Viện Hải Dương Học

Tuesday, December 3, 2024
..:: Trang chủ ::.. Login
Article Details
Di nhập và phát triển trồng rong nho biển (CAULERPA LENTILIFERA) ở Việt Nam

1. Rong Nho biển, một lọai rau xanh đặc biệt của biển Rong Caulerpa lentilifera thuộc bộ rong Cầu lục Caulerpales, ngành rong Lục Chlorophyta, do hình dạng và có giá trị cao, chúng còn được gọi là trứng cá Hồi xanh (green Caviar) hoặc Nho biển (Sea grapes).

Đây loài rong Lục phân bố ở vùng biển ấm Thái Bình Dương (Philippin, Java, Micronesia, Bikini…), ở những vũng vịnh kín sóng, nước trong. Rong Nho có đặc điểm mềm, dòn và ngon nên rất được ưa chuộng, sử dụng như một loại rau xanh. Đó là nguồn cung cấp rất tốt các vitamin A, C và các khóang vi lượng cần thiết. Một số tài liệu còn đề cập đến chúng có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, có thể ngừa bệnh cao huyết áp và thấp khớp. Giá cả của chúng tại thị trường Nhật Bản trên dưới 60 USD/kg rong tươi, còn ở Philippin và Việt Nam nhập vào Nhật khoảng 10-15 USD/kg. 2. Di nhập, nghiên cứu các đặc điểm sinh học và ứng dụng trong nuôi trồng Do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây, cho nên cùng với khai thác tự nhiên, việc nuôi trồng loài rong này cũng đã phát triển ở các nước Nhật Bản, Philippin, Thái Lan....Ở Việt Nam, mới đây, Nguyễn Hữu Đại và cộng sự (2006) cũng đã tìm thấy chúng tại đảo Phú Quý (Bình Thuận), mọc rải rác xen kẻ ở gốc của các loài rong Lục khác, nhưng có kích thước khá nhỏ so với rong được nuôi trồng hiện nay. Nguồn giống rong dùng trong các nghiên cứu này có nguồn gốc di nhập từ Okinawa (Nhật Bản). Chúng đã được nhân giống và nghiên cứu các đặc điểm sinh học trong phòng thí nghiệm. Việc di nhập và nghiên cứu trồng rong Nho nhằm các mục tiêu: - Đa dạng hóa đối tượng rong biển nuôi - Đa dạng thực phẩm rau xanh là rong biển, có giá trị dinh dưỡng, rất cần cho các đảo xa bờ như Phú Quý, Trường Sa, thiếu rau xanh. - Tham gia vào thị trường rong biển thế giới. - Có khả năng được sử dụng cho các mô hình nuôi thủy sản theo hướng bền vững Hình 1. Hình dạng rong Nho nhập từ Nhật Hình 2: Rong Nho của đảo Phú Quý (Bình Thuận - Viet Nam) Các kết quả nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái và sinh lý của rong trong phòng thí nghiệm đã giúp cho việc thiết lập các mô hình nuôi phù hợp ở các địa phương. Sau 2 tháng nuôi, năng suất có thể đạt từ 5-10kg rong tươi/m2, có khi đạt gần 20kg/m2, tùy từng mô hình. 3. Kết quả phân tích thành phần hóa học Mẫu rong Nho tươi đã được gởi đến Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (02 Nguyễn Văn Thủ, TP Hồ Chí Minh, tháng 9/2006) để kiểm định thành phần hóa học của rong. Kết quả phân tích trên đã cho thấy rong không nhiều đường, đạm nhưng đặc biệt rất phong phú các vitamin A, C (lần lượt 0,5185 và 1,618 mg/kg rong tươi) và các nguyên tố vi lượng cần thiết, hàm lượng Iod rất cao (19,0790 mg/kg) Ngoài ra, mẫu rong Nho tươi được nuôi trong ao đìa tại Cam Ranh tháng 7/2007 và mẫu nước biển nơi nuôi cũng đã được phân tích bởi Phòng Thủy địa hóa, Viện Hải dương học. Rong Nho không tích lũy các kim loại nặng từ môi trường nước. Đặc điểm sinh lý này hoàn toàn khác hẳn với các loài cỏ biển (seagrasse). Kết quả cho thấy rong được nuôi trong môi trường nước thấp hơn mức cho phép TCVN về chất lượng nước đã cho sản phẩm rong Nho có các chỉ tiêu về kim loại nặng thấp hơn mức cho phép về vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế, 1998. 4. Công nghệ sơ chế và bảo quản rong Nho Rong Nho khi khai thác sẽ được cắt riêng và chỉ lấy phần thân đứng, chọn lấy các thân đứng dài > 5 cm có các quả “nho” (ramuli) xếp đều đặn xung quanh thân đứng. Chúng sẽ được rửa sạch nhiều lần bằng nước biển, sau đó sẽ được làm ráo nước và sẽ bảo quản trong điều kiện nhiệt độ bình thường, trong các thùng xốp, đậy kín hoặc túi nylon, không có nước. Chúng có thể được lưu giữ như vậy trong thời gian từ 10-15 ngày, đủ để loại rau xanh đặc biệt này có thể vận chuyển dễ dàng đến người tiêu dùng.

Hình 3: Phần thân đứng rong Nho đã sơ chế dùng làm thực phẩm

Hình 4: Rong Nho trồng trong ao Hình 5: Rong Nho mới thu họach 6. Ý nghĩa của việc phát triển nuôi trồng ở Việt Nam - Có thể triển khai các kiểu mô hình nuôi thích hợp tùy tình hình ở các địa phương. Các diện tích nuôi tôm bỏ hoang là tiềm năng rất lớn cho việc phát triển nuôi rong Nho. Các đảo xa bờ và ven bờ hoàn toàn có thể nuôi loài rong này để giảm bớt nhu cầu rau xanh phải vận chuyển từ đất liền. - Ngoài việc tạo cho chúng ta cơ hội tham gia vào thị trường thế giới, người Việt Nam với tập quán truyền thống sử dụng rất đa dạng các loại rau xanh, khi được phổ biến rộng rãi sẽ tiêu thụ mạnh loại rau xanh hấp dẫn này. Các kết quả phân tích đã cho thấy rong rất giàu các vitamin và khoáng vi lượng, do đó có thể được nghiên cứu để sử dụng như một loại thực phẩm chức năng. Nếu được chuyển giao kỹ thuật và nuôi rộng rãi trong công đồng, rong Nho biển sẽ không còn là đặc sản biển cao cấp như hiện nay mà khi đó giá tiêu dùng sẽ phổ biến như rau xanh. - Trong môi trường nuôi rong không sử dụng hoá chất và trong quá trình xử lý rong thành phẩm, còn có thể kiểm soát chất lượng rong để đạt các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Đây là một loại rau sạch và điều kỳ diệu, ưu việt hơn so với rau xanh là chúng có thể được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ bình thường, kín trong khoảng 10-15 ngày mà vẫn có thể giữ trạng thái sống bình thường. - Tạo ra dạng các sản phẩm rong biển trong nuôi trồng. Do đặc điểm hấp thu rất nhanh các muối dinh dưỡng, ưu tiên hấp thu ammonia trước tiên, cho nên chúng cũng có khả năng được sử dụng cho các mô hình nuôi thủy sản theo hướng bền vững, gia tăng thu nhập cho cộng đồng. Nguyễn Hữu Đại Phòng Thực vật biển, Viện Hải dương học Email: nghuudai@gmail.com, ĐT: 0914 147717
You must be a registered subscriber in order to view this Article. To learn more about becoming a subscriber, please visit our Subscription Services page. Written By: Administrator Account Date Posted: 11/27/2007 Number of Views: 9546 Return
Error An error has occurred.Error: Unable to load the Article Details page.
Copyright © 2012 - Oceanographic Data; GIS & Remote Sensing Application
Web Site Search

Từ khóa » đặc điểm Sinh Học Của Rong Nho