Về Hai Chữ “đái” Của GS Nguyễn Lân - Báo Người Lao động
Có thể bạn quan tâm
1. “Ái đái (đái: đội trên đầu): Thân thiết và tôn trọng (cũ); Tỏ lòng ái đái đối với ông thầy”.
Đúng là chữ “đái” 戴 (đọc chệch là “đới”) có một nghĩa là “đội” (như: 不 共 戴 天 - Bất cộng đái (đới) thiên - Không đội trời chung)... nhưng “đái” 戴 trong từ “ái đái” 愛 戴 (tự hình giống nhau) lại có nghĩa là “tôn kính” chứ không có nghĩa “đội trên đầu” như GS Nguyễn Lân giảng.
Chúng tôi xin đưa ra một vài dẫn chứng:
- “Hán Việt tự điển” (Thiều Chửu): “đái 戴: 1. Ðội, phàm để cái gì lên đầu mà đội đều gọi là đái. 2. Tôn kính, như [ái đái] 愛 戴 yêu chuộng, yêu mà bốc người lên gọi là ái đái”.
- “Từ điển Hán Việt” (Trần Văn Chánh): “đới, đái 戴: 1. Đội, đeo: 戴 帽 子 (đái mạo tử) đội mũ; 戴 眼 鏡 (đái nhãn kính) đeo kính; 2. Kính (trọng), quý trọng: 愛 戴 [ái đái] kính yêu; 擁 戴 [ủng đái] ủng hộ và quý trọng”.
Như vậy, “đái” trong “ái đái” phải được hiểu theo nghĩa thứ hai mà Thiều Chửu và Trần Văn Chánh đã giảng, không phải nghĩa thứ nhất GS Nguyễn Lân lầm tưởng. Có lẽ GS Nguyễn Lân suy đoán: vì “thân thiết và tôn trọng” nên mới “đội lên đầu” chăng?
2. “Bạch đái (bạch: trắng, rõ ràng; đái: đeo lấy): Bệnh khí hư của phụ nữ: Một nguyên nhân của bệnh bạch đái là sự thiếu vệ sinh”.
Chữ “đái” 帶 (động từ) có một nghĩa là “đeo” [như: đái đao 帶刀 đeo dao, đái kiếm 帶 劍 đeo kiếm] giống như GS Nguyễn Lân giảng. Song, “đái” 帶 trong “bạch đái” 白 帶 lại không có nghĩa là “đeo” [động từ] mà có nghĩa là vành đai; đai thắt lưng [danh từ] chỉ vùng thắt lưng của người. Bệnh “bạch đái” 白 帶 (có được nói đến trong sách cổ “Hoàng Đế nội kinh tố vấn”) đông y còn gọi là “đái hạ” 带 下, bởi y lý cổ truyền cho rằng bệnh phát sinh ở vùng dưới “đái mạch huyệt” 带 脉 穴 (vị trí tương đương vùng dưới thắt lưng).
GS Nguyễn Lân giải thích: “Một nguyên nhân của bệnh bạch đái là sự thiếu vệ sinh”. Tuy nhiên, đó chỉ là hiện tượng, không phải bản chất. Theo đông y, bệnh “bạch đái” (hay bạch đới) chủ yếu do thấp tà xâm nhập, âm đạo thường xuyên chảy rỉ ra chất đặc, dính. Dựa vào màu sắc chất dịch mà phân thành: bạch đới, hoàng đới, hắc đới, thanh đới, xích đới và xích bạch đới. “Nam dược thần hiệu” của Đại y sư Tuệ Tĩnh xếp riêng một mục “Khí hư bạch đới” và giải thích: “Đàn bà ra khí hư hoặc trắng, đỏ cũng giống như chứng di tinh, bạch trọc của đàn ông đều do sẵn có bệnh thấp nhiệt, lại thêm vào mừng, giận, lo nghĩ, sinh đẻ, nuôi con, dâm dục và kinh chưa ra hết mà giao cấu, làm cho trọc khí thấm vào bàng quang, cho nên mới chảy ra vật uế tạp hoặc trắng, đỏ, vàng, xanh, đen, hoặc nhiều hoặc ít đến nỗi sắc mặt như người có bệnh hoàng đản (tức vàng da - HTC chú thích), eo lưng, bắp đùi đau nhức, ăn uống sút kém, tinh thần uể oải mà sinh ra bệnh” (NXB Y học, Hà Nội, 1972).
Như vậy, “đái” 戴 trong “ái đái” 愛 戴 có nghĩa là “tôn trọng” chứ không phải là “đội trên đầu”; còn “đái” 帶 trong “bạch đái” 白 帶 là cách gọi vừa kết hợp mô tả triệu chứng bệnh chứ không có nghĩa là “đeo lấy” như cách giải thích của GS Nguyễn Lân.
Từ khóa » Chữ Quý Trong Hán Việt
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự QUÝ 貴 Trang 1-Từ Điển Anh Nhật ...
-
Tra Từ: Quý - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: Quý - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: 貴 - Từ điển Hán Nôm
-
Quý - Wiktionary Tiếng Việt
-
Quý 贵: Quý Trọng, đáng Quý Chữ Quý :... - Chiết Tự Chữ Hán
-
Quý Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Từ Điển - Từ Quý Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Qui Hay Quy: Chẳng Khác, Nhưng Mà Không Giống Nhau - DU LỊCH
-
Cách Nhớ Chữ Hán - Bài 5 - 您贵姓? - Ngài Họ Gì?
-
Nên Cẩn Trọng Hơn Khi Dùng Từ Hán Việt
-
Thưa "Các" Quý Vị? - SimonHoaDalat
-
Quý Hiếm - NAVER Từ điển Hàn-Việt