Tượng Trưng Cho Sự Thuần Khiết, Sừng Kì Lân được Dùng để Thử độc ...

Trong quá khứ, ngay cả những vĩ nhân như Aristotle hay Leonardo da Vinci cũng đều tin rằng kì lân có thật. Các nhà vật lí học thời Trung cổ còn khẳng định sự thuần khiết của sừng kì lân có tác dụng thử độc thức ăn, khiến vua chúa và lớp quý tộc ra sức săn đuổi vật phẩm này.

Nhưng con người đào đâu ra sừng kì lân khi thực tế là nó không tồn tại?

Câu trả lời là các tay buôn đã dùng sừng tê giác hay răng hải mã để làm vật thế thân. Nhưng thứ mà nhiều cung điện coi là gần với "huyền thoại" nhất - và cũng là một trong những chất liệu đắt đỏ nhất lịch sử - được lấy từ con kì lân biển (narwhal) sống ở vùng Bắc Băng Dương.

"Sừng" từ răng hải mã

Trong tiếng Anh, "narwhal" (kì lân biển) chẳng liên quan gì đến từ "unicorn" (kì lân) cả. Nhưng có lẽ khi dịch sang tiếng Việt, người ta đã quá chú ý đến chiếc sừng kia rồi gán cho "narwhal" cái tên kì lân biển luôn chăng?!

Trên thực tế, kì lân biển thuộc họ nhà cá voi kích thước nhỏ. Và nói là sừng chứ thực ra đó là một... chiếc răng dài đến 2,7m, có vân dạng cuộn xoáy và nhọn hoắt lên như một búp măng.

Từ lâu con vật này đã bị giết thịt ở Canada và Greenland, nhưng sau đó chúng lại đối mặt với một nhóm thợ săn nữa - người Vikings.

Đây là "chiếc sừng" cướp đi từ miệng 1 con kì lân biển, dĩ nhiên nó đã chết

Khi người Vikings thống trị vùng biển Bắc vào thời Trung cổ, họ đã thẳng tay giết và thu lấy "sừng" kì lân biển, giấu nhẹm nguồn gốc của chúng, thêu dệt thêm nhiều câu chuyện hấp dẫn rồi cuối cùng bán với giá cắt cổ.

Ngài Lorenzo Hùng vĩ của nước Ý sở hữu chiếc sừng trị giá 6.000 tiền vàng, trong khi Nữ hoàng Elizabeth I có được chiếc sừng trị giá hơn 10.000 bảng Anh, bằng giá với một tòa lâu đài (tương đương 324 triệu VND ngày nay, nhưng giá trị vào thời đó còn lớn hơn gấp nhiều lần)!

"Sừng" kì lân biển trở thành 1 biểu tượng vô cùng nổi tiếng từ thế kỉ 12 và người ta dần dần quên đi nguồn gốc ban đầu của nó. Họ gán lên nhiều thần thoại huyễn hoặc, nào là sức mạnh ngăn cản cái chết, nào là gắn với tình yêu thuần khiết...

... và sự thật là...

Nhiều câu chuyện được đưa ra không ngớt để che lấp cho 1 sự thật tàn nhẫn duy nhất: Mỗi chiếc sừng là một sinh mạng của con vật phải đổi trả trong đau đớn!

Tượng trưng cho sự thuần khiết, sừng kì lân được dùng để thử độc thức ăn và câu chuyện đáng buồn đằng sau đó - Ảnh 3.

Chiếc cốc "ma thuật" với phần thân cắt ra từ sừng kì lân biển

Sừng kì lân biển có thể được trưng ra như biểu tượng của giàu sang và quyền lực.

Ngoài ra chúng cũng có thể được nghiền để... uống hoặc rắc lên vết thương hay chạm khắc nó thành một chiếc cốc "ma thuật", một cây dao cầm tay, bùa đeo quanh cổ để lấy ra nhúng vào rượu hay thức ăn.

Họ tin rằng, độc tố sẽ được đẩy lùi nếu sừng kì lân đổi màu và lấm tấm nước. Dĩ nhiên điều này hoàn toàn hư cấu, nhưng người ta vẫn tin... những gì mà người ta muốn tin!

Trong thời Trung cổ và Phục Hưng đầy rẫy những mưu mô tính toán, ai lên ngai vàng mà chẳng muốn bảo vệ tính mạng của mình! Dù đa số hoàng gia chết do nguyên nhân tự nhiên, các lời đồn và nghi kị vẫn không ngừng xuất hiện.

Bên cạnh sừng kì lân, nhiều bậc đế vương còn có kẻ bề tôi nếm thử thức ăn cho mình và điều này xem ra hiệu quả hơn nhiều.

Từ chiếc sừng kì lân biển ngày xưa đến sừng tê, ngà voi ngày nay, trải qua nhiều thế kỉ, dù niềm tin hay hình thức có thay đổi nhưng tính mạng của loài vật vẫn liên tục bị cướp đi tàn nhẫn như vậy đấy.

Tượng trưng cho sự thuần khiết, sừng kì lân được dùng để thử độc thức ăn và câu chuyện đáng buồn đằng sau đó - Ảnh 4.

Dùng sừng kì lân thử độc

Huyền thoại lại vấy máu bằng thực tế xấu xa. Một con vật thuần khiết bị cướp sừng để làm mẫu thử cho mưu kế hạ độc hèn hạ.

Và khao khát được sống của con người lớn đến thế nào khi sẵn sàng cướp đi những sinh mạng khác một cách dửng dưng và tàn bạo, không hề liên quan gì đến sự sinh tồn!

Thực sự, bạn nhìn thấy gì trong biểu tượng huyền thoại của một thời này?

Tượng trưng cho sự thuần khiết, sừng kì lân được dùng để thử độc thức ăn và câu chuyện đáng buồn đằng sau đó - Ảnh 5.

Điêu khắc đầu kì lân, với sừng trên thực tế là răng của kì lân biển, dài gần 3m

Nguồn: Atlas Obscura

Từ khóa » Hỏa Kỳ Lân Tiếng Anh