Văn Học Dân Gian Là Gì - Colearn
Có thể bạn quan tâm
Văn học dân gian là một trong những bộ phận quan trọng góp phần tạo nên tính đa dạng và phong phú của nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Song, không phải ai cũng có nhìn nhận đúng đắn và hiểu hết và các nét đặc trưng của thể loại này.
Cùng CoLearn tìm hiểu và thuộc lòng tất tần tật những khái niệm về văn học dân gian là gì trong bài viết dưới đây nhé. Đặc biệt, bài viết còn cung cấp thêm thông tin về các thể loại văn học dân gian quen thuộc giúp các bạn học sinh dễ nhận định hơn.
Văn học dân gian góp phần tạo nên tính phong phú cho nền văn học Việt Nam
Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian Việt Nam là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được hình thành và phát triển bởi nhiều tầng lớp nhân dân kể từ thời công xã nguyên thủy. Thể loại này đã được lưu truyền và giữ gìn qua nhiều thế hệ cho tới hiện nay bằng hình thức truyền miệng.
Văn học dân gian được đúc kết từ chính sinh hoạt thường ngày và kinh nghiệm sống của tập thể nhân dân. Qua đó, thể hiện rõ được nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người về đời sống lao động cũng như đời sống cộng đồng. Để học tốt môn Ngữ Văn các em nên đăng ký gia sư online uy tín của Colearn giúp các em học sinh nắm vững kiến thức dễ dàng.
Tác giả của văn học dân gian trải rộng từ người nông dân lao động đến thành phần tri thức với cùng chung mục đích phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất nhằm giảm gánh âu lo, cải thiện đời sống tinh thần vui vẻ, sinh động hơn. Nắm vững khái niệm về văn học dân gian là gì cùng từ chỉ đặc điểm sẽ giúp học sinh học tốt Văn hơn.
Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng bởi nhiều tầng lớp nhân dân
Giá trị nghệ thuật của văn học dân gian
Từ định nghĩa kể trên, hẳn là bạn đã có thể suy ra văn học dân gian có giá trị như thế nào đúng không?
Văn học dân gian Việt Nam mang lại cho người đọc giá trị nghệ thuật trên nhiều phương diện, bao gồm: giáo dục tri thức, đạo lý làm người và tính thẩm mỹ cực kỳ to lớn.
Mỗi giá trị sẽ được thể hiện cụ thể như sau:
Văn học dân gian chứa kho tàng tri thức quý giá của con người
Văn học dân gian Việt Nam được ví như một kho tàng trí thức cực kỳ giá trị, mang lại những hiểu biết đa dạng thuộc mọi lĩnh vực đời sống, như: tự nhiên, con người, lịch sử, v.v.
Hầu hết các kiến thức ấy đều gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có thể được áp dụng dễ dàng qua bao thế hệ nhờ cách trình bày sinh động, dễ nhớ. Nhiều tình huống truyện cũng được xây dựng trong bối cảnh văn học dân gian. Vì vậy, học sinh cần nắm vững khái niệm về văn học dân gian là gì để học tốt môn Ngữ Văn.
Văn học dân gian đề cao các đạo lý làm người
Thông qua các bài văn học, thơ ca dân gian, thế hệ đi trước để lại cho con cháu đời sau nhiều giá trị giáo dục quý báu về tinh thần yêu nước, yêu quê hương, đồng loại, tinh thần nhân đạo, lạc quan cùng tinh thần chiến đầu anh dũng, bất khuất, v.v.
Hơn thế nữa là mong muốn hình thành và uốn nắn những phẩm chất tốt đẹp nơi mỗi người sao cho ai ai cũng đều có thể hướng đến giá trị chân thiện mỹ đích thực. Học tập theo thư viện bài giảng trực tuyến của Colearn giúp các em học tập môn Ngữ Văn cùng các môn học khác tốt hơn.
Văn học dân gian giúp xây dựng các giá trị tốt đẹp của con người
Văn học dân gian mang lại những giá trị thẩm mỹ vô cùng to lớn
Văn học dân gian được chắt lọc từ chính quan niệm thẩm mỹ của nhân dân ở từng thời đại. Mỗi thời đại đều có những môi trường phát triển, nhân sinh quan riêng biệt.
Từ đó, mài dũa dần dần để giờ đầy, vừa tạo ra bản sắc riêng cho văn hóa dân tộc vừa trở thành chuẩn mực về nghệ thuật cho thế hệ sau noi theo. Học sinh cần ghi nhớ kiến thức về văn học dân gian cùng cách học thuộc Văn hiệu quả để đạt điểm cao môn học này hơn.
3 Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
Bên cạnh những giá trị nghệ thuật thì đặc tính của văn học dân gian cũng là vấn đề được các bạn học sinh quan tâm. Vậy, văn học dân gian có những đặc trưng nào?
Đặc trưng 1: Tính nguyên hợp của nền văn học dân gian
Đầu tiên phải kể đến tính nguyên hợp của văn học dân gian khi kết hợp hài hòa các hình thái của ý thức xã hội lại với nhau trong nhiều các thể loại. Cụ thể hơn, hầu hết nội dung trong văn học dân gian phản ánh thực trạng đời sống từ thời nguyên thủy cho đến xã hội hiện đại, đổi mới và phát triển theo từng cấp độ nhất định. Nắm vững khái niệm văn học dân gian là gì cùng đặc trưng của nó sẽ giúp các em hiểu sâu kiến thức hơn.
Văn học dân gian thường tồn tại dưới 3 hình thức chính yếu: tồn tại thông qua văn tự, tồn tại trong trí nhớ nhân dân và tồn tại bằng hoạt động diễn xướng. Trong đó, tồn tại bằng hoạt động diễn xướng là dạng tồn tại chuẩn xác nhất.
Đặc trưng 2: Tính tập thể của văn học dân gian
Tính tập thể của văn học dân gian được thể hiện qua việc chúng được sáng tạo bởi nhiều tầng lớp nhân dân, thậm chí, ra đời một cách chớp nhoáng, tự nhiên mà không cần bất kỳ sự chuẩn bị nào.
Hơn nữa, văn học dân gian còn có tính truyền miệng trong nhân dân, được mọi người thưởng thức, biểu diễn và đồng lòng công nhận những thành tựu nhất định. Khi nắm vững khái niệm và đặc trưng văn học dân gian là gì, học sinh có thể biết cách làm văn thuyết minh hay để đạt điểm cao hơn.
Đặc trưng 3: Tính liên kết mật thiết giữa văn học dân gian với đời sống con người
Đặc tính dễ thấy nhất nơi văn học dân gian là tính gần gũi với đời sống sinh hoạt của nhân dân. Toàn bộ mọi hoạt động từ lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng đến chuyện gia đình đều có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo.
Văn học dân gian còn có tính ứng dụng cao, như: lời hát ru trẻ thơ từ thuở nhỏ, bài dân ca sử dụng trong các nghi lễ quan trọng, truyền thuyết liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, v.v. Trong quá trình học tập các em nên tham khảo giải bài tập SGK các môn để hiểu được cách giải các dạng bài tập quan trọng. Từ đó giúp nâng cao năng lực bản thân hiệu quả.
Văn học dân gian có mối liên hệ mật thiết với đời sống nhân dân
Tổng hợp các thể loại văn học dân gian quen thuộc
Khi đã nắm vững khái niệm văn học dân gian là gì thì văn học dân gian có bao nhiêu thể loại? Đó là những thể loại gì và được phân chia như thế nào? là câu hỏi CoLearn nhận được nhiều nhất từ các bạn học sinh.
Theo đó, văn học dân gian Việt Nam được chia thành 3 nhóm cơ bản, bao gồm: nhóm tự sự, nhóm trữ tình và nhóm kịch.
Xem thêm: Chia sẻ 5 Cách học giỏi môn Văn lớp 9 cực kỳ hiệu quả
Nhóm tự sự của văn học dân gian
Nhóm tự sự của văn học dân gian bao gồm 3 hình thức chính: văn xuôi, thơ ca và các câu nói vần. Mỗi hình thức tượng trưng cho các thể loại văn học sau:
- Văn xuôi tự sự: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười.
- Thơ ca tự sự: truyện thơ, vè, ca dao, sử thi.
- Câu nói vần sinh động, dễ nhớ: tục ngữ, câu đố.
Nhóm trữ tình của văn học dân gian
Nhóm tự sự của văn học dân gian bao gồm 2 hình thức chính: thơ ca trữ tình liên quan đến nghi lễ và thơ ca trữ trình không liên quan đến nghi lễ. Mỗi hình thức tượng trưng cho các thể loại văn học sau:
- Thơ ca trữ tình liên quan đến nghi lễ: bài ca nghi lễ lao động, sinh hoạt và tế thần.
- Thơ ca trữ trình không liên quan đến nghi lễ: bài ca giao duyên, sinh hoạt, lao động.
Để học tốt kiến thức về văn học dân gian các em có thể tham khảo chuyên đề các tác phẩm trọng tâm Ngữ Văn 10 tại đây: https://colearn.vn/thu-vien/chuyen-de/chuyen-de-tac-pham-trong-tam-1637657788
Nhóm kịch của văn học dân gian
Nhóm kịch của văn học dân gian là tổng hợp các loại hình ca kịch và trò diễn dân gian, có tích truyện. Một số thể loại nổi bật có thể kể tới như: tuồng, múa rối, và chèo sân đình.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về văn học dân gian là gì. CoLearn hy vọng rằng qua bài viết, các bạn học sinh sẽ nắm rõ hơn mọi thông tin cần thiết cũng như biết cách hành văn cho các bài văn học dân gian.
Từ khóa » Tính Dân Dã Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Dân Dã - Từ điển Việt
-
Dân GIÃ Hay Dân DÃ? Theo Bạn Đâu Mới Là Từ Đúng Chính Tả?
-
Dân Dã Hay Dân Giã Là đúng? Cần Hiểu Chính Xác Tiếng Việt
-
Dân Dã - Wiktionary Tiếng Việt
-
Dân Dã Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Hương Vị Món ăn Dân Dã Xứ Nghệ - Báo Lao động
-
[PDF] Góp Bàn Về Mấy Khái Niệm Dân Tộc, Dân Dã, Dân Gian Trong Văn Hóa ...
-
Nét đặc Trưng Trong Văn Hóa ẩm Thực Việt Nam