Từ Nỏ Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt

Tra cứu Từ điển tiếng Việt
nỏ dt. C/g. Ná lãy, thứ cung có cán và cò để bắn tên: Bắn nỏ, cung nỏ.
nỏ tt. Khô ráo: Củi nỏ, quần áo phơi đã nỏ // (B) a) Liến-thoắng: Nỏ mồm nỏ miệng // b) Gắng giúp, đảm-đang: Nắng-nỏ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức
nỏ - 1 dt. Khí giới hình cái cung, có cán làm tay cầm và có lẫy, được giương lên căng bật dây để bắn một hoặc nhiều mũi tên.- 2 tt. Rất khô đến mức như hết sạch nước và giòn: củi nỏ phơi cho đất nỏ.- 3 pht., đphg Chẳng: nỏ biết nỏ được.
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
nỏ dt. Khí giới hình cái cung, có cán làm tay cầm và có lẫy, được giương lên căng bật dây để bắn một hoặc nhiều mũi tên.
nỏ tt. Rất khô đến mức như hết sạch nước và giòn: cải nỏ o phơi cho đất nỏ.
nỏ pht. Chẳng: nỏ biết o nỏ được.
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
nỏ dt Vũ khí cũ giống cái cung, nhưng có cán và có lẫy, dùng để bắn tên: Một anh dân quân vai vác nỏ (NgĐThi); Nỏ bắn xuống như mưa (NgHTưởng).
nỏ tt, trgt 1. Khô lắm: Củi rất nỏ, dễ đun. 2. Rất kĩ: Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân (tng).
nỏ trgt (đph) Chẳng Không: Chuyện ngoài tai chi nỏ biết (PhBChâu); Thương người, người nỏ thương ta (cd).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
nỏ dt. Binh-khí hình như cây cung, có cán.
nỏ tt. Khô ráo: Phơi đất cho thật nỏ.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị
nỏ .- d. Vũ khí cổ, giống cái cung nhưng có cán và có lẫy, dùng để bắn tên: Dùng nỏ bắn chim.
nỏ .- 1. t. Khô lắm: Củi nỏ. 2. ph. Liến thoắng: Nói nỏ quá.
nỏ (đph).- Ph. Chẳng, không: Nỏ chơi với anh.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân
nỏ Binh-khí hình như cái cung mà có cán, có lẫy.
nỏ Khô ráo: Củi nỏ. Quần áo phơi nỏ. Nghĩa bóng: liến thoắng: Nỏ mồm, nỏ miệng. Văn-liệu: Chẳng gì lịch sự, nỏ-nang bằng tiền (C-d).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí
* Từ tham khảo:
- nỏ miệng
- nỏ mồm
- nỏ nang
- nõ
- nõ
- nó

* Tham khảo ngữ cảnh

Chứ ngần này rơm , rạ ướt thì phơi phóng đến bao giờ cho nỏ ".
Bà Phán nói : Nó nói hỗn với mẹ anh mà anh không tát cho nó được một cái hay sao ? Anh tát cho nó cho tôi một cái xem nó còn nỏ mồm nữa hay không ? Loan vùng vằng toan giật tay ra , thì đã bị cái tát của Thân làm cho nàng tối tăm mày mặt.
Bà kia lại càng nỏ mồm : Ở đây ai chẳng biết , còn phải giấu giếm gì... Chỉ có lão Bá Mịch làng Ngang.
Anh có thương hay không thì em nỏ biết Anh thốt nhiều lời thảm thiết hơn thương.
Anh ngả tay ra cho em đề bốn chữ \ " vạn thọ vô cương \ " Ở đây thì anh nói rằng thương Nay mai anh lui về chốn cũ Anh nỏ tơ vương cho cõi này.
Anh nỏ thiếu chi nơi màn loan chiếu kế Nỏ thiếu chi nơi cao bệ dài giường Em đừng chộ anh nghèo mà tráo đấu lường thưng Chớ nghe thầy mẹ khiến đừng thương anh.
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): nỏ

Bài quan tâm nhiều

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

ads

Từ khóa » Cái Nỏ Nghĩa Là Gì