Vải Silk Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại Tất Cả Các Loại Vải Silk
Có thể bạn quan tâm
Vải silk hiện nay đang dẫn đầu trong số những nguyên liệu phổ biến trong sản xuất, thiết kế trang phục.
Đây là chất liệu phù hợp với nhiều kiểu dáng, phong cách thiết kế. Thậm chí đã được nhiều nhà mốt nổi tiếng tạo nên những trang phục để đời của mình.
Để hiểu rõ hơn về chất liệu vải silk này, trong bài viết hôm nay, May Hợp Phát sẽ cung cấp tất cả những thông tin cần biết về chúng.
Chắc chắn sau bài viết, bạn sẽ bỏ túi thêm được rất nhiều kiến thức thú vị về tính ứng dụng của vải silk trong lĩnh vực thời trang.
Mục lục bài viết
- Vải silk là gì
- Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải silk
- Đặc điểm của vải silk
- Ưu nhược điểm của vải silk
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Quy trình sản xuất vải silk
- Giai đoạn 1: Chăn tằm
- Giai đoạn 2: Nhả kén
- Giai đoạn 3: Ươm tơ
- Giai đoạn 4: Dệt lụa
- Giai đoạn 5: Nhuộm vải lụa
- Phân loại các loại vải silk
- Vải kate silk
- Vải silk lụa
- Vải cotton silk
- Vải silk tuyết
- Vải silk cát
- Vải silk Hàn Quốc
- Vải silk bóng
- Giá vải silk bao nhiêu tiền
- Cách nhận biết vải silk
- Ứng dụng của vải silk
- In chuyển nhiệt kỹ thuật số
- Thời trang
- Cách phân biệt vải silk Việt, silk Hàn, silk Trung Quốc
- Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải silk
Vải silk là gì
Vải silk hay còn gọi là vải lụa, là chất liệu vải có đặc điểm nổi bật về sự láng mịn và độ mỏng hiếm có.
Vải lụa được sản xuất từ tơ, những loại vải silk cao cấp hơn sẽ được dệt lên từ những sợi tơ tằm thượng hạng.
Người nông dân sau quá trình nuôi tằm lấy tơ sẽ tiến hành se sợi, đan và dệt nên thành một tấm vải lụa hoàn thiện.
Trước nay, vải silk lụa chỉ được sử dụng làm cống phẩm cho quan lại triều đình, là món đồ quý hiếm ngang vàng bạc không phải ai cũng được sử dụng.
Tuy nhiên hiện nay, chất liệu vải này đã trở nên thân thiện hơn với người tiêu dùng bởi sở hữu đa dạng những chủng loại.
Đáp ứng được hoàn hảo những yêu cầu trong quá trình sản xuất những sản phẩm thời trang cao cấp.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải silk
Như đã đề cập bên trên, vải silk đã được hình thành từ rất lâu.
Theo ước tính khoảng từ 600 năm trước công nguyên đã có những người thợ dệt đến từ Trung Quốc hoàn thành được 1 tấm vải lụa silk thủ công.
Vì vậy, Trung Quốc được coi là cái nôi sinh ra ngành dệt lụa của thế giới.
Lụa trở thành những sản phẩm phổ biến mà người Trung Quốc mang đi trao đổi với những thuyền buôn phương Tây.
Họ sử dụng vải lụa để may thành những bộ quần áo đời thường, phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dân trong nước và trao đổi với nước ngoài.
Với những ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm này, lụa nhanh chóng trở thành món hàng hot, được nhiều lái buôn phương Tây săn lùng.
Không chỉ được du nhập sang các nước phương Tây, lịch sử Việt Nam đánh dấu mốc lụa lần đầu xuất hiện tại Việt Nam từ thời vua Hùng thứ 16.
Những người dân Việt đã bắt đầu chăn tằm, ươm tơ và phát triển thành những làng nghề dệt lụa truyền thống.
Ngôi làng nổi tiếng nhất với kỹ thuật dệt vải silk đẹp tinh tế nhất phải kể đến làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
Nơi đây vẫn lưu giữ được những tinh hoa trong kiểu dáng và hoa văn khiến những thành phẩm của ngôi làng này trở nên vô cùng đắt đỏ.
Đặc điểm của vải silk
Vải silk có nhiều đặc điểm quan trọng về tính cơ học, vật lý, hóa học.
- Đặc tính cơ học. Vải silk có độ bền bỉ cao và khả năng co giãn thấp bởi được cấu tạo hoàn toàn từ thiên nhiên.
- Đặc tính vật lý: Những sợi tơ lụa được dệt theo cấu trúc hình tam giác nên có khả năng phản chiếu ánh sáng khi tiếp xúc với vải vô cùng ấn tượng. Đây cũng chính là đặc tính quan trọng nhất làm nên giá trị của sản phẩm được làm từ vải lụa.
- Đặc tính hóa học: Do được sản xuất 100% từ tự nhiên, khả năng giữ ấm, giữ nước của vải lụa thuộc hàng tốt trong điều kiện thời tiết giá lạnh.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý tránh phơi trực tiếp vải dưới ánh nắng gay gắt trong nhiều giờ và giữ gìn vệ sinh thật cẩn thận.
Ưu nhược điểm của vải silk
Vải silk sở hữu rất nhiều điểm mạnh về độ bóng, mềm, thông thoáng và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên chúng vẫn còn nhiều hạn chế về giá thành cũng như độ bền chưa đảm bảo.
Ưu điểm
- Chất liệu vải silk có độ bóng mượt, khi tiếp xúc trên da mang đến sự mềm mại, mát lạnh và vô cùng thoải mái.
- Vải lụa silk phù hợp sử dụng trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau nhờ vào sự thông thoáng, thấm hút ẩm đặc biệt tốt.
- Đây là chất liệu vải nhẹ nhất, khi mặc lên người vô cùng thoải mái, dễ chịu.
- Do được làm hoàn toàn từ sợi tự nhiên nên sản phẩm không gây kích ứng, an toàn với mọi loại da khác hẳn với những loại vải dệt từ hóa chất khác.
Nhược điểm
- Những tấm vải lụa được dày công dệt trong nhiều ngày nên có mức giá thành khá cao.
- Độ đàn hồi của vải silk không tốt như những loại vải dệt từ sợi nilon.
- Những sản phẩm được làm từ vải lụa silk rất dễ bị ố vàng bởi mồ hôi hoặc bị mọt, côn trùng cắn.
- Do được dệt hoàn toàn từ sợi tự nhiên nên kha rnawng bắt màu của vải còn kém.
Quy trình sản xuất vải silk
Để sản xuất được một tấm vải silk hoàn chỉnh, những người thợ cần kỳ công thực hiện theo 5 bước trong quy trình bao gồm chăn tằm, nhả kén, ươm tơ, dệt lụa, nhuộm vải.
Giai đoạn 1: Chăn tằm
Mùa xuân và mùa thu là thời điểm thích hợp để chăn tằm bởi khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của chúng.
Sau khi tằm bắt đầu nở, trải qua 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác nhau, tằm sẽ bắt đầu nhả tớ và làm kén trong khoảng 23 đến 25 ngày.
Trong suốt quá trình phát triển, thức ăn chính của tằm là lá dâu và phải đảm bảo độ tươi, non.
Tằm thường ăn cả ngày đêm để tích phát triển nhanh tới kích thước tối đa và bắt đầu nhả tơ, tạo kén.
Giai đoạn 2: Nhả kén
Đây là quãng thời gian bận rộn của những gia đình trồng dâu nuôi tằm bởi phải dùng những chiếc né 5 lớp tạo thành ô hình chữ nhật thông thoáng,tạo không gian cho tằm nhả kén.
Đây là thời điểm tằm nhả tơ đầu tiên để tạo thành vỏ bọc thô bên ngoài để cố định tổ. Sau đó tăm sẽ nằm trong kén và chuyển động theo hình số 7 để nhả tơ tạo thành sợi.
Quá trình chuyển động này ước tính lên tới 3000 lần với tổng chiều dài sợi tơ lên tới 1000km nếu trải thành dài dải.
Giai đoạn 3: Ươm tơ
Sau 7 ngày kể từ khi tằm chín nhả tơ tạo kén, quá trình ươm tơ sẽ được bắt đầu.
Đây là giai đoạn quan trọng chỉ kéo dài 5 ngày ngắn ngủi cho tằm nở thành ngài, cắn lớp kén để chui ra ngoài.
Tuy nhiên điều này sẽ khiến tơ bị vụn và khó có thể se thành sợi được.
Vì vậy, để ươm tơ, những người thợ phải dùng nước sôi ở nhiệt độ cao và cho kén vào trong.
Đây là bước chuẩn bị nguyên liệu tơ thô cho những công đoạn dệt tiếp theo.
Giai đoạn 4: Dệt lụa
Tùy vào chất lượng sợi tơ mà người sử dụng mong muốn, những người thợ sẽ tiến hành dệt với những cường độ dày mỏng và kxy thuật khác nhau.
Đây chính là yếu tố quyết định tới độ bóng mềm, mỏng, mịn màng của vải silk mang lại khi sử dụng.
Giai đoạn 5: Nhuộm vải lụa
Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi đưa lụa ra thị trường. Đồng thời cũng là khâu quyết định vẻ đẹp mang tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Trước khi thực hiện quá trình nhuộm tơ vải silk, những người thợ sẽ ngâm vải trong nước nóng để loại bỏ những lớp keo còn sót lại trên bề mặt.
Sau đó sử dụng những màu nhuộm thiên nhiên như lá cây, vỏ cây hay các loại rau củ để nhuộm.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, những người nghệ nhân cũng sẽ tiến hành pha và tạo kiểu thành những họa tiết phù hợp.
Phân loại các loại vải silk
Trên thị trường trường hiện nay đã có rất nhiều loại vải silk. Người ta phân loại thông qua nguồn gốc xuất xứ hoặc thành phần vải để quyết định như: vải kate silk, silk lụa, cotton silk, silk tuyết,…
Vải kate silk
Vải kate silk là một phân loại vải lụa có khả năng ứng dụng cao nên được sử dụng vô cùng rộng rãi.
Đây đồng thời cũng là loại vải silk dễ nhận dạng nhất với độ bền màu vô cùng ấn tượng.
Thông thường, loại vải này thường được sử dụng để may đồng phục doanh nghiệp, công ty, trường học,..
Vải silk lụa
Vải silk lụa là loại vải cao cấp, thượng hạng nhất trong tất cả những loại vải lụa có trên thị trường hiện nay.
Do những tấm vải đều được làm hoàn toàn từ thủ công nên giá trị của những tấm vải này từ đó cũng được nâng tầm hơn.
Thông thường, những tấm vải lụa silk này thường có màu trắng ngà hoặc đơn sắc với những họa tiết cầu kỳ.
Vải cotton silk
Vải cotton silk còn được biết đến là loại vải lụa tổng hợp giữa tơ tằm cùng với cotton.
Vì vậy, chất liệu vải silk cotton này cũng được kế thừa những ưu điểm nổi bật của cả 2 loại vải.
Vừa đảm bảo được độ sáng bóng, mềm mịn, lại không bị nhăn và có độ bền cao trong quá trình sử dụng.
Vải silk tuyết
Vải silk tuyết nổi bật trong số những loại vải lụa silk bởi độ dày dặn và mềm mượt cho làn da người sử dụng.
Đây cũng là loại lụa được ứng dụng nhiều trong thời trang may mặc hàng ngày, dùng để sản xuất những bộ trang phục thời thượng.
Vải silk cát
Vải silk cát được biết đến là loại vải mỏng, mềm nhất trong tất cả những phân loại lụa mà chúng tôi đề cập trên.
Vì vậy chúng thường được ứng dụng trong lĩnh vực may áo dài để phát huy được khả năng mềm mại, thướt tha của chúng.
Vải silk Hàn Quốc
Thị trường lụa tơ Việt Nam hiện nay đã có sự xuất hiện của những loại vải silk Hàn Quốc với những tone màu vô cùng khác lạ.
Đây là ưu điểm nổi bật nhất của vải lụa Hàn Quốc bên cạnh độ mềm mượt, sáng bóng giống những loại lụa khác tại nước ta.
Vải silk bóng
Vải silk bóng có độ co giãn kém, chất liệu mỏng, mịn do được những người nghệ nhân áp dụng kỹ thuật dệt từng lớp.
Vì vậy khi nhìn kĩ, bằng mắt thường bạn cũng có thể phát hiện những sợi ngang song song phản chiếu dưới ánh đèn.
Giá vải silk bao nhiêu tiền
Tùy thuộc vào họa tiết, hoa văn, màu sắc giá một 1 mét vải lụa tơ tằm 100% dệt tay với chiều rộng 120cm có thể dao động từ 900.000 đến 1.000.000 đồng cho 1 mét.
Tuy nhiên với những phân loại lụa silk đã được pha với những loại sợi khác, mức giá sẽ vừa túi tiền hơn, chỉ từ 100.000 đến 500.000 VNĐ cho 1 mét vải.
Cách nhận biết vải silk
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại vải silk kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của loại chất liệu này tới người tiêu dùng.
Vì vậy, bạn cần nắm được 1 số đặc điểm quan trọng để nhận dạng đâu là những tấm vải lụa tốt, đâu là tấm lụa nhái, kém chất lượng.
- Vải lụa sử dụng phương pháp dệt tay truyền thống nên khó bắt màu, thường chỉ đơn sắc và có những hoa văn đơn giản.
- Vải thường xuất hiện 1 vài lỗi nhỏ không đáng kể bởi quá trình dệt tay không thể tránh khỏi sai sót.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm chứng đâu là vải thật, đâu là vải giả bằng cách đốt 1 vài sợi vải tron lửa.
Nếu là lụa tơ tằm chính hiệu sẽ có mùi khét như tóc và không cháy thành ngọn lửa.
Sau khi cháy hết sẽ thành muội than, bạn có thể dùng tay bóp thành những hạt li ti.
Ứng dụng của vải silk
Ứng dụng của vải silk hiện nay đã vô cùng sâu rộng, trở thành loại vải quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
Nổi bật nhất, vải lụa silk thường được biết tới thông qua ứng dụng in chuyển nhiệt kỹ thuật số làm tranh hoặc trong lĩnh vực may mặc.
In chuyển nhiệt kỹ thuật số
In nhiệt kỹ thuật số là một công nghệ in đẹp mắt, đảm bảo được bộ sáng và bóng của mực in trên chất liệu vải silk.
Vì vậy, công nghệ in này thường được sử dụng trên vải lụa để sản xuất những ấn phẩm quảng cáo hoặc tranh nghệ thuật như: tranh treo tường, tranh lụa treo bàn thờ, cờ, câu đối,…
Thời trang
Trong lĩnh vực thời trang, vải silk được sử dụng sản xuất đồ bikini, quần áo thể thao,thời trang vô cùng phổ biến.
Loại vải này phát huy được những ưu điểm về độ mềm mịn, cảm giác thoáng mát trên da cho người sử dụng.
Vải silk nổi tiếng là chất liệu sản xuất những bộ trang phục dành cho những bậc tiền bối trung niên bởi sự sang trọng, bền đẹp và rất dễ dùng, dễ bảo quản.
Trong khi đó, các chị em phụ nữ lại càng yêu thích các sản phẩm thời trang được làm từ vải silk hơn cả bởi bề mặt trơn láng, bóng mịn vô cùng thích mắt. Tiêu biểu như những chiếc đầm 2 dây sexy hay những chiếc áo balo,…
Cách phân biệt vải silk Việt, silk Hàn, silk Trung Quốc
Do thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều loại vải silk bên cạnh hàng sản xuất Việt Nam như vải silk Hàn Quốc, Trung Quốc.
Để nhận diện và sở hữu những sản phẩm đúng theo nhu cầu nhất, bạn cần nắm được 1 số đặc điểm cơ bản của 3 loại vải này.
- Vải silk Việt Nam: Đây là sản phẩm dệt tay thủ công nên khi sờ cảm nhận được sự mềm mại. Vò mạnh cũng không làm biến dạng vải đồng thời sở hữu những kiểu hoa văn đậm bản sắc văn hóa Việt.
- Vải silk Trung Quốc: Những tấm lụa có nguồn gốc từ Trung Quốc có màu sắc phong phú, họa tiết sặc sỡ bởi áp dụng công nghệ dệt in phun. Khi đốt tro thường vón cục do thành phần của vải chứa nhiều nilon.
- Vải silk Hàn Quốc: Loại vải lụa này có độ co giãn và mềm mịn nên được sử dụng nhiều trong may áo dài, tạo những bước đi uyển chuyển cho người mặc. Giá thành của sản phẩm cũng rẻ, hợp túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng Việt.
Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải silk
- Vải lụa tơ tằm được dệt tay tự nhiên trong quá trình vệ sinh và bảo quản tránh nhất những vị trí phơi tiếp xúc trực tiếp với nắng.
Đồng thời hạn chế tiếp xúc trực tiếp hóa chất lên bề mặt làm ảnh hưởng đến chất lượng vải.
- Nên giặt tay những sản phẩm được làm từ vải silk trước khi sử dụng bằng nước nhẹ nhàng.
- Nên giặt quần áo vải lụa sau khi giặt để tránh vải bị ố vàng.
- Đặc biệt không được tiếp xúc vải với nhiệt độ cao bởi vải mỏng và dễ cháy.
Hy vọng rằng những thông tin về vải silk mà chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp ích cho mọi
người trong quá trình tìm mua sản phẩm cho mình. Tiếp tục theo dõi chúng tôi để cược cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác xung quanh loại vải cao cấp này nhé.
Từ khóa » Silk Là Từ Loại Gì
-
Nghĩa Của Từ Silk - Từ điển Anh - Việt
-
Ý Nghĩa Của Silk Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Silk Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Nghĩa Của Từ Silk Bằng Tiếng Việt
-
Silk: Trong Tiếng Việt, Bản Dịch, Nghĩa, Từ đồng Nghĩa, Nghe, Viết ...
-
Vải Silk Là Gì? Ứng Dụng Của Vải Silk Trong Thời đại Ngày Nay
-
"silk" Là Gì? Nghĩa Của Từ Silk Trong Tiếng Việt. Từ điển Anh-Việt
-
Silk - Từ điển Số
-
Vải Silk Là Gì ? Đặc điểm, Cách Phân Biệt Vải Silk Việt, Hàn, TQ
-
Vải Silk Là Gì? Các Loại Vải Silk Và ứng Dụng Của Nó Trong đời Sống
-
Vải Silk Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Silk
-
Vải Lụa (Silk) Là Gì? Phân Loại, ưu Nhược điểm Và ứng Dụng Vải Lụa
-
Vải Silk Là Gì? Phân Loại, đặc điểm, ứng Dụng Vải Silk
-
Vải Silk Là Gì? 5 Điểm Nhấn Thú Vị Của Vải Silk - THE COTH