Vai Trò Của Luật Quốc Tế Trong Giai đoạn Hợp Tác đối Thoạihiện Nay

Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Xã hội học
Vai trò của luật quốc tế trong giai đoạn hợp tác đối thoạihiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.62 KB, 17 trang )

Lời nói đầuTrong thời đại ngày nay, có thể nói rằng hầu hết hành vi của các quốcgia trên phạm vi quốc tế, các quan hệ quốc tế trong mọi lĩnh vực của đờisống quốc tế và cả một số hành vi của các quốc gia trong phạm vi lãnh thổcủa mình, trong một chừng mực nhất định, đều được điều chỉnh bởi luậtpháp quốc tế. Đó là vì đa số các quốc gia, kể cả các cường quốc, đều muốnsống trong một thế giới ổn định và có thể dự báo trước được một cách tươngđối hành vi của các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế. Muốn có sự ổnđịnh đó, các quốc gia bắt buộc phải không ngừng hoàn thiện một khuôn khổpháp lý quốc tế nhất định trong từng thời kì lịch sử nhất định, tùy thuộc vàonhững phát triển của quan hệ quốc tế và nhu cầu khách quan của các quốcgia trong việc điều chỉnh các quan hệ nói trên. Trong giai đoạn hợp tác đốithoại hiện nay,sự phát triển của luật pháp quốc tế có vai trò quan trọng trongviệc điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống.đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, khoa học kĩ thuật, văn hoá xãhôi…I, Định nghĩa và khái quát về luật quốc tế.1, Định nghĩa:Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, đượccác quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng nên, trêncơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữacác quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đólà các nguyên tắc và các quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệtvề tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệquốc tế giữa những chủ thể này với nhau.2, Đặc trưng của luật quốc tế:1.Từ định nghĩa ta có thể tìm thấy những dấu hiệu chung nhất của luậtquốc tế, đó là:+ Thứ nhất, luật quốc tế được hình thành trên cơ sở đấu tranh và thoãthuận giữa các quốc gia có chủ quyền và bình đẳng với nhau trong quan hệquốc tế.+ Thứ hai, nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế chủ yếu do cácquốc gia xây dựng thông qua thoã thuận, bằng cách kí kết hoặc thông quacác điều ước quốc tế hoặc cùng thừa nhận những tập quán pháp lý quốc tếliên quan. Ngoài quốc gia là chủ thể cơ bản còn có các chủ thể khác của luậtquốc tế cũng tham gai xây dựng nên những nguyên tắc và quy phạm đó.+ Thứ ba, đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế bao gồm những quanhệ pháp lý vượt ra ngoài phạm vi của một quóc gia trong các lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, văn hoá, xã hôi, mà chủ yếu là các quan hệ mang tính chất chínhtrị.+ Thứ tư, luật quốc tế điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các quốc giavới nhau hoặc với các chủ thể khác của nó( tổ chức quốc tế liên chính phủ,dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, và nhóm chủ thể đặc biệt). Đólà các mối quan hệ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hôi,….+ Thứ năm, biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm hiệu quả của nhữngquy phạm pháp luật quốc tế được các chủ thể áp dụng đa dạng, thể hiện bằngcác hình thức đơn lẻ cũng như tập thể gây thiệt hại cho lợi ích của các chủthể vi phạmII, Vai trò của luật quốc tế trong giai đoạn hợp tác đối thoạihiện nay:1, Vai trò của luật quốc tế trong lĩnh vực hoà bình, an ninh, chính trị:1.1 Luật quốc tế góp phần gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế:2Trong các biện pháp và phương tiện bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế,pháp luật được coi là phương tiện hữu hiệu nhất. Luật điều chỉnh các hoạtđộng gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế chủ yếu bao gồm các điều ướcquốc tế toàn cầu, khu vực, đa phương và song phương, trực tiếp hoặc giántiếp liên quan đến lĩnh vực này.Hiến chương LHQ là điều ước quốc tế phổ cập có vai trò quan trọngnhất, đặt cơ sở nền tảng cho toàn bộ hệ thống luật quốc tế nói chung, cho giữgìn hòa bình và an ninh quốc tế nói riêng. Trong lời nói đầu, Hiến chương đãkhẳng định quyết tâm của các nước thành viên LHQ là: “Phòng ngừa chonhững thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần xảy ra trong đờichúng ta, gây cho nhân loại đau thương không kể xiết”. Ở phạm vi toàn cầu,ngoài Hiến chương LHQ, còn có các điều ước quốc tế trong lĩnh vực giải trừquân bị. Trong quan hệ song phương, có các điều ước quốc tế về hòa bình vàhữu nghị, được kí kết giữa các quốc gia láng giềng hoặc giữa các quốc gia,tuy ở cách xa nhau về mặt địa lý nhưng là bạn bè và đối tác tin cậy của nhau.Bên cạnh đó, còn có các điều ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng của quátrình giải trừ quân bị, được kí kết giữa các cường quốc quân sự hàng đầu thếgiới. Ngoài các điều ước quốc tế song phương và đa phương, toàn cầu vàkhu vực, trực tiếp điều chỉnh các vấn đề về giữ gìn hòa bình và an ninh quốctế, các nghị quyết quan trọng cuả LHQ, mang tính khuyến nghị cũng đượccoi là phương tiện bổ trợ nguồn trong lĩnh vực này.Ngay trong các nguyên tắc của Luật quốc tế, vai trò này đã được thểhiện rất rõ, nhất là nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lựctrong quan hệ quốc tế. Nội dung của nguyên tắc này được ghi nhận cụ thểtrong Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng LHQ: “Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từbỏ việc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực để vi phạm biên giới quốc gia3của các nước khác hoặc dùng nó làm phương tiện để giải quyết các tranhchấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề có liên quan đếnbiên giới các nước”. Nguyên tắc này không chỉ bao gồm việc cấm sử dụnglực lượng vũ trang hoặc khuyến khích sử dụng vũ trang mà còn cấm cảnhững biện pháp khác nhằm chống lại chủ quyền thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ của quốc gia. Thuật ngữ “vũ lực” theo Hiến chương LHQ không chỉđơn thuần là sức mạnh vũ trang mà còn được hiểu bao gồm cả các loại sứcmạnh phi vũ trang khác như sức mạnh về kinh tế, chính trị, sử dụng lựclượng vũ trang không nhằm tấn công xâm lược quốc gia khác nhưng để gâysức ép, đe dọa đến quốc gia đó. Những hoạt động này cũng bị coi là vi phạmnguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực.Trước đây, khi sức mạnh quân sự thường được các nước tận dụng mộtcách triệt để thì hiện nay, trong giai đoạn hợp tác và đối thoại, vị trí của biệnpháp này đã bị suy giảm. Luật quốc tế bằng những quy định của mình đã,đang và sẽ giúp cho con người tránh khỏi những cuộc chiến tranh khốc liệt.Một cơ chế mới đã được Luật quốc tế quy định nhằm giải quyết những vấnđề liên quan đến an ninh quân sự thông qua LHQ và Hội đồng bảo an. Với192 thành viên, LHQ với Hội đồng bảo an đang trở thành cơ quan có vai tròrất quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.Các tổ chức quốc tế và các quốc gia đã nỗ lực tham gia vào công việcgìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế như hoạt động gìn giữ hòa bình ở châuPhi, đàm phán về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, triển khai mộtphái bộ của Liên minh châu Âu tới Kosovo dưới sự bảo trợ của LHQ…Ngày 16/12/2008, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua một nghị quyết nhằmtiếp thêm động lực cho tiến trình hoà bình giữa Israel và Palestine. Đây làlần đầu tiên trong vòng 5 năm qua Hội đồng bảo an LHQ gồm 15 nước4thành viên đã thông qua một nghị quyết liên quan đến Trung Đông. Nhưvậy, có thể thấy, rất nhiều vấn đề có ảnh hưởng đến hòa bình và an ninhquốc tế hiện tại đang được luật quốc tế điều chỉnh và giải quyết theo nguyêntắc hoà bình đối thoại và hơpk tác cùng phát triển.1.2 Vai trò của luật quốc tế trong lĩnh vực chính trị :Luật quốc tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quanhệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Sự hợp tác và các mối quan hệ banggiao giữa các quốc gia chỉ có thể phát triển trong môi trường ổn định và cóđủ độ tin cậy lẫn nhau. Pháp luật quốc tế là phương tiện có ý nghĩa quantrọng trong việc tạo lập môi trường ổn định đó. Bên cạnh các quy phạm tùynghi cho phép các chủ thể có quyền thỏa thuận để lựa chọn cách xử sự chomình, pháp luật quốc tế còn chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm mệnh lệnhcó giá trị bắt buộc đối với mọi chủ thể khi tham gia quan hệ quốc tế nhưnguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không canthiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nguyên tắc các quốc gia cótrách nhiệm hợp tác với nhau, nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kếtquốc tế…một mặt, các nguyên tắc, quy phạm này đóng vai trò làm nền tảngcho việc thiết lập và phát triển quan hệ bền vững,lâu dài giữa các chủ thể.Mặt khác, trên cơ sở các nguyên tắc và quy phạm đó một trật tự sẽ đượcthiết lập trong đó quốc gia cũng như các chủ thể khác của pháp luật quốc tếphải tôn trọng, thực hiện tất cả những cam kết quốc tế của mình và phải chịutrách nhiệm về những hành vi vi phạm cam kết quốc tế đó. Chính điều nàysẽ tạo ra sự tin tưởng và thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác giữa các quốcgia trên tất cả các lĩnh vực, cho dù các quốc gia này có chế độ chính trị - xãhội và hệ thống pháp luật khác nhau.5Trong giai đoạn hợp tác và đối thoại hiện nay vai trò của luật quốc tếđối với tình hình chính trị của thế giới là vô cùng quan trọng. Điều đó thểhiện thông qua việc kí kết nhiều điều ươc song phương và đa phương vềngoại giao, mở rộng quan hệ về chính trị giữa các quốc gia. Đặc biệt phảinói đến sự ra đời của nhiều cộng đồng các quốc gia liên minh với nhau vềchính trị để từ đó thúc đẩy sự phát triển về kinh tế văn hoá xã hôi, giải quyếthoà bình và an ninh chung cho các quốc gia thành viên. Điển hình đó là sựra đời và hoạt động rất mạnh mẽ của Liên minh châu Âu EU. EU ra đời năm1951 và hiện tại có 27 thành viên. Đây thực sự là một khối cộng đồng cácquốc gia hùng mạnh, là một liên minh chính trị sâu sắc với những đặc trưng:•Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lạivà cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.•Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị việnchâu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.•Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợptác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyềnquốc gia trên lĩnh vực này.•Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.•Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường,xã hội, nghiên cứu...•Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhậpcư, quyền cư trú và thị thựcNhư vậy, sự ra đời và hoạt động của EU đã tạo ra cho thế giới mộtcộng đồng các quốc gia lớn mạnh và thực sự trở thành một đối trọng lớn vềmặt chính trị, quốc phòng cũng như về kinh tế đối với các cường quốc như6Mỹ, Nga, góp phần giảm chiến tranh và bạo lực giữa các quốc gia. Nâng caotinh thần đối thoại hợp tác trong các lĩnh vực của các chủ thể luật quốc tế.Ở một phạm vi hẹp hơn đó là sự ra đời của cộng đồng các quốc giaASEAN. Đây là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của cácquốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia,Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nướctrong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo độngvà bất ổn tại những nước thành viên. Sự ra đời của ASEAN mặc dù cònnhiều hạn chế không thể so sánh về quy mô và chất lượng vợi EU nhưng vớisự ra đời cua mình ASEAN đã khẳng định một tiếng nói riêng của mình,những quốc gia bé nhỏ đang phát triển giờ đây đã biết dựa vào nhau để tạothành một khối thống nhất chống lại những thù địch bên ngoài cũng như giảiquyết êm thoã những mâu thuẫn bên trong.2. Vai trò của luật quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thuơng mại:2.1 Quan hệ thương mại quốc tế:Để đảm bảo quyền và lợi ích của nhau trong thương mại, đảm bảo quá trìnhphát triển có hiệu quả của hợp tác kinh tế quốc tế, Luật quốc tế là công cụpháp lí điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Đó là sự ra đời của tổ chứcthương mại thế giới WTO nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thươngmại giữa các nước. Những quy tắc này ghi nhận trong Hiến chương củaWTO. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc vềThương mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948. Hiến chương quyđịnh, ngoài việc là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại, WTO cònhoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thànhviên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Không giống như các tổ7chức quốc tế khác, WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyếtđịnh của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đốivới thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thànhviên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họtin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO Hiếnchương ITO đề cập tới các vấn đề chung nhất về lĩnh vực thương mại, nhưcác điều kiện hợp tác chung của các quốc gia trong lĩnh vực thương mại; quyđịnh chế độ pháp lí mà các bên hữu quan dành cho nhau trong lĩnh vực thuếquan, xuất - nhập khẩu hàng hóa, thương mại, hàng hải, vận tải và quá cảnh;hoạt động của thể nhân, pháp nhân nước kí kết này trên lãnh thổ nước kí kếtkhác đều dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia thông qua các điều ước quốctế song phương và đa phương. Trên cơ sở đó, các thỏa thuận và hoạt động vềtừng lĩnh cụ thể của hợp tác thương mại giữa các quốc gia mới được triểnkhai. Ví dụ, liên quan đến quan hệ trao đổi thương mại cụ thể, các bên có thểkí kết các hiệp định thương mại quốc tế, ghi nhận số lượng hạn định đượcchính phủ các bên hữu quan nhất trí đồng ý và ghi nhận trong danh mục traođổi hàng hóa giữa các bên. Theo các quy định của hiệp định dài hạn, danhmục hàng hóa có thể được bổ sung và quy định rõ thêm theo sự thỏa thuậnđồng ý của các bên hữu quan. Theo quy định, hàng năm các chính phủ sẽ kínghị định thư về cung cấp hàng hóa trên cơ sở của hiệp định dài hạn. Nộidung pháp lí quốc tế cơ bản của hiệp định lưu thông hàng hóa là vấn đềchính phủ các bên hữu quan thỏa thuận nhất trí chung số lượng hạn địnhhàng hóa và nghĩa vụ tương ứng dành cho mỗi quốc gia tham kết.Tất cả các hiệp định hàng hóa đều góp phần quan trọng trong việc ổnđịnh giá cả của thị trường thế giới bằng biện pháp cân bằng giữa cung vàcầu, mở rộng hợp tác quốc tế trên thị trường thế giới, đảm bảo tư vấn giữacác quốc gia, cải thiện tình hình trong nền kinh tế thế giới, phát triển thương8mại, quy định giá cả hợp lí đối với sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệukhoáng sản…Hiện nay, đã có nhiều thoã thuận kí kết giữa các quốc gia với nhau,giữa các khu vực về hợp tác thương mại, ta có thể nói đến việc Ban Thư kýHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ban thư ký Diễn đàn hợptác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã đưa ra sáng kiến nhằm thúcđẩy thương mại giữa các quốc gia ASEAN và các nền kinh tế thành viênAPEC. Với việc thúc đẩy hoạt động thương mại này sẽ mở ra một cơ hội lớncho tất cảc các quốc gia Đông nam á có thể đẩy mạnh phát triển thương mạiđặc biệt khi tiếp xúc với những nền kinh tế thương mại lớn trong cộng đồngAPEC như Mỹ, Nhật… để có thể kêu gọi được sự đầu tư và hợp tác pháttriển kinh tế thương mại của những đối tác này. Vì bên cạnh lĩnh vực thươngmại, Ban Thư ký hai bên đã xác định các lĩnh vực khác có thể phối hợp hoạtđộng như khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), giảm nhẹ thảm họa,kết nối hệ thống cung ứng sản phẩm, y tế và quản lý dự án.2.2 Quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế:Quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế phát sinh trong mọi lĩnh vực hợptác kinh tế quốc tế khác nhau giữa các quốc gia, như trong hoạt động thươngmại quốc tế, giúp đỡ về kinh tế và kĩ thuật, trong lĩnh vực đầu tư… Cũngnhư hợp tác quốc tế thương mại, quan hệ hợp tác tài chính - tiền tệ quốc tếhầu hết là trên cơ sở các thỏa thuận quốc tế mà quan trọng hơn cả là các hiệpđịnh tín dụng và hiệp định thanh toán. Hiệp định tín dụng điều chỉnh quan hệgiữa các quốc gia trong việc giúp đỡ kĩ thuật, khi xây dựng các cơ sở côngnghiệp, khi tiến hành các hoạt động mậu dịch hàng hóa. Hiệp định thanhtoán quốc tế là công cụ pháp lí để điều tiết các quan hệ tiền tệ, tài chính quốctế khác giữa các quốc gia. Đây là các hiệp định liên chính phủ về trình tựthanh toán sau khi cung cấp hàng hóa hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ9hay các hoạt động thương mại và phi thương mại khác trong quan hệ thươngmại quốc tế.Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ thế giới đáng nói chính là sự ra đờicủa Quỹ tiền tệ thế giới( IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tàichính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng nhưhỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Để thành lập ra quỹ này,các nứơc thành viên đã kí kết một hiệp ước, có thể được xem là hiến chươngcủa tổ chức này. IMF ra đời làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu,thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế,đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Vớingoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvaluvà Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc tham gia trực tiếpvào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác. Trongnhững thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiềntệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việcđáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMFthích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuậtcông nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế củacác thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽhơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.Rõ ràng IMF với những hiệp định, kí ước trong tổ chức này đã góp phầnđiều chỉnh quan hệ tiền tệ tài chính của các nước thành viên nói riêng và củatoàn thế giới nói chung. Giúp tăng cưòng khả năng hội nhập quốc tế chonhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia còn nhiều khó khăn về kinh tế tàichính.2.3 Các hoạt động đầu tư nước ngoài :10Để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động đầu tư nước ngoài, cộngđồng quốc tế đã sử dụng điều ước quốc tế đa phương và song phương là chủyếu. Cho đến nay, chưa có điều ước quốc tế đa phương toàn cầu nào điềuchỉnh toàn bộ các lĩnh vực của đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các điều ướcsong phương và đa phương khu vực đã điều chỉnh hầu hết quan hệ giữa cácnước trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Rất nhiều hiệp định song phươngvề khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được kí kết. Các nước xuất khẩu vốnlớn trên thế giới và hơn 80 quốc gia đang phát triển đã tham gia vào các hiệpđịnh song phương thuộc loại này. Tuy các hiệp định song phương về đầu tưcó hạn chế là chỉ ràng buộc hai quốc gia tham gia hiệp định nhưng chúng đãgóp phần đặt nền móng cho một khuôn khổ đầu tư quốc tế mà cộng đồng cácquốc gia có quyền hi vọng cuối cùng sẽ thu hút được sự nhất trí của tất cảcác nước trên thế giới.Bên cạnh hiệp định song phương, hiệp định đầu tư đaphương khu vực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cái nềnmóng ấy.3. Vai trò của luật quốc tế trong các lĩnh vực văn hoá, xã hôị, khoa học-kĩ thuật và các lĩnh vực khác:3.1 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật:Trong quá trình trao đổi các thành quả khoa học - kĩ thuật giữa các quốc gia,cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ này ngày càng hoàn thiện, hệthống hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực khoa hoc - kĩ thuật được hình thành.Hệ thống các quy phạm luật quốc tế điều chỉnh hợp tác của các quốc giatrong lĩnh vực khoa học kĩ thuật đã tạo nên nền tảng của hợp tác quốc tế vềkhoa học - kĩ thuật.Các hiệp định về hợp tác khoa hoc – kĩ thuật xác định các triển vọngchung, xu hướng mới và các lĩnh vực hợp tác thương mại – kinh tế, côngnghiệp và khoa học – kĩ thuật đồng thời đưa ra các hình thức tổ chức được11thành lập giúp đỡ thúc đẩy việc thực hiện sự hợp tác này trong thời hạn quyđịnh.Bên cạnh đó, các hiệp định về hợp tác khoa học – kĩ thuật tạo điềukiện thuận lợi cho các nước đang phát triển tiếp cận có hiệu quả thành tựukhoa học –kĩ thuật và công nghệ. Trong các hiệp định quy định các bên cónghĩa vụ giúp đỡ thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức và xí nghiệp hữu quancủa cả hai quốc gia, tạo lập các điều kiện thích hợp để thực hiện và phát triểnquá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.Ngày nay, nhờ áp dụng các thành tựu khoa học – công nghệ, lựclượng sản xuất ngày càng phát triển, giao lưu quốc tế đã phá vỡ tính chất tựnhiên, khép kín, biệt lập trong phạm vi quốc gia, mở rộng không gian và môitrường quốc tế, hình thành thị trường thế giới thống nhất và rộng mở. Trongđiều kiện đó, pháp luật với những phương tiện hợp tác đa dạng, phong phúvà rất linh hoạt như Điều ước quốc tế, diễn đàn hợp tác quốc tế, tổ chứcquốc tế…đã đóng vai trò quan trọng trong việc vừa bảo đảm chủ quyền vàlợi ích quốc gia, vừa thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa cácquốc gia trên tất cả các lĩnh vực.3.2 Vai trò của luật quốc tế đối với các vần đề xã hội, văn hoá:Trong pháp luật quốc tế, vấn đề quyền con người chính thức được ghinhận lần đầu tiên tại Hiến chương Liên Hiệp Quốc và tuyên ngôn quyền conngười 1948. Kể từ đó, bảo vệ quyền con người đã trở thành trách nhiệm củatất cả các quốc gia trên thế giới và nguyên tắc bảo vệ quyền con người trởthành một trong những nguyên tắc của pháp luật quốc tế.Tính đến nay, có rất nhiều công ước đa phương về quyền con ngườiđã được kí kết. Đó là chưa kể đến các công ước về quyền con người mangtính khu vực như công ước về nhân quyền ở Châu Âu, công ước về nhânquyền ở Châu Mỹ, Hiến chương về quyền con người ở Châu Phi. Trong các12công ước này, có công ước đề cập toàn diện đến các quyền cơ bản của conngười nhưng cũng có những công ước chỉ đề cập đến quyền cơ bản của mộtsố đối tượng cụ thể như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn…hoặc chỉ đề cập đếnquyền con người trong một lĩnh vực cụ thể như chống phân biệt chủng tộc,chống diệt chủng, bảo hộ nạn nhân chiến tranh…Pháp luật quốc tế không dừng lại ở việc ghi nhận các quyền cơ bảncủa con người mà còn có cả những biện pháp bảo đảm cho các quyền đóđược thực hiện trên thực tế. Các biện pháp trừng phạt về kinh tế, ngoại giao,quân sự…không chỉ được cộng đồng quốc tế áp dụng với những các quốcgia có hành vi đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế mà cònđược áp dụng cả với những quốc gia có hành vi vi phạm các quyền cơ bảncủa con người đã được ghi nhận trong các Điều ước quốc tế.Trong vấn đề văn hoá xã hôị, giáo dục phải kể đến sự ra đời của tổchức UNESCO- Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệpquốc UNESCO được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 1945 với việc ký kếtCông ước thành lập của UNESCO, ngày 4 tháng 11 năm 1946, là một trongnhững tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích"thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa đểđảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản chotất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo"(Công ước thành lập UNESCO).Vai trò của UNESCO thể hiện: Khuyến khích sự hiểu biết và thôngcảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộngrãi; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự dogiao lưu tư tưởng bằng ngôn ngữ và hình ảnh; Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáodục quần chúng và truyền bá văn hóa; Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến13thức. Như vậy, thông qua UNESCO với những nội quy luật lệ của tổ chứcnày đã trở thành nguồn của luật quốc tế điều chỉnh đời sống văn hoá xã hộicủa thế giới nói chung giúp nền văn hoá xã hội thế giới ngày càng gắn kết vàphát triển mạnh mẽ trong xu thế hội nhập.III. Tác động của luật quốc tế đối với Việt Nam.Về mặt chính trị, Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên HiệpQuốc từ năm 1977, Hiện nay, sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc đã góp phầntích cực phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.Đồng thời, Liên Hợp Quốc trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khaicác nhiệm vụ đối ngoại. Vị thế và vai trò của Việt Nam tại Liên Hợp Quốcngày càng được nâng cao. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Namở Liên Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở đểViệt Nam ứng cử vào ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LiênHợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.Về lĩnh vực thương mại, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chứcthương mại thế giới WTO vào tháng 10 năm 2006. các nguyên tắc cơ bảncủa WTO là không phân biệt đối xử và minh bạch hóa. Nguyên tắc khôngphân biệt đối xử được bảo đảm thông qua Quy chế tối huệ quốc (MFN - cónghĩa là không phân biệt đối xử giữa các nước đối tác của mình) và Quy chếđối xử quốc gia (NT - có nghĩa là không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp,sản phẩm, dịch vụ trong nước với doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của nướcngoài). Với việc ra nhập WTO Việt Nam đang đứng trước những thời cơthuận lợi để phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu kinh tế, thu hút đàu tư nươcngoài cho việc phát triển kinh tế trong nước. Tuy nhiên, những khó khăn vàthách thức cũng không ít. Nếu không theo kịp xu thế của thời đại thì nền14kinh tế đất nước sẽ nhanh chóng tụt hậu, và thậm chí còn có thể bị các nềnkinh tế lớn khác nuốt chửng.Về vấn đề nhân quyền, Việt Nam đã trở thành thành viên của hầu hếtcác công ước quốc tế quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con người , cụthể là 8 công ước sau: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước vềquyền Kinh tế, Văn hoá, Xã hội; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phânbiệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủngtộc; Công ước Quyền Trẻ em; và hai Nghị định thư bổ sung về trẻ em trongxung đột vũ trang và chống sử dụng trẻ em trong các hoạt động mại dâm vàtranh ảnh khiêu dâm; Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác Apác-thai; Công ước về không áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tộiphạm chiến tranh và tội chống nhân loại. Kể từ khi trở thành thành viên củaTổ chức Lao động thế giới (ILO), Việt Nam đã gia nhập 15 công ước quốctế về quyền lao động, trong đó có những công ước quan trọng như: Côngước số 5 về Tuổi tối thiểu của trẻ em được tham gia vào lao động côngnghiệp; Công ước số 100 về Trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ;Công ước số 111 về Không phân biệt đối xử trong việc làm và nghềnghiệp…Về văn hoá xá hội thì Việt Nam chính thức gia nhập UNESCO từtháng 7/1976 .Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam được thành lậpngày 5/7/1977. Với sự kiện này đã giứp cho Việt Nam có nhiều cơ hội đểphát triển một nền văn hoá xã hội khoa học uyên bác và phù hợp với nền vănminh nhân loại.15KẾT BÀITrước đây, hiện nay và mãi về sau này, pháp luật quốc tế vẫn luôn thểhiện sự thỏa hiệp về lợi ích giữa các chủ thể, trước hết là giữa các quốc giatrong quá trình vừa đấu tranh vừa hợp tác với nhau. Pháp luật quốc tế cũngđồng thời phản ánh tương quan giữa các lực lượng tiến bộ và lực lượng phảnđộng trên trường quốc tế. Hiện nay, tương quan lực lượng của cuộc đấutranh trên vũ đài quốc tế đang nghiêng về phía các lực lượng đấu tranh chohòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, do đó pháp luật quốc tếcũng đang phát triển theo chiều hướng ngày càng tiến bộ.16MỤC LỤC17

Tài liệu liên quan

  • Bình luận về vai trò của LQT trong giai đoạn hợp tác và đối thoại hiện nay Bình luận về vai trò của LQT trong giai đoạn hợp tác và đối thoại hiện nay
    • 11
    • 694
    • 0
  • Báo cáo Báo cáo "Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ - bước phát triển của Luật quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền cơ bản của phụ nữ " pot
    • 3
    • 683
    • 3
  • Đề tài : NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG VIỆC THỰC THI LUẬT QUỐC TẾ pdf Đề tài : NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ TRONG VIỆC THỰC THI LUẬT QUỐC TẾ pdf
    • 11
    • 521
    • 3
  • VAI TRÒ CỦA ĐIỆN DI PROTEIN TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI LAO PHỔITÓM TẮT Mục pptx VAI TRÒ CỦA ĐIỆN DI PROTEIN TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI LAO PHỔITÓM TẮT Mục pptx
    • 14
    • 711
    • 2
  • LÊ THỊ lý  VAI TRÒ của LUẬT PHÁ sản TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG LÊ THỊ lý VAI TRÒ của LUẬT PHÁ sản TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG
    • 27
    • 789
    • 5
  • VAI TRÒ của CHI TIÊU CÔNG TRONG GIAI đoạn 2006 đến NAY VAI TRÒ của CHI TIÊU CÔNG TRONG GIAI đoạn 2006 đến NAY
    • 30
    • 699
    • 0
  • Vai trò của luật quốc tế trong giai đoạn hợp tác đối thoạihiện nay Vai trò của luật quốc tế trong giai đoạn hợp tác đối thoạihiện nay
    • 17
    • 2
    • 10
  • Vai trò của luật so sánh trong hoạt động giải thích pháp luật Vai trò của luật so sánh trong hoạt động giải thích pháp luật
    • 7
    • 690
    • 8
  • Vai trò của real-time PCR trong chẩn đoán các tác nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới - Phạm Hùng Vân Vai trò của real-time PCR trong chẩn đoán các tác nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp dưới - Phạm Hùng Vân
    • 31
    • 285
    • 0
  • Nghiên cúu vai trò của FDG PET-CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng (FULL TEXT) Nghiên cúu vai trò của FDG PET-CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh và mô phỏng lập kế hoạch xạ trị ung thư vòm mũi họng (FULL TEXT)
    • 137
    • 162
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(155.5 KB - 17 trang) - Vai trò của luật quốc tế trong giai đoạn hợp tác đối thoạihiện nay Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ví Dụ Vai Trò Của Luật Quốc Tế