- trưởng: lớn lên. Ví dụ: trưởng thành, sinh trưởng…
- đắc: được. Ví dụ: đắc thắng, đắc kế, đắc ý, đắc đạo….
- thất: mất. Ví dụ: thất học, thất nghiệp, thất tình, thất thoát.
- cư: ở. Ví dụ: cư trú, cư dân... Cư còn có nghĩa là chỗ ở. Ví dụ: an cư lạc nghiệp, cổ cư…
- phi: Ví dụ: phi đội, phi công… Phi còn có nghĩa là nhanh như bay. Ví dụ: phi báo, song phi….
- tẩu: chạy. Ví dụ: bôn tẩu...
- xuất: ra. Ví dụ: xuất huyết, xuất trận… Xuất còn có nghĩa đưa Ví dụ: xuất quỹ, xuất trình….
- nhập: vào. Ví dụ: nhập học, thu nhập… Nhập còn có nghĩa đưa vào. Ví dụ: nhập kho…
- lai: đến, lại. Ví dụ: lai vãng, tương..
- li: rời. Ví dụ: li biệt, chia ..
- vãng: Ví dụ: vãng lai… Vãng còn có nghĩa là đã qua, về trước. Ví dụ: dĩ vãng…
- khứ: đi. Ví dụ: khứ hồi, quá khứ…
- hồi: trở lại. Ví dụ: hồi hương, thu hồi…
- ngộ: gặp. Ví dụ: ngộ nạn, hội ngộ…
- tòng: theo. Ví dụ: tòng quân, lực bất tòng tâm...
- tùng: theo. Ví dụ: tùy tùng, phụ tùng….
- giáo: dạy. Ví dụ: giáo viên, giáo dục... Giáo còn có nghĩa là đạo. Ví dụ: giáo đường, Phật giáo…
- huấn: dạy bảo. Ví dụ: huấn luyện, di huấn, giáo huấn…
- canh: cày. Ví dụ: canh tác, thâm canh…. Canh còn có nghĩa là trồng trọt. Ví dụ: định canh, chuyên canh…
- ngư: đánh cá. Ví dụ: ngư dân, ngư cụ….
- mục: chăn súc vật. Ví dụ: mục dân, mục đồng…
- kiến: dựng, lập lên. Ví dụ: kiến quốc, kiến thiết, kiến trúc…
- thiết: tạo ra, xây dựng lên. Ví dụ: thiết lập, thiết kế…
- dưỡng: nuôi. Ví dụ: phụng dưỡng, dinh dưỡng…
- dục: dậy. Ví dụ: đức dục, trí dục…
- tác: làm, tạo ra. Ví dụ: tác giả, công tác…
- hành: làm. Ví dụ: thực hành, hành hung… Hành còn có nghĩa là đi. Ví dụ: hành khách, diễu hành….
- chiến: đánh. Ví dụ: chiến đấu, thiện chiến, chiến thắng…
- đả: đánh. Ví dụ: đả đảo, ẩu đả…
- sát: giết. Ví dụ: sát hại, sát trùng, ám sát…
- kháng: chống lại. Ví dụ: kháng chiến, phản kháng….
- trở: ngăn cản. Ví dụ: trở lực, ngăn trở…
- khai: mở. Ví dụ: khai mạc, khai hội…
- bế: đóng. Ví dụ: bế mạc, khai hội…
- lưu: chảy. Ví dụ: lưu vực, lưu thông… Lưu còn có nghĩa là thông suốt, trôi chảy. Ví dụ: lưu loát, lưu hành.
- triển: mở rộng ra. Ví dụ: triển khai, tiến triển…
- khuếch: mở rộng, làm cho lớn lên, to Ví dụ: khuếch đại, khuếch âm.
- vệ: giữ… Ví dụ: vệ quốc, hậu vệ…
- bảo: chăm sóc, giữ gìn. Ví dụ : bảo mật, bảo tồn… Bảo còn có nghĩa là phụ trách, chịu trách nhiệm. Ví dụ: bảo đảm, bảo trợ…
- tham: dự vào, nhập vào. Ví dụ: tham dự, tham ..
- trợ: giúp đỡ. Ví dụ: cứu trợ, trợ chiến…
11. Các yếu tố chỉ tính chất.
- đại: lớn. Ví dụ: đại lộ, đại thắng, quảng đại… Đại còn có nghĩa là không tường tận, không thật chính xác. Ví dụ: đại khái, đại lược…
- tiểu: nhỏ. Ví dụ: tiểu đội, tiểu thương, nhược tiểu…
- thâm: sâu. Ví dụ: thâm nhập, thâm tâm, thâm thù…
- thiển: cạn, không sâu sắc. Ví dụ: thiển cận, thiển nghĩ…
- cận: gần. Ví dụ: cận thị, lân cận, tiếp cận…
- viễn: xa. Ví dụ: viễn thị, vĩnh viễn...
- cường: mạnh. Ví dụ: cường tráng, cường thịnh…
- nhược: yếu. Ví dụ: nhược điểm, suy nhược…
- nhu: mềm, mềm mỏng. Ví dụ: nhu nhược, nhu mì…
- cương: cứng. Ví dụ: cương quyết, cương trực…
- kiên: bền. Ví dụ: kiên cố, kiên gan, kiên tâm…
- bần: nghèo. Ví dụ: bần hàn, bần khổ, bần nông…
- phú: giàu. Ví dụ: phú ông, phú quý, phong phú…
- minh: sáng. Ví dụ: minh mẫn, hiền minh, thông minh…. Minh còn có nghĩa rõràng. Ví dụ: minh họa, thuyết ..
- ám: tối. Ví dụ: hắc ám, mờ ám….. á còn có nghĩa là kín, không công Ví dụ: ám chỉ, ám sát…
- u: vắng vẻ và thiếu ánh sáng. Ví dụ: u ám, u tối, âm u. U còn có nghĩa là sâu kín, không bộc lộ ra. Ví dụ: u uất, u buồn…
- đa: nhiều. Ví dụ: đa giác, đa mưu, đa số…
- thiểu: ít. Ví dụ: thiểu số, tối thiểu…
- chân: thật. Ví dụ: chân dung, chân lí, chân tình…
- thiện: tốt lành. Ví dụ: thiện cảm, lương thiện, thiện chí…. Thiện còn có nghĩa là giỏi, thành thạo. Ví dụ: thiện chiến, thiện xạ..
- lương: tốt lành. Ví dụ: lương tâm, bất lương…
- mĩ: đẹp. Ví dụ: mĩ quan, mĩ phẩm, mỹ nữ…
- trường: dài, lâu. Ví dụ: trường ca, trường kỳ…
- đoản: ngắn. Ví dụ: đoản kiếm, đoản mệnh…
- vi: rất nhỏ. Ví dụ: vi huyết quản, vi trùng, vi mô….
- vĩ: to lớn. Ví dụ: vĩ đại, vĩ nhân, hùng vĩ, vĩ mô…
- tối: rất, nhất. Ví dụ: tối đa, tối tân, tối hậu thư, tối ưu…
- trọng: nặng. Ví dụ: trọng lượng, trọng tải… Trọng còn có nghĩa là ở mức độ rất cao, rất nặng. Ví dụ: trọng tội, trọng án…
- khinh: nhẹ. Ví dụ: khinh khí cầu, khinh ..
- lão: già. Ví dụ: lão tướng, trường xuân, bất lão…
- ấu: bé, mới Ví dụ: ấu thơ, ấu trùng…
- thiếu: trẻ. Ví dụ: thiếu niên, thiếu thời. …
- nhiệt: nóng. Ví dụ: nhiệt đới, nhiệt huyết, nồng nhiệt…
- hàn: lạnh. Ví dụ: hàn đới, bần hàn, đại hàn…
- ôn: ấm. Ví dụ: ôn đới… Ôn còn có nghĩa là điềm đạm. Ví dụ: ôn tồn…
- quảng: rộng. Ví dụ: quảng đại, quảng cáo, quảng ..
- khoan: rộng rãi, không khắt khe. Ví dụ: khoan dung, khoan nhượng..
- viên: tròn. Ví dụ: viên trụ…Viên còn có nghĩa là đầy đủ. Ví dụ: viên mãn, đoàn viên…
- mãn: đầy đủ. Ví dụ: mãn ý, thỏa mãn, bất mãn… Mãn còn có nghĩa là đầy đủ, đã hết một việc gì đó. Ví dụ: mãn khóa, mãn tang….
- hảo: tốt. Ví dụ: hảo tâm, hảo hạng…
- hạnh: may mắn, sung sướng. Ví dụ: hạnh phúc, bất hạnh…
- tốc: Ví dụ: tốc độ, tốc hành, tốc chiến….
- cựu: cũ. Ví dụ: cựu binh, thủ cựu, cựu tổng thống….
- tân: mới. Ví dụ: tân binh, tân thời, tối tân….
- cố: cũ, trước k Ví dụ: cố đô, cố tri… Cố còn có nghĩa là đã qua đời. Ví dụ: cố bộ trưởng , quá cố….
- hòa: đều, vừa phải. Ví dụ: điều hòa, dung hòa, thuận hòa… Hòa còn có nghĩa là không có chiến tranh, không xung đột, tranh chấp. Ví dụ: hòa bình, hòa hảo, bất hòa…
- bình: bằng phẳng. Ví dụ: bình nguyên, bình định…. Bình còn có nghĩa là ngang đều. Ví dụ: bình đẳng, bình hành… Còn có nghĩa là thường, vừa phải. Ví dụ: bình thường, bình dân... Lại còn có nghĩa là yên ổn. Ví dụ: hòa bình, bình yên…..
(Nguồn tham khảo: Giáo trình tiếng Việt Thực hành, Trường đại học Nội vụ)
5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:- Số từ là gì? Chức năng và phân loại số từ
- Đại từ là gì? Chức năng và phân loại đại từ
- Chủ ngữ, vị ngữ là gì?
- Thực hành phân tích đoạn văn
Từ khóa » Bần Bật Có Phải Từ Hán Việt Không
-
Chỉ Ra Các Từ Hán Việt Trong đoạn Vừa Nghe Thấy Thế, Em Tôi...
-
Bần Bật Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Xác định Từ Ghép Từ Láy Và Nêu ý Nghĩa Của Việc Sử Dụng Từ ... - Hoc24
-
Từ Điển - Từ Bần Bật Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Thể Loại:Mục Từ Hán-Việt - Wiktionary Tiếng Việt
-
Bật - Wiktionary Tiếng Việt
-
'bần Bật' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Từ Hán-Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Soạn Bài Từ Láy, Ngữ Văn Lớp 7
-
Vừa Nghe Thấy Thế, Em Tôi Bất Giác Run Lên Bần Bật, Kinh Hoàng đưa ...
-
3000 Từ Hán Việt Cần Ghi Nhớ
-
Nên Cẩn Trọng Hơn Khi Dùng Từ Hán Việt
-
Đọc Kĩ đoạn Trích Sau Và Trả Lời Câu Hỏi : " Mẹ Tôi , Giọng Khản đặc ...
-
Tra Từ: Không - Từ điển Hán Nôm