Ví Dụ Về Phương Pháp Dạy Học Khám Phá ở Tiểu Học

Ví dụ về phương pháp dạy học khám phá ở tiểu học Ngày đăng: 29/12/2021 Trả lời: 0 Lượt xem: 123

Nội dung chính Show
  • CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG TRONG NHÀ TRƯỜNG.
  • Video liên quan

CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC SỬ DỤNG TRONG NHÀ TRƯỜNG.

Đọc bài Lưu
1. Phương pháp dạy học là gì? Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. PPDH có ba bình diện: - Bình diện vĩ mô là quan điểm về PPDH. Ví dụ: Dạy học hướng vào người học, dạy học phát huy tính tích cực của HS, Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học, những cơ sở lí thuyết của lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của PPDH. - Bình diện trung gian là PPDH cụ thể. Ví dụ: phương pháp đóng vai, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình, xử lí tình huống, trò chơi, Ở bình diện này khái niệm PPDH được hiểu với nghĩa hẹp, là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và HS. Trong mô hình này thường không có sự phân biệt giữa PPDH và hình thức dạy học (HTDH). Các hình thức tổ chức hay hình thức xã hội (như dạy học theo nhóm) cũng được gọi là các PPDH. - Bình diện vi mô là Kĩ thuật dạy học . Ví dụ: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ,... Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, ... Tóm lại, QĐDH là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các PPDH cụ thể. Các PPDH là khái niệm hẹp hơn, đưa ra mô hình hành động. KTDH là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.* Một số lưu ý: - Mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ thể có các KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều QĐDH, cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau (Ví dụ: kĩ thuật đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp đàm thoại và phương pháp thảo luận). - Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi không rõ ràng. Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương pháp, có trường hợp lại được coi là một KTDH. - Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặc thù của từng môn học hoặc nhóm môn học. - Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH. Ví dụ: Brainstorming có người gọi là động não, có người gọi là công não hoặc tấn công não,...Dưới đây chúng tôi xin trình bày một số PPDH và KTDH có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS (thường gọi tắt là PPDH , KTDH tích cực) có thể sử dụng để giáo dục KNS cho HS phổ thông trong quá trình dạy học các môn học và tổ chức các HĐGD NGLL.2. Một số phương pháp dạy học tích cực2.1. Phương pháp dạy học nhóm* Bản chấtDạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS.* Quy trình thực hiệnTiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:a. Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ- Giới thiệu chủ đề- Xác định nhiệm vụ các nhóm- Thành lập nhómb. Làm việc nhóm- Chuẩn bị chỗ làm việc- Lập kế hoạch làm việc- Thoả thuận quy tắc làm việc- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ- Chuẩn bị báo cáo kết quả.c. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá- Các nhóm trình bày kết quả- Đánh giá kết quả.* Một số lưu ýCó rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng HS/1 nhóm nên từ 4- 6 HS.Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm: - Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không? - Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau? - HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa? - Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào? - Cần chia nhóm theo tiêu chí nào? - Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?* Các kỹ thuật chia nhóm:Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:a/ Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,...:- GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6...(tùy theo số nhóm GV muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,...); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,...)- Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.b/ Chia nhóm theo hình ghép- GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5... HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GV muốn có.- HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt.- HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh.- Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm.c/ Chia nhóm theo sở thíchGV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,...d/ Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm.Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,....2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình* Bản chấtNghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.* Quy trình thực hiệnCác bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:- HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác).- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.* Một số lưu ý- Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.- Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ HS và thời lượng cho phép.- Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau.2.3. Phương pháp giải quyết vấn đề * Bản chất Dạy học (DH) phát hiện và giải quyết vấn đề (GQVĐ) là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề , kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. * Quy trình thực hiện- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;- Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị) ;- So sánh kết quả các cách giải quyết ;- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.* Một số lưu ýCác vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau:- Phù hợp với chủ đề bài học- Phù hợp với trình độ nhận thức của HS- Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS- Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS- Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải- Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý:- Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/ tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động.- HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề.- Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thể có.- Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau. 2.4. Phương pháp đóng vai*Bản chấtĐóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc diễn không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. * Quy trình thực hiệnCó thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.- Các nhóm lên đóng vai.- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. * Một số lưu ý - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép - Tình huống phải có nhiều cách giải quyết - Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước kịch bản, lời thoại. - Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai - Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai - Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm - Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết - Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận - Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia. - Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.2.5. Phương pháp trò chơi * Bản chất Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. *Quy trình thực hiện - GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS - Chơi thử ( nếu cần thiết) - HS tiến hành chơi - Đánh giá sau trò chơi - Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi * Một số lưu ý- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS. - HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi. - Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. - Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS. - Sau khi chơi, giáo viên cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.2.6. Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án)* Bản chấtDạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.* Quy trình thực hiện - Bước1: Lập kế hoạch+ Lựa chọn chủ đề+ Xây dựng tiểu chủ đề+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập- Bước 2: Thực hiện dự án+ Thu thập thông tin+ Thực hiện điều tra+ Thảo luận với các thành viên khác+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn- Bước 3: Tổng hợp kết quả+ Tổng hợp các kết quả+ Xây dựng sản phẩm+ Trình bày kết quả+ Phản ánh lại quá trình học tập* Một số lưu ýCác dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết; sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 2.7. PP Bàn tay nặn bộiBàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm, nghiên cứu, áp dụng giảng dạy cho các môn học tự nhiên. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Với một vấn đề khoa học, học sinh có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của học sinh.Vai trò của GV HS : Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên:Thầy cô giáo sẽ nêu vấn đề để học sinh tự đi tìm tình huống cần giải quyết thông qua hoạt động thực hành, thí nghiệm do chính các em tự làm, hoạt động thảo luận nhóm để đưa ra những giả thiết.Thầy cô sẽ giúp học sinh chứng minh những giả thiết của các em và cùng các em tìm ra câu trả lời đúng.Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Giảng dạy khoa học dựa trên tìm tòi khám phá.Tiến trình của 1 giờ dạy theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" Bước 1: Đưa ra tình huống có vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết. Bước 2: Tổ chức các hoạt động để giải quyết vấn đề. Bước 3: Củng cố, định hướng mở rộngTiến trình của một thực nghiệm: Gồm có 5 bước: B1:Đưa ra tình huống có vấn đề. B2:HS làm việc cá nhân hc theo nhóm ( đưa ra câu hỏi, dự đoán kết quả, giải thích) B3:Tiến hành thực nghiệm. B4: So sánh kết quả với dự đoán. B5: Kết luận, mở rộng.Vai trò của người giáo viên: * GV là người hướng dẫn: - Đề ra những tình huống, những thử thách. - Định hướng các hoạt động. - Thu hẹp những cái có thể. - Chỉ ra thông tin. * Giáo viên là người trung gian: -Là nhà trung gian giữa "thế giới" khoa học (Các kthức & T.Hành) và HS - Là người đàm phán với học sinh những thay đổi nhận thức liên quan với những câu hỏi được xử lí, với các thiết bị thực nghiệm thích đáng, với mô hình giải thích hợp lí. -Đảm bảo sự đóan trước và giải quyết các xung đột nhận thức. -Hành động bên cạnh với mỗi học sinh cũng như với mỗi nhóm học sinh và cả lớp.Vai trò của học sinh trong giờ học với PPBTNB: -HS quan sát một hiện tượng của thế giới thực tại và gần gũi với chúng về đề tài mà từ đó chúng sẽ hình thành các nghi vấn. -HS tìm tòi, suy nghĩ và đề ra những bước đi cụ thể của thực nghiệm, hoặc chỉnh lí lại những ca thất bại nhờ tra cứu tư liệu. -HS trao đổi và lập luận trong QT hoạt động, chúng chia sẻ với nhau những ý tưởng của mình, cọ sát những quan điểm của nhau và hình thành những kết luận tạm thời hoặc cuối cùng bằng ghi chép, biết phát biểu. Như vậy là học sinh đã biết nghe lời người khác, hiểu người khác, tôn trọng người khác và biết bảo vệ ý kiến của mình.2.8. PPDH theo gócLà một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn họat động và phong cách học: Cơ hội Khám phá, Thực hành; Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm. Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Ví dụ: Với chủ đề môi trường hoặc giao thông có thể tổ chức các góc: Viết; Đọc; Vẽ tranh: Xem băng hình; Thảo luận...về nội dung chủ đềDạy học theo góc có những điểm tương đồng với dạy học theo nhóm, theo cặp và một số phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học khác. Ưu điểm của học theo góc trong dạy học nói chung và Mỹ thuật nói riêng là người dạy có thể giao nhiều nhiệm vụ với các mức độ và năng lực khác nhau theo từng nội dung học tập, mỗi cá nhân tự hoàn thành nhiệm vụ với sự tương tác của người dạy và thành viên trong nhóm. Mỗi góc phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng nội dung học tập và nhiệm vụ các góc cùng hướng tới mục tiêu bài học. Dạy học theo góc có thể áp dụng ở hầu hết các dạng bài học và các bài tập tích hợp kiến thức nhiều môn học.Ví dụ: Vẽ theo mẫu Vẽ tĩnh vật vẽ mầuGóc 1: Tìm hiểu các bước vẽ - Khám pháGóc 2: Quan sát, nhận xét các bước vẽ - Trải nghiệmGóc 3: Quan sát, nhận xét mẫu Phân tíchGóc 4: Thực hành Áp dụngViệc phân chia các góc theo các phong cách và nội dung học tập không nhất thiết phải đủ tất cả 4 góc như trên, mà có thể linh hoạt tổ chức 2 hoặc 3 góc tùy theo điều kiện và nội dung học tập, nhằm đảm bảo học sâu, thoải mái.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực3.1 Kĩ thuật chia nhóm Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:* Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trong năm,: - GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6...(tùy theo số nhóm GV muốn có là 4,5 hay 6 nhóm,...); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,...); hoặc điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,...); hay điểm danh theo các mùa (xuân, hạ, thu, đông,...) - Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.* Chia nhóm theo hình ghép - GV cắt một số bức hình ra thành 3/4/5... mảnh khác nhau, tùy theo số HS muốn có là 3/4/5... HS trong mỗi nhóm. Lưu ý là số bức hình cần tương ứng với số nhóm mà GV muốn có. - HS bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt. - HS phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thành một tấm hình hoàn chỉnh. - Những HS có mảnh cắt của cùng một bức hình sẽ tạo thành một nhóm. * Chia nhóm theo sở thích GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em. Ví dụ: Nhóm Họa sĩ, Nhóm Nhà thơ, Nhóm Hùng biện,...* Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng tháng sinh sẽ làm thành một nhóm.Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,....3.2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?+ Nhiệm vụ là gì?+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?- Nhiệm vụ phải phù hợp với: mục tiêu hoạt động, trình độ HS, thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị3.3. Kĩ thuật đặt câu hỏi Trong dạy học theo PP cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới, để đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm GV và các HS khác về những ND bài học chưa sáng tỏ. Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS - GV và HS - HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn.Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:- Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo đ/k cho HS tham gia vào quá trình dạy học- Kiểm tra, đánh giá KT, KN của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối với ND học tập- Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thứcKhi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu- Đúng lúc, đúng chỗ- Phù hợp với trình độ HS- Kích thích suy nghĩ của HS- Phù hợp với thời gian thực tế- Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc3.4 Kĩ thuật khăn trải bàn - HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm ( 4 hoặc 6 người.) - Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình ( về một vấn đề nào đó mà GV yêu cầu) vào phần cạnh khăn trải bàn trước mặt mình. Sau đó thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa khăn trải bàn3.5 Kĩ thuật phòng tranh Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.- Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.- HS cả lớp đi xem triển lãmvà có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.- Cuối cùng, tất cả các ph­ương án giải quyết được tập hợp lại và tìm ph­ương án tối ­ưu. 3.6 Kĩ thuật công đoạn- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ: nhóm 1- thảo luận câu A, nhóm 2- thảo luận câu B, nhóm 3- thảo luận câu C, nhóm 4- thảo luận câu D,- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.3.7 Kĩ thuật các mảnh ghép- HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân công cho mỗi nhóm thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học. Chẳng hạn: nhóm 1- thảo luận vấn đề A, nhóm 2- thảo luận vấn đề B, nhóm 3- thảo luận vấn đề C, nhóm 4- thảo luận thảo luận vấn đề D,.- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các chuyên gia về vấn đề A, B, C, D,...và mỗi chuyên gia về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.3.8 Kĩ thuật động nãoĐộng não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng ( nhằm tạo ra cơn lốc các ý tưởng). Động não thường được:- Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề- Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề- Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau Động não có thể tiến hành theo các bước sau :- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề ( có nhiều cách trả lời) cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.- Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.- Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.- Phân loại các ý kiến.- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng- Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận.3.9 Kĩ thuật Trình bày một phút Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...- HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau.- Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.3.10 Kĩ thuật Chúng em biết 3- GV nêu chủ đề cần thảo luận.- Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này.- HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp.- Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.3.11 Kĩ thuật Hỏi và trả lời Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:- GV nêu chủ đề .- GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS kháctrả lời câu hỏi đó.- HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời.- HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại. 3.12 Kĩ thuật Hỏi Chuyên gia- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm chuyên gia về một chủ đề nhất định.- Các chuyên gia nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công.- Nhóm chuyên gia lên ngồi phía trên lớp học- Một em trưởng nhóm chuyên gia (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi tư vấn, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời chuyên gia giải đáp, trả lời.3.13 Kĩ thuật Lược đồ Tư duy Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.- Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm.- Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên.- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó.- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.3.14 Kĩ thuật Hoàn tất một nhiệm vụ- GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/... mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần còn lại.- HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.- HS/ nhóm HS trình bày sản phẩm.- GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giáLưu ý: GV cần hướng dẫn HS cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được nhiệm vụ của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài liệu đã học hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên.3.15 Kĩ thuật Viết tích cực - Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định. - GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp. Kĩ thuật này cũng có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, để phản hồi cho GV về việc nắm kiến thức của HS và những chỗ các em còn hiểu sai.3.16 Kĩ thuật đọc hợp tác (còn gọi là đọc tích cực) Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS. Cách tiến hành như sau: - GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần đọc. - HS làm việc cá nhân: + Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HS cần đọc lướt qua bài đọc/phần đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng. + Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài/phần đọc và biết liên tưởng tới những gì mình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra. + Tìm ý chính: HS tìm ra ý chính của bài/phần đọc qua việc tập trung vào các ý quan trọng theo cách hiểu của mình. + Tóm tắt ý chính. - HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc đọc. - HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có).Lưu ý: Một số câu hỏi GV thường dùng để giúp HS tóm tắt ý chính: - Em có chú ý gì khi đọc ............ ?- Em nghĩ gì về................... ? - Em so sánh A và B như thế nào?- A và B giống và khác nhau như thế nào?- ...3.17 Kĩ thuật Nói cách khác- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm hãy liệt kê ra giấy khổ lớn 10 điều không hay mà thỉnh thoảng người ta vẫn nói về một ai đó/việc gì đó.- Tiếp theo, yêu cầu các nhóm hãy tìm 10 cách hay hơn để diễn đạt cùng những ý nghĩa đó và tiếp tục ghi ra giấy khổ lớn.- Các nhóm trình bày kết quả và cùng nhau thảo luận về ý nghĩa của việc thay đổi cách nói theo hướng tích cực.3.18. Phân tích phim Video Phim video có thể là một trong các phương tiện để truyền đạt nội dung bài học. Phim nên tương đối ngắn gọn (5-20 phút). GV cần xem qua trước để đảm bảo là phim phù hợp để chiếu cho các em xem. - Trước khi cho HS xem phim, hãy nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê các ý mà các em cần tập trung. Làm như vây sẽ giúp các em chú ý tốt hơn. - HS xem phim - Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.3.19.Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm Hoạt động này giúp HS hiểu và mở rộng hiểu biết của các em về những tài liệu đọc bằng cách thảo luận, nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Cách thực hiện như sau:- HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc to tài liệu được phát, thảo luận về ý nghĩa của nó, chuẩn bị trả lời các câu hỏi về bài đọc.- Đại diện nhóm trình bày các ý chính cho cả lớp.- Sau đó, các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi của các bạn khác trong lớp về bài đọc3.20 Kỹ thuật XYZ (Còn gọi là kỹ thuật 635)Giới thiệu:Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z. Mô hình thông thường mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút, do vậy, kỹ thuật này còn gọi là kỹ thuật 635.Dụng cụ:Giấy bút cho các thành viên.Thực hiện:Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, quy định số lượng ý tưởng và thời gian theo đúng quy tắc XYZ.Các thành viên trình bày ý kiến của mình, hoặc gởi ý kiến về cho thư ký tổng hợp, sau đó tiến hành đánh giá và lựa chọn.Lưu ý:Số lượng thành viên trong nhóm nên tuân thủ đúng quy tắc để tạo tính tương đồng về thời gian, giáo viên quy định thời gian và theo dõi thời gian cụ thể.Ưu điểm:Có yêu cầu cụ thể nên buộc các thành viên đều phải làm việc.Hạn chế:Cần dành nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, nhất là quá trình tổng hợp ý kiến và đánh giá ý kiến.3.21 Kỹ thuật "Bể cá"Giới thiệu:Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm thành viên ngồi giữa phòng và thảo luận với nhau, còn những thành viên khác ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những thành viên đang thảo luận.Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Các thành viên tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận bể cá, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.Dụng cụ:Giấy bút cho các thành viên.Thực hiện:Một nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận chủ đề của giáo viên đưa ra, các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận.Lưu ý:Bảng câu hỏi cho những người quan sát:· Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?· Họ có nói một cách dễ hiểu không?· Họ có để những người khác nói hay không?· Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?· Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?· Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?· Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?Ưu điểm:· Vừa giải quyết được vấn đề, vừa phát triển kỹ năng quan sát và giao tiếp của người học.Hạn chế:· Cần có không gian tương đối rộng.· Nhóm trung tâm khi thảo luận cần có thiết bị âm thanh, hoặc cần phải nói to.· Các thành viên quan sát có xu hướng không tập trung vào chủ đề thảo luận.3.22 Kỹ thuật Kipling (5W1H) (What, where, when, who, why, how).Dụng cụ:Giấy bút cho người tham gia.Thực hiện:Các câu hỏi được đưa ra theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo một trật tự định ngầm trước, với các từ khóa: Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Thế nào, Tại sao, Ai.Ví dụ: Vấn đề là gì?Vấn đề xảy ra ở đâu?Vấn đề xảy ra khi nào?Tại sao vấn đề lại xảy ra?Làm thế nào để giải quyết vấn đề?Ai sẽ tham gia giải quyết vấn đề?Khi nào thì vấn đề giải quyết xong?Lưu ý:Các câu hỏi cần ngắn gọn, đi thẳng vào chủ đề.Các câu hỏi cần bám sát vào hệ thống từ khóa 5W1H (What, where, when, who, why, how).Ưu điểm:Nhanh chóng, không mất thời gian, mang tính logic cao.Có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau.Có thể áp dụng cho cá nhân.Hạn chế:Ít có sự phối hợp của các thành viên.Dễ dẫn đến tình trạng 9 người 10 ý.Dễ tạo cảm giác Bị điều tra.3.23. Kỹ thuật KWL-KWLHGiới thiệu:KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W, các thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L.Từ biểu đồ KWL, Ogle bổ sung thêm cột H ở sau cùng, với nội dung khuyến khích học sinh định hướng nghiên cứu. Sau khi học sinh đã hoàn tất nội dung ở cột L, các em có thể muốn tìm hiểu thêm về một thông tin. Các em sẽ nêu biện pháp để tìm thông tin mở rộng. Những biện pháp này sẽ được ghi nhận ở cột H.Dụng cụ:Bảng KWL (KWLH) dành cho học sinh.Bảng KWL (KWLH) dành cho giáo viên.Thực hiện:Chọn bài đọc - Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích.Tạo bảng KWL - Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em. Có thể sử dụng mẫu sau.Đề nghị học sinh động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì các em đã ghi nhận.Hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W.Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi nhận vào cột W. Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong.Lưu ý:Chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh động não. Đôi khi để khởi động, học sinh cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em : Hãy nói những gì các em đã biết vềKhuyến khích học sinh giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường.Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em : Các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề này? - đôi khi học sinh trả lời đơn giản không biết, vì các em chưa có ý tưởng.Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể bạn mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. Chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của bạn. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh.Ngoài việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tưởng của các em.Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc.Ưu điểm:Tạo hứng thú học tập cho học sinh, khi những điều các em cần học có liên quan trực tiếp đến nhu cầu về kiến thức của các em.Giúp học sinh dần dần hình thành khả năng tự định hướng học tập, nắm được cách học không chỉ cho môn đọc hiểu mà cho các môn học khác.Giúp giáo viên và học sinh tự đánh giá kết quả học tập, định hướng cho các hoạt động học tập kế tiếp.Hạn chế:Sơ đồ cần phải được lưu trữ cẩn thận sau khi hoàn thành hai bước K và W, vì bước L có thể sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể tiếp tục thực hiện.3.24. Kỹ thuật ổ biLà một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện lần lượt với các học sinh ở nhóm khác.Cách thực hiện : Khi thảo luận, mỗi học sinh ở vòng trong sẽ trao đổi với học sinh đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác. Sau một ít phút thì học sinh vòng ngoài ngồi yên, học sinh vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.3.25. Kỹ thuật tia chớpLà một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như tia chớp) ý kiến của mình về một câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.Quy tắc thực hiện : Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào; lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận. Ví dụ : bạn có hứng thú với chủ đề này không?; mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình; chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.3.26. Kỹ thuật 3 lần 3Là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh.Cách làm như sau : Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (Nội dung thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận ...); mỗi người cần viết ra : 3 điều tốt, 3 điều chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến. Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi
Nguồn:Bộ GD&ĐT Copy linkTổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá Click để đánh giá bài viết

Đọc tiếp
Học Tốt Học Phương pháp Ví dụ về phương pháp dạy học khám phá ở tiểu họcReply Ví dụ về phương pháp dạy học khám phá ở tiểu học0 Ví dụ về phương pháp dạy học khám phá ở tiểu học0 Ví dụ về phương pháp dạy học khám phá ở tiểu học Chia sẻ

Bài Viết Liên Quan

Top cac thuong hieu tai nghe hang dau the gioi năm 2024
Top cac thuong hieu tai nghe hang dau the gioi năm 2024
mẹo hay Top List Top Hơn Lỗi explorer exe unable to locate component iertutil.dll winxp năm 2024
Lỗi explorer exe unable to locate component iertutil.dll winxp năm 2024
mẹo hay Bài tập dai cuong hóa hữu cơ 11 violet năm 2024
Bài tập dai cuong hóa hữu cơ 11 violet năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tập Làm cách nào để xóa tài khoản facebook năm 2024
Làm cách nào để xóa tài khoản facebook năm 2024
mẹo hay Mẹo Hay Cách Công Nghệ Facebook Chất nào có nhiệt độ sôi ở 184.13 độ năm 2024
Chất nào có nhiệt độ sôi ở 184.13 độ năm 2024
mẹo hay Cách hóa giải lời nguyền rủa của medusa năm 2024
Cách hóa giải lời nguyền rủa của medusa năm 2024
mẹo hay Mẹo Hay Cách Cách làm chuối hột ngâm rượu như thế nào năm 2024
Cách làm chuối hột ngâm rượu như thế nào năm 2024
mẹo hay Hỏi Đáp Thế nào Mẹo Hay Cách Rồi người thương cũng hóa người dưng lyrics năm 2024
Rồi người thương cũng hóa người dưng lyrics năm 2024
mẹo hay Các nhà toán học hy lạp cổ đại năm 2024
Các nhà toán học hy lạp cổ đại năm 2024
mẹo hay Học Tốt Học Xây Đựng Nhà Bài tập nâng cao bài phương pháp thuyết minh năm 2024
Bài tập nâng cao bài phương pháp thuyết minh năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tập Học Tốt Phương pháp Giải chi tiết đề chuyên lam sơn lần 1 hóa năm 2024
Giải chi tiết đề chuyên lam sơn lần 1 hóa năm 2024
mẹo hay Văn phòng nhà xe anh huy hải phòng năm 2024
Văn phòng nhà xe anh huy hải phòng năm 2024
mẹo hay Xây Đựng Nhà Giải bài tập dấu của tam thức bậc hai năm 2024
Giải bài tập dấu của tam thức bậc hai năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tập Có ai biết kem dưỡng mắt nào tốt không năm 2024
Có ai biết kem dưỡng mắt nào tốt không năm 2024
mẹo hay Xem phim cung đường tội lỗi tập 32 năm 2024
Xem phim cung đường tội lỗi tập 32 năm 2024
mẹo hay Phim Danh sách các tài khoản kế toán ở việt nam năm 2024
Danh sách các tài khoản kế toán ở việt nam năm 2024
mẹo hay Học Tốt Sách Top List Danh sách Con đến từ hành tinh nào gia đình quốc cơ năm 2024
Con đến từ hành tinh nào gia đình quốc cơ năm 2024
mẹo hay Khoa Học Hành tinh Bùi văn dĩnh phó chủ tịch ubnd tỉnh đồng nai năm 2024
Bùi văn dĩnh phó chủ tịch ubnd tỉnh đồng nai năm 2024
mẹo hay Bức khảm văn hóa châu á grant evans pdf năm 2024
Bức khảm văn hóa châu á grant evans pdf năm 2024
mẹo hay Bài 31 sgk toán 8 tập 2 trang 23 năm 2024
Bài 31 sgk toán 8 tập 2 trang 23 năm 2024
mẹo hay

Quảng Cáo

Có thể bạn quan tâm

P e thấp hơn trung bình ngành năm 2024
3 tháng trước . bởi DerisiveCylinder
Công thức hóa học lớp 8 nâng cao năm 2024
3 tháng trước . bởi QuickMartyrdom
Giong hat viet tro dua của dao hóa năm 2024
3 tháng trước . bởi FramedSkate
Ánh trăng đêm trung thu như thế nào năm 2024
3 tháng trước . bởi LexicalAppraisal
Lượng hgb trung bình hồng cầu thấp là gì năm 2024
3 tháng trước . bởi InappropriateHelping
Cách khắc phục lỗi windows update win 10 năm 2024
3 tháng trước . bởi ImmaculateSloth
Phụ lục gia hạn thời gian thanh toán năm 2024
3 tháng trước . bởi OpenMeans
Làm thế nào để không bị hao pin điện thoại năm 2024
3 tháng trước . bởi StatedAbsorption
Fix lỗi driver cho game call of duty ghost năm 2024
3 tháng trước . bởi UnifyingEagerness
Lỗi không up được file báo cáo lên http nhantokhai.gdt.gov.vn năm 2024
3 tháng trước . bởi AdaptiveComedian

Toplist được quan tâm

#1
Top 8 bài 6 trang 38 sgk toán 8 tập 2 2023
1 năm trước #2
Top 10 bài 1 (trang 44 sgk văn 12) 2023
1 năm trước #3
Top 9 vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 tuần 28 ôn tập giữa học kì 2 tiết 2 2023
1 năm trước #4
Top 5 phương pháp giải bài tập benzen violet 2023
1 năm trước #5
Top 7 câu trúc nào của giun đất tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn 2023
1 năm trước #6
Top 10 em có nhận xét gì về âm điệu nhịp điệu của bài thơ 2023
1 năm trước #7
Top 4 võ ánh tam thiên đạo truyện tranh nettruyen 2023
1 năm trước #8
Top 5 phim pháp y tần minh - lời khai câm lặng full 2023
1 năm trước #9
Top 7 người ta tác dụng một lực 2n vào một lò xo thì nó bị biến dạng 2cm độ cứng của lò xo là 2023
1 năm trước

Quảng cáo

Xem Nhiều

Quảng cáo

Chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Tuyển dụng
  • Quảng cáo

Điều khoản

  • Điều khoản hoạt động
  • Điều kiện tham gia
  • Quy định cookie

Trợ giúp

  • Hướng dẫn
  • Loại bỏ câu hỏi
  • Liên hệ

Mạng xã hội

  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Instagram
DMCA.com Protection Status Bản quyền © 2021 seongay.com Inc.

Từ khóa » Nhược điểm Của Phương Pháp Dạy Học Khám Phá