VÍ DỤ VỀ NHỮNG TÌNH HUỐNG CHO THẤY KHẢ NĂNG CÓ GIAN ...
Có thể bạn quan tâm
Phụ lục này đưa ra ví dụ về những tình huống có thể cho thấy khả năng báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu do gian lận.
Sự khác biệt giữa thực tế với sổ kế toán, gồm:
· Các giao dịch không được ghi nhận đầy đủ và kịp thời, hoặc bị ghi nhận sai về giá trị, sai kỳ kế toán, phân loại sai hoặc không phù hợp với chính sách của đơn vị;
· Số dư tài khoản hoặc giao dịch không có chứng từ chứng minh hoặc không được phê duyệt;
· Các bút toán điều chỉnh vào thời điểm cuối kỳ kế toán có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả tài chính;
· Bằng chứng cho thấy có nhân viên không có trách nhiệm đã truy cập vào hệ thống kế toán hoặc hồ sơ lưu của đơn vị;
· Gợi ý hoặc phàn nàn với kiểm toán viên về những cáo buộc gian lận.
Bằng chứng mâu thuẫn với nhau hoặc thiếu bằng chứng, gồm:
· Chứng từ, tài liệu kế toán bị mất;
· Tài liệu có khả năng bị xuyên tạc;
· Chỉ cung cấp tài liệu dưới dạng bản sao hoặc dưới dạng điện tử (file mềm) thay vì cung cấp bản gốc;
· Không có giải trình hoặc giải trình không rõ ràng cho các khoản chênh lệch lớn bị phát hiện khi đối chiếu;
· Có những thay đổi bất thường trong bảng cân đối kế toán, thay đổi xu hướng hay các thay đổi quan trọng về tỷ suất hoặc mối tương quan quan trọng trong báo cáo tài chính, ví dụ, các khoản phải thu có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu;
· Câu trả lời không nhất quán, không rõ ràng, hoặc không hợp lý của Ban Giám đốc hoặc nhân viên trước các câu hỏi phỏng vấn hay thủ tục phân tích;
· Chênh lệch bất thường giữa sổ kế toán của đơn vị với xác nhận của bên thứ ba;
· Có nhiều bút toán ghi Có và nhiều bút toán điều chỉnh khác trong sổ kế toán tài khoản phải thu;
· Các chênh lệch giữa sổ chi tiết tài khoản phải thu và bảng tổng hợp số dư, hoặc chênh lệch giữa sổ chi tiết của khách hàng và sổ chi tiết của đơn vị được kiểm toán không được giải thích hoặc giải thích không đầy đủ;
· Mất hoặc không có các tờ séc đã hủy được gửi trả về đơn vị kèm theo sổ phụ ngân hàng;
· Hàng tồn kho hoặc tài sản bị mất với số lượng lớn;
· Không có hoặc mất các bằng chứng điện tử, không phù hợp với thông lệ hoặc chính sách lưu trữ sổ sách của đơn vị;
· Số thư xác nhận được phản hồi ít hoặc nhiều hơn dự kiến;
· Không thể cung cấp bằng chứng về việc phát triển các hệ thống chủ chốt hoặc các hoạt động thử nghiệm và thực hiện thay đổi đối với hệ thống trong năm hiện tại.
Mối quan hệ bất thường hoặc có vấn đề giữa kiểm toán viên và Ban Giám đốc, bao gồm:
· Ban Giám đốc từ chối hoặc hạn chế kiểm toán viên tiếp cận với hồ sơ, tài liệu, sổ kế toán, cơ sở vật chất, một số nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp hoặc một số cá nhân khác có khả năng giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán;
· Ban Giám đốc đặt ra cho kiểm toán viên áp lực thời gian bất hợp lý để giải quyết những vấn đề phức tạp hay dễ gây tranh cãi;
· Ban Giám đốc phàn nàn về việc thực hiện kiểm toán hoặc Ban Giám đốc có hành vi đe dọa thành viên nhóm kiểm toán, nhất là khi liên quan đến những đánh giá phê bình của kiểm toán viên về bằng chứng kiểm toán hoặc về việc giải quyết những bất đồng tiềm tàng với Ban Giám đốc;
· Những sự trì hoãn bất thường của đơn vị trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của kiểm toán viên;
· Không tạo điều kiện cho kiểm toán viên tiếp cận các tài liệu điện tử quan trọng để kiểm tra bằng các kỹ thuật kiểm toán với sự trợ giúp của máy tính;
· Từ chối cho kiểm toán viên tiếp cận các nhân viên công nghệ thông tin hoặc thiết bị công nghệ thông tin chủ chốt, bao gồm nhân viên an ninh, vận hành và phát triển hệ thống;
· Không sẵn sàng bổ sung hoặc sửa đổi thuyết minh báo cáo tài chính để các thuyết minh trở nên đầy đủ và dễ hiểu hơn;
· Không sẵn sàng khắc phục kịp thời các khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ đã được xác định.
Tình huống khác
· Ban Giám đốc không sẵn sàng đồng ý cho kiểm toán viên làm việc riêng với Ban quản trị;
· Những chính sách kế toán khác biệt so với thông lệ của ngành;
· Thay đổi thường xuyên các ước tính kế toán mà không có nguyên nhân thích hợp;
· Đơn vị nhượng bộ trước những vi phạm về quy tắc hành xử.
Từ khóa » Ví Dụ Gian Lận Hàng Tồn Kho
-
11 Dạng Biển Thủ Tài Sản Trong Doanh Nghiệp Phổ Biến
-
MINH HỌA BẰNG CÁC VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ GIAN LẬN
-
Những Gian Lận Phổ Biến Trong Báo Cáo Tài Chính - Học Viện APT
-
Những Gian Lận Phổ Biến Trên Báo Cáo Tài Chính Và Trách Nhiệm Của ...
-
Gian Lận Trên Báo Cáo Tài Chính Là Gì ? Trách Nhiệm Của Kiểm Toán ...
-
Kiểm Kê Hàng Tồn Kho - Tư Vấn Minh
-
Top 10 Ví Dụ Gian Lận Hàng Tồn Kho 2022 - Hỏi Đáp
-
Chuẩn Mực Kiểm Toán Số 240
-
[PDF] Nhận Thức Về Gian Lận Và Thông Tin Hữu ích Cho Khách Hàng ANZ
-
Những Sai Sót Khi Kế Toán Hàng Tồn Kho Thường Gặp - Luật LawKey
-
Kiểm Toán Viên độc Lập đối Với Việc Phát Hiện Gian Lận Và Sai Sót ...
-
Nhận Diện Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính: Những Dấu Hiệu Chung
-
Nhận Diện Gian Lận Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Và Giải ...
-
Những Gian Lận Báo Cáo Tài Chính Phổ Biến Nhất Cần Lưu ý