Xả Tang Là Gì? Thời Gian để Tang Là Bao Lâu?
Có thể bạn quan tâm
[joli-toc]Để tang, xả tang hay các nghi lễ tang chế khác đều nhằm mục đích bày tỏ tấm lòng, thể hiện sự đau buồn, nhớ thương người đã mất. Ngoài việc để tang là nghi lễ vô cùng quan trọng, việc xả tang cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Xả tang là gì, bao lâu thì được xả tang, tất cả sẽ được lí giải tại bài viết sau đây của ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN – Làng Nghề Đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình, Website: https://modacaocap.com.
Xả tang là gì?
Nội dung chính
- 1 Xả tang là gì?
- 2 Nguồn gốc của việc xả tang
- 2.1 Nguồn Gốc Xả Tang
- 2.2 Để tang bao lâu có thể xả tang?
- 3 Đại tang là gì
- 3.1 Tiểu tang
- 3.2 Cơ Niên
- 4 Thời gian xả tang
- 5 Những điều không nên làm khi chưa đến hạn xả tang
- 5.1 Cưới hỏi
- 5.2 Khai trương
- 6 ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH
Thời điểm mà một người qua đời, gia đình, anh em, họ hàng bày tỏ sự tiếc nuối được gọi là phát tang. Sau thời điểm đó là quãng thời gian gia đình người đã khuất tiến hành việc tổ chức tang lễ, thực thi nhiệm vụ và bổn phận của người còn sống dành cho người đã mất trong một thời gian cố định được gọi là để tang. Xả tang chính là thời điểm hoàn tất mọi nhiệm vụ và bổn phận để tang.
Lễ xả tang thường hay được biết đến với tên gọi khác là cúng mãn tang. Đây là một buổi lễ được tiến hành với mục đích thông báo cho mọi người về việc hết thời gian để tang của gia đình đối với người đã mất. Ngoài ra, cúng mãn tang đôi khi còn được xem như một nghi thức tưởng niệm người đã khuất, cầu xin người thân đã mất phù hộ.
Nguồn gốc của việc xả tang
Hòa thượng Thích Phước Thái trong quyển 100 câu hỏi Phật Pháp đã chỉ ra rằng việc để tang, xả tang không phải là tục lệ của Phật giáo mà bắt nguồn từ Trung Quốc. Hơn 1000 năm Bắc Thuộc, văn hóa, tư tưởng Trung Hoa đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống tinh thần của người Việt, hình thành một số phong tục tập quán lễ nghi khác nhau. Đặc biệt là trong thời kì ba nguồn văn hóa Nho, Phật, Lão được truyền bá vào nước ta.
Nguồn Gốc Xả Tang
Theo tư tưởng của Nho giáo cho rằng con người phải lấy hiếu thuận làm đầu và quan niệm “sự tử như sự sanh” – khi sống thế nào thì lúc chết cũng phải như thế ấy. Việc để tang và các lễ nghi tang chế khác đều nhằm mục đích bày tỏ lòng hiếu thảo của người còn sống dành cho người đã khuất. Tư tưởng này phù hợp với đời sống tinh thần của người Việt nên đã được duy trì trong suốt thời gian qua và trở thành một trong những phong tục tập quán lâu đời.
Để tang bao lâu có thể xả tang?
Gia đình để tang bao lâu thì có thể tiến hành nghi thức xả tang? Tùy vào mối quan hệ giữa người còn sống và người đã mất mà thời gian để tang sẽ được ấn định khác nhau. Thông thường theo tục lệ sẽ có hai hình thức là đại tang và tiểu tang, gồm tất cả 5 bậc còn được gọi là ngũ phục.
Đại tang là gì
Đại tang có thời gian để tang khá lâu, thông thường sẽ là 3 năm trước khi tiến hành nghi thức cúng mãn tang. Thực tế hiện nay nhiều gia đình chỉ để đại tang trong thời gian 27 tháng, có thể lí giải vì họ lấy thời gian mang thai 9 tháng để tính 1 năm, 3 năm là 27 tháng. Tuy nhiên, điều này chưa có căn cứ rõ ràng, việc giải thích này cũng chỉ dựa trên sự truyền miệng của người Việt ta mà thôi.
Thông thường, đây là thời gian để tang của những người có mối quan hệ gần gũi nhất với người đã mất. Có thể kể đến những đối tượng như con cái để tang cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi; dâu để tang cha mẹ chồng; cháu đích tôn thay cha (trong trường hợp người cha đã qua đời) để tang ông bà.
Vợ để tang chồng cũng được xếp vào loại đại tang do ảnh hưởng bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của lễ giáo phong kiến.
[100+] Mẫu Lăng mộ đá đẹp 2021, Báo giá Lăng mộ đá 2021 [Mới nhất]
Tiểu tang
Tiểu tang có thời gian để tang ít hơn đại tang, tối đa là 1 năm và chia làm 4 bậc, chi tiết như sau:
Cơ niên là thời gian để tang 1 năm. Những đối tượng sau sẽ chịu tang 1 năm thường là cha mẹ để tang con trai, dâu trưởng, con gái chưa lấy chồng; con rể để tang cha mẹ vợ; anh chị em để tang cho nhau; con cháu để tang cho ông bà; chồng để tang vợ;…
Đại công: ít hơn thời gian để tang của cơ niên, những đối tượng xếp vào nhóm đại công chỉ để tang trong vòng 9 tháng. Cụ thể là cha mẹ để tang con dâu thứ, con gái đã lấy chồng; anh chị em họ hàng để tang cho nhau; chị em ruột đã lấy chồng để tang cho người đã mất.
Cơ Niên
Tiểu công: sau khi để tang người đã mất được 5 tháng có thể tiến hành nghi thức cúng mãn tang, thường dành cho các mối quan hệ như con để tang cha mẹ ghẻ, anh chị em họ hàng đã đi lấy chồng để tang cho nhau,…
Ti ma là hình thức để tang ít nhất, chỉ có 3 tháng sau tang lễ. Thường thấy là cha mẹ để tang con rể; con cô, cậu, dì để tang cho nhau,…
Lắp đặt Khu Lăng Mộ Đá Xanh rêu cao cấp cho Gia đình Anh Quốc tại Long Thành, Đồng Nai
Thời gian xả tang
Hiện nay, cuộc sống ngày một hiện đại hơn, việc để tang, xả tang và các vấn đề khác cũng không còn được giữ đúng như thuở ông bà ta. Ngày xưa, con cháu trong gia đình phải qua lễ giỗ đại tường, tức qua 2 năm mới được mãn tang. Nhưng ngày nay vì nhiều lí do khách quan khác nhau, sau khi cúng 49 ngày hoặc sau khi hỏa táng có người đã xin cúng xả tang.
Nhưng đây cũng không phải điều sai trái, lỗi đạo, tùy theo yêu cầu của gia quyến mà có chịu tang ngắn hoặc dài. Suy cho cùng vấn đề hiếu thảo là nằm ở tâm, ở tấm lòng của con người. Lễ nghi cũng chỉ là một trong những hình thức thể hiện tấm lòng đó mà thôi.
Cúng 49 ngày cho người đã khuất và những điều cần biết
Những điều không nên làm khi chưa đến hạn xả tang
Nhiều người cho rằng tang lễ là việc không may mắn cho nên khi chưa đến hạn xả tang, cần chú ý những vấn đề sau.
Cưới hỏi
Cưới hỏi, hỉ sự là một trong những chuyện vui của đời người. Tuy nhiên, khi chưa hết thời gian để tang, gia đình thân quyến người đã mất tránh việc tổ chức đám cưới đám hỏi.
Việc tổ chức đám cưới trong thời gian này được xem là không may mắn và bị đánh giá là không có sự tôn trọng, thành kính, tiếc nuối đối với sự ra đi của người thân. Nếu vì lí do khách quan phải tổ chức đám cưới thì cần chú ý không được tổ chức quá lớn, quá náo nhiệt.
Khai trương
Việc tổ chức đám cưới trong thời gian này được xem là không may mắn và bị đánh giá là không có sự tôn trọng, thành kính, tiếc nuối đối với sự ra đi của người thân. Nếu vì lí ado khách quan phải tổ chức đám cưới thì cần chú ý không được tổ chức quá lớn, quá náo nhiệt.
Ngoài ra, người đang phải chịu tang người thân cũng không nên tổ chức khai trương. Tuy nhiên vì công việc và cuộc sống, nhiều người không thể đợi hết thời gian chịu tang được. Trong trường hợp này có thể mời thầy về cúng xả tang sau 49 ngày của người đã mất.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về lễ cúng xả tang của người Việt mà Nghệ nhân trẻ Anh Quân tư vấn, chia sẻ đến bạn độc giả và quý khách. Hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về các lễ nghi, phong tục tập quán Việt Nam. Để được tư vấn, xây dựng LĂNG MỘ ĐÁ, MỘ ĐÁ, CỘT ĐÁ nhà thờ họ, Cuốn thư đá, lan can đá,… tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ:
ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN NINH BÌNH
Địa chỉ: Làng nghề Đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình (Cách cổng đá làng nghề 300m);
Xưởng chế tác: Ngã 5, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Điện thoại/Zalo: 0915.895.699
Từ khóa » Chịu Tang Là Gì
-
Để Tang Người đã Khuất - Ý Nghĩa Và Những điều Kiêng Kỵ Cần Biết
-
Chịu Tang Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "chịu Tang" - Là Gì?
-
Chịu Tang - Wiktionary Tiếng Việt
-
Để Tang Người đã Khuất – Ý Nghĩa Và Những điều Kiêng Kỵ Cần Biết
-
Chịu Tang Nghĩa Là Gì?
-
Top 15 Chịu Tang Là Gì
-
Xả Tang Là Gì? Những Kiêng Kỵ Khi Chưa Xả Tang
-
'chịu Tang' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
"Năm Hạng Tang Phục" Là Gì?
-
Tang Lễ Những điều Cần Biết - Phần 5: Thời Gian để Tang
-
Nghĩa Của Từ Chịu Tang Bằng Tiếng Anh
-
Hướng Dẫn Chung Về Tang Phục (Đồ Tang)
-
Những Ai Phải đeo Khăn Tang Khi Người Thân Mất