Yên Tử – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Yên Tử (định hướng). Yên Tử trên bản đồ Việt NamYên TửYên Tử Vị trí đỉnh Yên Tử trên bản đồ Việt Nam

Yên Tử (chữ Hán: 安子山, Yên Tử sơn) là một dãy núi trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và cũng là tên ngọn núi cao nhất trong dãy.[1][2][3]

Đây là dãy núi gắn liền với nhà Trần trong lịch sử Việt Nam cũng như gắn với Thiền phái Trúc Lâm.[1]

Về địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Dãy Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều, một trong bốn cánh cung núi chính của vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam. Dãy núi có địa hình thấp dần từ đông sang tây, cao trung bình trên 600 m so với mực nước biển; trong đó nơi cao nhất là đỉnh Yên Tử (1.068 m) còn nơi thấp nhất là khu vực Côn Sơn – Kiếp Bạc (200–238 m), gần Lục Đầu Giang.[1]

Sườn núi phía nam (còn gọi là sườn Đông Yên Tử) chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Ninh và một phần nhỏ thuộc tỉnh Hải Dương, còn sườn núi phía bắc (còn gọi là sườn Tây Yên Tử) thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.[4]

Về Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn với nhiều kiến trúc cổ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau (Lý, Trần, Lê, Nguyễn).[5]

Năm 1294, sau khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Thuyên (vua Trần Anh Tông) và trở thành Thái thượng hoàng, ông xuất gia tu Phật tại hành cung Vũ Lâm, Ninh Bình. Năm 1299, ông đến Yên Tử, lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà hay Trúc Lâm đại đầu đà, thu hút được nhiều đệ tử[6][7]. Tại đây, ông đã cho xây dựng hệ thống chùa, am, tháp và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam tồn tại đến ngày nay.[7][8][9]

Sách Đồng Khánh địa dư chí mô tả về Yên Tử như sau[10]:

Núi Yên Tử (Yên Tử sơn): ở vào địa phận tổng Bí Giang. Núi liên tiếp chạy dài hơn 10 ngọn, cao nhất là ngọn Yên Tử. Tương truyền An Kỳ Sinh tu luyện đắc đạo thành tiên ở nơi đây cho nên có tên gọi là núi An (Yên) Tử. Năm Hồng Vũ thứ 3 (1379) nhà Minh sai sứ sang làm lễ tế, vẽ hình thế núi sông ở đây đem về. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) bộ Lễ vâng mệnh vua xếp núi này vào hạng danh sơn và ghi vào tự điển (sổ thờ).

  • Du khách tham quan khu di tích Yên Tử Du khách tham quan khu di tích Yên Tử
  • Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử Chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử
  • Chùa Hoa Yên Chùa Hoa Yên
  • Tháp Huệ Quang Tháp Huệ Quang

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử
  • Khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử
  • Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc
  • Thiền phái Trúc Lâm

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Địa chất và tài nguyên Việt Nam: Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học toàn quốc kỷ niệm 70 năm phát triển. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ. 2015.
  2. ^ “Điểm báo ngày 6/3”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh. 6 tháng 3 năm 2020.
  3. ^ “Nhiệt độ đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh) xuống 0 độ C”. Cổng thông tin điện tử thành phố Uông Bí. 20 tháng 2 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ “Kỳ bí vùng đất thiêng Tây Yên Tử”. Tạp chí điện tử Thế giới Di sản. 22 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ “Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử”. Cục Di sản văn hóa. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ “Tìm hiểu vua Trần cởi áo che thủ cấp của tướng giặc”. Báo điện tử VnExpress. 1 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ a b “Dấu ấn Phật hoàng Trần Nhân Tông trên non thiêng Yên Tử”. Báo điện tử VOV. 5 tháng 12 năm 2018.
  8. ^ “Gắn kết đường hành hương Đông - Tây Yên Tử”. Báo Quân đội nhân dân. 27 tháng 2 năm 2019.
  9. ^ “Yên Tử, Quảng Ninh - điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Việt Nam”. Đài Tiếng nói Việt Nam – Ban Đối ngoại. 24 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ Đồng Khánh địa dư chí.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Yên Tử.

Từ khóa » đăng Yên Tử Sơn Tự