4 Cách Cải Thiện Cho Mẹ Bầu Bị Khó Thở Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối
Có thể bạn quan tâm
Tại sao bà bầu thường khó thở khi mang thai tháng thứ 9?
Bà bầu bị đau đầu chóng mặt khó thở là do đâu?
Mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng cuối có sao không?
4 cách cải thiện cho mẹ bầu bị khó thở khi mang thai 3 tháng cuối(24/01/2022)
Mẹ bầu 3 tháng cuối thường bị khó thở gây mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Nguyên nhân vì kích thước thai lớn gây chèn ép đường thở và 1 số yếu tố sinh lý, bệnh lý khác. Nếu không giảm khó thở kịp thời mẹ bầu bị thiếu oxy nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Hướng dẫn 4 cách cải thiện cho mẹ bầu bị khó thở khi mang thai 3 tháng cuối.
5 (100%) 6 votesNguyên nhân mẹ bầu bị khó thở 3 tháng cuối
Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng cuối bị khó thở gồm có
- Kích thước tử cung tăng cao: Trong 3 tháng cuối thai kỳ kích thước tử cung tăng rất nhanh chóng gây chèn ép cơ hoành, hạn chế lượng không khí được đưa vào phổi khiến mẹ bầu bị khó thở.
- Thiếu máu thai kỳ: Nhu cầu sắt trong 3 tháng cuối cao nhất so với toàn bộ thai kỳ, khoảng 60mg/ngày. Mẹ bầu không ăn đa dạng thức ăn, không uống viên sắt bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt rất cao. Khi bị thiếu máu thiếu sắt, triệu chứng thường gặp nhất là bà bầu bị khó thở, tim dập nhanh, thể lực và khả ăng đề kháng suy giảm.
- Nồng độ hormone thay đổi: Trong 3 tháng cuối nồng độ hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng cao để hỗ trợ quá trình mag thai. Tuy nhiên đây là là nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng cuối bị khó thở.
- Tim phải hoạt động nhiều: Trong 3 tháng cuối thai nhi phát triển rất nhanh khiến tim mẹ bầu phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho thai nhi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Cơ thể tích nước: Trong những tháng cuối thai kỳ cơ thể mẹ bầu thường bị tích nước với biểu hiện là 1 số bộ phận bị phù nề. Điều này khiến phổi, xoang mũi cũng bị sưng phù gây khó thở cho mẹ bầu.
- Mẹ bầu mắc bệnh lý: Một số mẹ bầu bị viêm xoang, hen suyễn, thuyên tắc phổi, bệnh tim mạch,… cũng có triệu chứng khó thở nghiêm trọng khi mang thai và cần được điều trị bệnh lý kịp thời để tránh biến chứng có hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Kích thước tử cung tăng cao trong 3 tháng cuối gây sức ép lên cơ hoành khiến mẹ bầu bị khó thở
Mẹ bầu 3 tháng cuối bị khó thở có nguy hiểm không?
Hầu hết các nguyên nhân gây khó thở ở mẹ bầu 3 tháng cuối là sự thay đổi sinh lý trong cơ thể, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi bị khó thở mẹ bầu nghỉ ngơi, điều hòa nhịp thở hay thực hiện một số bài tập thở là có thể khắc phục, giảm khó thở.
Tuy nhiên mẹ bầu bị khó thở do bệnh lý cần được khám và điều trị ngay, ngăn ngừa bệnh lý biến chứng gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ bầu khó thở lâu ngày cũng khiến thai nhi không được cung cấp đủ oxy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Ngay khi nhận thấy tình trạng khó thở không thuyên giảm, tim đập mạnh và rất nhanh, mẹ bầu nên đi khám ngay, đề phòng nguy hiểm. Mẹ bầu bị hen suyễn thì nên đi khám ngay khi có dấu hiệu khó thở để bác sĩ can thiệp kịp thời, tránh tình trạng mẹ bầu bị thiếu oxy nghiêm trọng, đe dọa tử vong.
Trường hợp mẹ bầu bị khó thở do thiếu máu nguyên nhân chủ yếu là do không uống viên sắt khi mang thai. Để tăng cường bổ sung sắt cải thiện thiếu máu thai kỳ trong 3 tháng cuối, bên cạnh việc uống sắt đúng cách theo chỉ định của bác sĩ mẹ cũng cần thường xuyên ăn thịt bò, cá, thịt gà, các loại rau có lá màu xanh đậm, ăn cam quýt,… Không bị thiếu máu tình trạng bà bầu khó thở khi mang thai cũng được giảm bớt đáng kể.
Mẹ bầu phải bổ sung sắt đầy đủ trong thai kì để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt
4 cách cải thiện cho mẹ bầu bị khó thở khi mang thai 3 tháng cuối
Để giảm khó thở khi mang thai 3 tháng cuối mẹ bầu có thể áp dụng những cách dưới đây:
- Thở bằng bụng, không nên thở bằng ngực: Mẹ bầu nên thả lỏng cơ thể, hít một hơi thật sâu để không khí lấp đầy phổi và bụng, giữ lại khoảng 1 giây rồi từ từ thở ra nhẹ nhàng bằng miệng đến khi bụng xẹp lại. Lặp lại động tác trong khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày thực hiện chu trình này ít nhất 1 lần sẽ giúp mẹ bầu giảm khó thở rất hiệu quả.
- Thở cơ hoành khi nằm: Nhiều khi mệ mỏi khiến mẹ bầu không muốn ngồi dầy, nhưng nằm nhiều lại là 1 trong các yếu tố khiến tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng hơn. Bài tập thở bằng cơ hoành khi nằm sẽ giúp mẹ có thể cải thiện tình trạng khó thở cả khi nằm. Để thực hiện bài tập thở bằng cơ hoành mẹ bầu cần nằm ngửa, kê gối dưới đầu, đầu gối cong lại, kê thêm 1 chiếc gối bên dưới đầu gối để hỗ trợ chân. Một tay đặt trên ngực, một tay đặt dưới khung xương sườn để cảm nhận chuyển động của cơ hoành, sau đó dùng mũi hít vào đến khi không khí đầy khoang khiến bụng căng ra, áp sát vào tay. Sau đó giữ yên bàn tay đặt trên bụng, mím môi để thở ra để cơ bụng vận động và kéo chúng về phía cột sống. Giữ nguyên tư thế và lặp lại động tác trong 5 – 10 phút.
- Tư thế nằm, ngồi thoải mái, phù hợp: Mẹ nên ngồi thẳng lưng hay ngồi dựa vào gối mềm, vai hơi ngả về phía sau một cách thoải mái để khoang phổi được mở rộng hơn, chứa được nhiều không khí, cung cấp được nhiều oxy cho cơ thể hơn. Mẹ bầu cũng không nên nằm ngửa, chỉ nên nằm nghiêng về bên trái, gối đầu cao, kê vào lưng một chiếc gối mềm để giảm áp lực cho cơ hoành, giúp dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.
- Giữ tâm lý thoải mái khi mang thai: Mẹ bầu nên giữ cho mình 1 tình thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý, thỉnh thoảng vận động phù hợp giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể và cho thai nhi. Đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất, nâng cao sức khỏe, lại giúp mẹ bầu dễ thở hơn.
Tư thế nằm, ngồi thoải mái, phù hợp với bà bầu giúp các mẹ dễ thở hơn
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 4 cách cải thiện cho mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng cuối. Bị khó thở khi mang thai đa số là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng khó thở không giảm hoặc trở nên nghiêm trọng thì mẹ bầu và thai nhi sẽ bị thiếu dưỡng khí gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bị khó thở kéo dài hay có bất thường đi kèm thì mẹ bầu cần đi khám ngay.
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Quét mã QR ZALO |
- Chela – Ferr Forte: 295.000đ/Hộp
- Chela – Calcium D3: 295.000đ/Hộp
- Gold-Vit mama: 450.000đ/Hộp
- Gold DHA: 480.000đ/Hộp
- Prenalen: 140.000đ/Hộp
- Liên hệ
ZALO/VIBER/ĐT: 0888.31.32.36 NHẬN HÀNG VÀ TRẢ TIỀN TẠI NHÀ
Các bài viết khácBà bầu uống canxi bao nhiêu là đủ?
Bà bầu uống canxi lúc nào trong ngày dễ hấp thu?
3 cách cải thiện thiếu máu khi mang thai
6 loại xét nghiệm máu khi mang thai
3 nguyên nhân bị thiếu máu khi mang thai
Bà bầu uống canxi tháng thứ mấy thai kỳ?
- Cẩm nang bà bầu
- Mới nhất
- Zalo
Từ khóa » Khó Thở 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
-
Bà Bầu Khó Thở 3 Tháng Cuối Do đâu, Có Nguy Hiểm Không?
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Khó Thở Khi Mang Bầu Có đáng Ngại? | Vinmec
-
Khó Thở Khi Mang Thai Khi Nào Là Bất Thường - Vấn đề Mẹ Bầu Cần ...
-
Tháng Cuối Thai Kỳ, Sẵn Sàng đối Mặt Với Mọi Khó Chịu! - MarryBaby
-
Bà Bầu Khó Thở, Phải Làm Sao? - Avisure Mama
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Ferrovit
-
Nguyên Nhân Bà Bầu Khó Thở Về đêm 3 Tháng đầu, Giữa, Cuối Và ...
-
Cách Giảm Triệu Chứng Khó Thở ở 3 Tháng Cuối Thai Kỳ | Bệnh Viện Đa ...
-
Nguyên Nhân Tức Ngực Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Cuối
-
Mang Thai 3 Tháng Cuối - Những điều Mẹ Cần Biết Trước Khi "vượt Cạn"
-
Phù Và Khó Thở ở 3 Tháng Cuối Thai Kì
-
Bà Bầu Khó Thở Khi Mang Thai Có Gì đáng Lo Ngại Không?
-
Phù Và Khó Thở ở 3 Tháng Cuối Thai Kì | VIAM