Tự Truyện Của Ái Vân - Kỳ 1: Vượt Biên - Người Đô Thị

"Để gió cuốn đi"

Tự truyện của Ái Vân - Kỳ 1: Vượt biên 11:07 | Chủ nhật, 08/05/2016 0

LTS: Ái Vân là ca sĩ nổi tiếng của dòng nhạc nhẹ Việt Nam vào đầu thập niên 1980. Tên tuổi chị gắn liền với Giải thưởng Grand Prix Liên hoan Âm nhạc Quốc tế lần thứ 10 ở Dresden (Đức) và nhiều ca khúc làm say mê khán giả thời đó như Triệu đóa hoa hồng, Bài ca xây dựng, Hãy cho tôi lên đường…. Nhiều người còn nhớ sự kiện Ái Vân “vượt biên” vào năm 1990 từ Đông Đức sang Tây Đức khi bức tường Berlin vừa sụp đổ. Lúc đó Ái Vân được Nhà nước cử đi học tại Đông Đức, cô quyết định không trở về mà tìm cách đi đến phương trời mới như một giải pháp bất đắc dĩ cho cuộc hôn nhân bế tắc. Trong tự truyện của Ái Vân “Để gió cuốn đi” vừa ra mắt (NXB Hội Nhà văn và First News ấn hành), độc giả sẽ bước vào những trang đời của một nghệ sĩ có tài sắc mà sự nghiệp thăng hoa bao nhiêu thì tình duyên bấy nhiêu đắng cay, lận đận. Độc giả đã từng và đang còn ái mộ Ái Vân có lẽ sẽ hiểu chị hơn qua những trang viết trải lòng rất chân thực của chị. Chị đã viết với niềm tin “ Đó không chỉ là câu chuyện của tôi mà còn của thế hệ tôi, không chỉ câu chuyện của gia đình tôi mà còn của bạn bè tôi nữa.”.Được sự cho phép của các đơn vị có liên quan, Người Đô Thị trích giới thiệu một số đoạn trong tự truyện hấp dẫn này.

>> Nguyễn Quang Lập: Một chút Ái Vân

Chân dung Ái Vân

Từ bé cho đến năm 1990 hai chữ vượt biên là của ai đó chứ không phải của tôi. Cho đến lúc chui qua bức tường Berlin sang Tây Berlin tôi vẫn quá ngỡ ngàng khi biết rằng mình đã vượt biên. Một cái gì vừa thật lớn vừa thật kinh khủng ngoài sức tưởng tượng. Vượt biên những năm 80 là việc làm cực kì nguy hiểm vì phạm pháp, dù rất muốn nhưng tôi không dám nghĩ tới. Ngay khi chàng Tập Hai gợi ý: “Đi hát nước ngoài thì trốn đi.” Quả thật, tôi vẫn nghĩ đó là chuyện của ai đó, chắc chắn không phải chuyện của tôi.

Năm 1987 tôi sang Đức biểu diễn hơn một tháng, Ban tổ chức biểu diễn có hỏi tôi: “Nguyện vọng Ái Vân muốn thế nào?” Được lời như cởi tấm lòng, tôi nói ngay: “Tôi muốn được đi học đạo diễn sân khấu ca nhạc.” Nguyện vọng rất thật, tôi mơ ước làm đạo diễn sân khấu nhạc lâu rồi. Ngoài nguyện vọng thật này tôi còn “ủ mưu” thoát khỏi chàng Tập Hai vài năm (tức ly thân), sau đó muốn li dị cũng dễ. Ban tổ chức biểu diễn phía Đức ghi nhận. Bên Đức họ vẫn tổ chức các khóa học cho đạo diễn sân khấu tạp kĩ. Không định kỳ mà thỉnh thoảng mới có thôi. Cứ vài năm thấy đủ lớp họ mới tổ chức. Tôi được Đức ưu ái vì có giải thưởng ở Đức.

Buổi sáng trước khi ra đi tôi ôm má tôi khóc, má cười, nói: “Chị này sao khóc? Tôi đâu có giải quyết được gì.” Lúc đó muốn gào thật to: “Má ơi con Ái Vân đây, má không nhớ con sao?” Má tôi ngồi đó cười nói như không.

Cuối năm 1988 bên Đức báo sang đồng ý cho Ái Vân sang học. Khóa học này sẽ bắt đầu từ năm 1990. Tôi mừng hết lớn. Cuối 1989 Đại diện Bộ Văn hóa Đức sang Việt Nam làm một số việc, trong đó có việc kí kết cho tôi đi học. Ông Đình Quang (tôi gọi bằng cậu, ông là em ruột mẹ già Tân Ninh) lúc đó là thứ trưởng Bộ Văn hóa. Cậu vốn đi học ở Đức về nên mọi chuyện liên quan tới Đức cậu đều trực tiếp giải quyết, chính cậu trực tiếp kí kết với phía Đức trường hợp của tôi. Mừng vô cùng.

Tôi lên Sở công an Hà Nội gặp chú Lê Nghĩa hỏi về trường hợp li dị của tôi với chàng Tập Hai. Chú Nghĩa nói cách nhanh nhất để li dị là phải li thân. Nếu li thân 6 tháng, làm đơn li dị thì automatic đơn li dị có hiệu lực. Tôi khấp khởi mừng thầm, nếu được đi Đức học thì việc li thân của tôi sẽ thuận lợi, và vì thế li dị cũng dễ dàng.

Thế rồi tháng 11.1989 bức tường Berlin đổ. Tôi lo quá. Không biết việc đi học của mình có ảnh hưởng gì không. May bên Đức người ta không thay đổi, việc đi học được ấn định là đầu tháng 1 năm 1990. Tôi đã cầm vé máy bay và hộ chiếu rồi. Khấp khởi chờ mong từng ngày một. Bốn ngày trước giờ bay, anh Thanh cán bộ vụ tổ chức của Bộ văn hóa bất ngờ tới nhà, nói: “Vân ơi… Vân đưa cho mình xin lại vé máy bay với hộ chiếu.”- “Sao thế hả anh?” . Ngần ngừ giây lát, anh Thanh nói: “Bây giờ Đức lộn xộn quá, phải hoãn em ạ”.

Tôi thấy không xong rồi. Nhất định có người phá hỏng chuyến đi này của tôi. Tôi hỏi chàng Tập Hai (lúc này đang là chồng tôi): “Có phải anh chủ mưu phá không?” Chàng cự lại ngay: “Làm gì có chuyện đấy. Tôi mà phá, nói thật nhé, chỉ một cú ngã xe là xong.” Nhưng sau đó tôi biết, chàng đưa tôi đi chào mấy ông lãnh đạo Bộ Văn hóa, chở tôi về nhà là chàng quay lại ngay nói với các vị đó: “Đừng cho Vân đi học, cô ấy đi là sẽ vượt biên qua Tây Đức.”

Má Ái Liên ra sân bay đón con gái đi thi về 1981

Hôm sau anh tùy viên văn hóa Đức nhắn một người trong Bộ văn hóa: “Vân ra bưu điện chợ Hôm nghe điện thoại.” Hồi đó nhà tôi không có điện thoại, ở đâu gọi đến đều phải nhắn ra bưu điện chợ Hôm. Tôi ra chợ Hôm, anh tùy viên Đức nói: “Tôi vừa biết tin ngày đi của chị bị hoãn. Bây giờ tôi nói cho chị nghe là, chị biết nước Đức của chúng tôi đang lộn xộn như thế, nếu chị không giữ đúng ngày đi thì có lẽ tất cả hiệp định sẽ hỏng hết, chị sẽ không bao giờ đi được đâu.” Tôi sợ quá, hoang mang lắm, không biết thế nào. Tôi chỉ trông vào chuyến này thôi để vừa đi học và giải quyết chuyện gia đình. Tôi định cầu cứu cậu Quang, kẹt vì cậu đi Nha Trang chấm thi xong rồi nhưng chưa ra. Chẳng biết cậu ở đâu để liên lạc điện thoại. Một ngày ròng rã tôi tìm cách liên lạc với cậu Quang nhưng không được. Tuyệt vọng. Tôi nghĩ chỉ có đường chết thôi.

Tôi uống thuốc ngủ. Cũng là cái số. Mọi khi cu Vũ nằm với bà Khanh, bà giúp việc nhà tôi. Tự nhiên hôm ấy cu Vũ muốn vào chơi với mẹ. Nó vào phòng gọi tôi mãi, khóc ầm lên. Rất lâu bà Khanh mới vào và phát hiện ra tôi uống thuốc ngủ, bà hô hoán lên, đem chở đi cấp cứu bệnh việt Việt Nam - Cu Ba để rửa ruột. Tôi sống được. Tỉnh dậy thấy chồng, chàng đưa ra xích lô đi về nhà, ghé tai tôi nói nhỏ: “Sau tự tử nhớ chết luôn đừng vào bệnh viện, bẩn ghê lắm.”

Cả nhà tôi thấy chuyện nghiêm trọng rồi. Ba tôi và anh Văn lúc ấy mới ở Sài Gòn ra tức tốc lên thẳng lên Bộ Văn hóa và đề nghị triệu tập một cuộc họp khẩn. Ba tôi nói: “Con tôi tự tử như thế chỉ vì không được đi học thôi. Bây giờ nếu không cho con gái tôi đi học thì ai đảm bảo con gái tôi không tự tử nữa?” Anh Văn bồi thêm: “Các anh để cho người ta biết Ái Vân tự tử vì không được đi học thế này có phải mất chính trị không?”. Chỉ còn hai ngày nữa đến ngày đi. Cậu Đình Quang ở Nha trang vẫn chưa về, Bộ triệu tập cuộc họp bất thường gồm ông Vũ Khắc Liên thứ trưởng thường trực, Vụ hợp tác quốc tế và Văn phòng Bộ, có ba tôi và anh Văn dự luôn. Cuối cùng quyết định cho tôi đi học nhưng phải làm đơn cam đoan: 1. Không được trốn sang Tây Đức, 2. Không được đón con sang. Tôi đồng ý.

*

Đây là cuộc đi nước ngoài không bình thường, có thể hai năm sau trở về, có thể vĩnh viễn không bao giờ trở về nữa. Để giải thoát cho tình duyên lần hai. Tôi không có lựa chọn nào hơn. Cuộc đi lần này quá nhiều trăn trở. Ba đã già, con còn nhỏ, má thì mắc bệnh. Lúc này má tôi bị mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, má không biết gì cả, kể cả con cái má cũng không nhận ra. Buổi sáng trước khi ra đi tôi ôm má tôi khóc, má cười, nói: “Chị này sao khóc? Tôi đâu có giải quyết được gì.” Lúc đó muốn gào thật to: “Má ơi con Ái Vân đây, má không nhớ con sao?” Má tôi ngồi đó cười nói như không. Mọi hạnh phúc hay khổ đau má không còn nhớ nữa, kể cả niềm vui bất tận, đắng cay vô bờ vừa trải má cũng không nhớ.

Ở sân bay tôi ôm thằng con 4 tuổi tâm trạng rối bời, đi thế này không biết bao giờ mới gặp con. Thằng nhỏ khóc ngất, môi nó tím tái: “Không cho mẹ đi!... Mẹ ở nhà với con!” Tiếng khóc của đứa con trai 4 tuổi nhói vào tim, cho đến tận bây giờ.

Năm 1983, lần đầu tiên Bộ Văn hóa tổ chức bầu chọn phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và nghệ sĩ ưu tú đợt đầu. Má Ái Liên cũng trong danh sách. Với những cống hiến từng ấy năm cho nghệ thuật má được đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt đầu. Ngày Hội đồng xét duyệt họp chuẩn bị cho quyết định cuối cùng, cùng với các nghệ sĩ khác, má cũng tới trụ sở Hội liên hiệp văn học nghệ thuật số 51 Trần Hưng Đạo, Hà nội. Lúc đó còn sớm chưa đến giờ họp, má đang đứng dưới sân thì gặp ông Cù Huy Cận là Thứ trưởng Bộ văn hoá, và là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt. Ông Cù Huy Cận tiến tới bảo má: “Chị Ái Liên này, ai cũng biết và đánh giá cao sự cống hiến của chị cho Nghệ thuật, và việc đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho chị là hoàn toàn xứng đáng. Tuy vậy, chị cũng lớn tuổi rồi, mình nên nhường cho lớp trẻ để khuyến khích họ tiếp tục cống hiến hơn nữa.” Má nghe vậy cũng hơi bất ngờ, chưa biết trả lời thế nào thì cũng vừa lúc giờ họp bắt đầu.

Báo Đức đưa tin về Ái vân

Trong phần phát biểu của mình, trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt, ông Cù Huy Cận nói: “Chị Ái Liên xung phong rút danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân để nhường cho lớp trẻ.” Nghệ sĩ tuồng cổ Bạch Trà- người cũng có tên trong danh sách được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt ấy, nghe vậy cũng đứng lên nói: “Nếu chị Ái Liên xin rút nghệ sĩ nhân dân thì tôi cũng đồng ý xin rút.” Ông Huy Cận bảo: “Không, chị ngồi xuống, chị thì không được rút lui.” Vậy là chỉ có mình má bị đưa ra khỏi danh sách Nghệ sĩ nhân dân. Mất nghệ sĩ nhân dân má không đau, đau nhất là má theo Cách mạng bao nhiêu năm để cuối cùng má bị ai đó lừa. Điều đó làm tổn thương và là nỗi đau của má mãi cho đến tận cuối đời.

**

Tôi thương nhớ má vô cùng. Nhớ tuổi lên ba nằm chờ má đi diễn về, tranh nhau giành má. Nhớ tuổi lên năm má dạy những câu hát đầu tiên. Nhớ tuổi lên mười lần đầu ra sân khấu, má đứng sau cánh gà cho con khỏi run. Rồi những lần hát cho má nghe, những lần được nghe má hát. Má kiên trì uốn nắn cho các con gái của má từ Ái Loan đến Ái Thanh sao cho câu hát được tròn vành rõ chữ. Những đêm đông trời lạnh, mấy má con nằm chung, chăn hẹp phải đắp ngang, đắp ngang cũng không đủ, má nhường chăn hết cho mấy chị em. Hỏi má sao không đắp chăn, má cười, nói: “Má mập, không thấy lạnh!”.

Giây phút chia tay tôi ôm chặt má nghẹn ngào: “Thưa má con đi… con Ái Vân đi nhé má!” Má cười tươi, nói: “Ừ, chị đi nhá, tí về mua bánh giò cho tôi nhá”. Nhớ lại giây phút ấy đến bây giờ hãy còn đau.

Ái Vân

Kỳ tiếp: "Để gió cuốn đi" - tự truyện của Ái Vân - Kỳ 2: Vượt tường Berlin

>> Nguyễn Quang Lập: Một chút Ái Vân

bài viết liên quan TAGS để lại bình luận của bạn gửi bình luận có thể bạn quan tâm Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp nền tảng tri thức vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Quasar Khánh – Nhà thiết kế huyền thoại Lịch sử in ấn sách báo bằng chữ Latinh thời kỳ đầu Khi nhà không còn là nơi để ở Thời trang Việt đuối sức Tổng thống Rumen Radev mời Vinfast sớm đầu tư vào Bulgaria VinFast chính thức bàn giao ô tô điện VF 5 tại Indonesia TP.HCM cần gần 210.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng giai đoạn 2024 - 2030 Cùng chuyên mục
  • Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp nền tảng tri thức vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
  • Giải mã lý do MV 'Ngày trong xanh' phá đảo top trending chỉ sau ba ngày phát hành
  • Sau Trấn Thành, đến lượt Thu Trang vừa làm diễn viên, sản xuất, đạo diễn
  • Hồng Đào, Việt Hương, Lê Khánh hội ngộ trong 'Chị dâu'
Xem nhiều nhất
  • Tránh ngộ nhận về "bệnh vua"
  • Metro số 1 vướng mắc với gói thầu CP1a trước ngày chạy chính thức
  • Tổng thống Rumen Radev mời Vinfast sớm đầu tư vào Bulgaria
  • 'Ký ức không phai' và chuyện về những đứa trẻ có số phận đặc biệt
  • Những người trẻ kể chuyện ký ức đô thị
  • “Giao tình di sản” xuyên biên giới
  • Cư xá Những Đỉnh Núi
  • Cơ hội sở hữu xe BMW với ưu đãi kép hấp dẫn trong tháng 11
  • “Nobel không dành cho kẻ may mắn”
  • TP.HCM “siết” nhà trọ tư nhân: Để chính sách không dồn đuổi người nghèo
  • Cảnh báo từ sự sụp đổ của những “làng đô thị”
  • Từ bảng giá đất mới đến đề xuất đánh thuế bất động sản
  • Đô thị di sản: Tìm tiền cho "di sản sống"
  • Vài suy nghĩ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đọc tin nhanh

#chính quyền đô thị Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. #công tác nhân sự Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 hiện gồm Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng, trưởng ngành. #thành phố trực thuộc Trung ương Ngày 29.11.2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1481/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. #thời trang Nhiều thương hiệu thời trang Việt dù rất nỗ lực nhưng ngày càng hụt hơi trên sân nhà. #đô thị di sản Quốc hội quyết nghị thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11km2 và quy mô dân số 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên-Huế. #Giải thưởng Sách quốc gia Tối 29.11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024. #Sơn Hoà Bình Sơn Hoà Bình được chuyển đổi từ “trách nhiệm hữu hạn” sang “thương mại cổ phần”, tạo hậu thuẫn thuận lợi cho công ty ký hợp đồng gia công với các đối tác lớn trong nước và quốc tế. #Dell AI Factory Những bổ sung mới cho giải pháp Dell AI Factory cải thiện hiệu suất AI, đồng thời đơn giản hóa quá trình phát triển của các giải pháp AI tùy chỉnh thông qua các công cụ của Microsoft #hạ tầng xanh Mô hình nghĩa trang xanh và các hình thức an táng xanh xuất hiện như một giải pháp tất yếu nhằm giải quyết các vấn đề quỹ đất ngày càng hẹp, nghĩa trang quá tải, ô nhiễm môi trường... #Kỳ họp thứ 8 - Quốc hội khóa XV Chiều 29.11, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập... #Luật Đầu tư công Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 7 chương, 103 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2025, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. #Quang Hùng MasterD “Ngày trong xanh” của “Anh trai say hi” Quang Hùng MasterD kết hợp cùng Xanh SM đã nhanh chóng chạm mốc gần 3 triệu view và lọt Top 3 YouTube Trending Music chỉ sau ba ngày lên sóng. #Quà tặng lễ tết Các sản phẩm không chỉ có bao bì đẹp mắt mà còn được chú trọng đầu tư vào chất lượng, gia tăng các giá trị thật cho người tiêu dùng Việt. #máy bán vàng tự động Đây là một trong những giải pháp đột phá trong kỷ nguyên công nghệ số, khẳng định vị thế tiên phong của HanaGold trong đổi mới sáng tạo ngành vàng bạc đá quý. #trách nhiệm xã hội Những món quà thiết thực, kịp thời và ý nghĩa đã được LocknLock và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội trao tận tay tới đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ tại Quảng Bình. #VF 9 Với mức giá chỉ từ hơn 1,1 tỷ đồng lăn bánh, khách hàng đã có thể sở hữu VinFast VF 9 - chiếc SUV cỡ E có động cơ mạnh mẽ, khoang nội thất tiện nghi vượt trội và công nghệ an toàn hàng đầu thị trường. #chủ tịch nước Chủ tịch nước Lương Cường trao đổi với Quốc vương Norodom Sihamoni về phong cách và nghệ thuật uống trà của người Việt Nam với nhiều hình thức rất đa dạng, từ độc ẩm, đối ẩm tới quần ẩm. #Xuyên Việt Oil Trong vụ án Xuyên Việt Oil, Mai Thị Hồng Hạnh bị tuyên phạt 30 năm tù; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải lĩnh án 3 năm tù. #Zalo Zalo đã vượt qua các tên tuổi lớn như Facebook, YouTube và TikTok với số lượng người dùng lên tới 76,5 triệu (tính tới 30.6.2024). #Luật phòng cháy chữa cháy Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Dân sinh
  • Đô thị
  • Di sản
  • Thị dân
  • Văn hóa
  • Khoa học
  • Lối sống
  • Diễn đàn
  • Multimedia
Cơ quan chủ quản: Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) Thành lập: 12/6/2006 Giấy phép hoạt động Tạp chí điện tử số 187/GP-BTTTT cấp ngày 26/5/2023 Tổng biên tập: Nguyễn Đào Vĩnh Huy Tổng thư ký tòa soạn, Ủy viên ban biên tập: Ngô Trung Dũng Tòa soạn và trị sự: 386/55 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3, TP.HCM Email: toasoan@nguoidothi.net.vn. Điện thoại: (028) 39319793 Bản quyền © 2017 Người Đô Thị Online *Chỉ được phép sử dụng thông tin từ website này khi có chấp thuận bằng văn bản của Người Đô Thị. Đặt báo Liên hệ quảng cáo

Từ khóa » Ca Sĩ ái Vân Tự Truyện