Bà Bầu Khó Thở, Phải Làm Sao? - Avisure Mama
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Sản phẩm
- Sản phẩm cho bé
- Sản phẩm cho mẹ
- Khuyến mãi & Combo
- Phụ nữ & Làm đẹp
- Sản phẩm chuẩn bị mang thai
- Sản phẩm khác
- Trước mang thai
- Chăm sóc cơ thể
- Dấu hiệu thụ thai
- Hiếm muộn
- Làm thế nào để có thai
- Đang mang thai
- 40 tuần thai
- Dinh dưỡng
- Hoạt động thể chất
- Mang thai an toàn
- Mang thai lần thứ 2
- Sinh nở
- Sức khỏe
- Sau khi sinh
- Bệnh thường gặp ở trẻ
- Cho con bú
- Dinh dưỡng
- Hoạt động của mẹ và bé
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh
- Đặt tên con
- Chăm sóc trẻ em
- Đại lý
- Báo chí nói về Avisure
- Tin tức
- Liên hệ
Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng khó thở. Một số bà bầu khó thở ngay từ những tháng đầu hoặc có thể phải đến 3 tháng cuối mới cảm thấy tình trạng này.
Nội dung- Thế nào là khó thở thông thường ở phụ nữ mang thai?
- Làm thế nào để giảm khó thở khi mang thai?
- 1. Thực hành tư thế đúng:
- 2. Thay đổi vị trí:
- 3. Thư giãn:
- 4. Các bài tập thở:
- 5. Tập thể dục:
- Làm thế nào để ngăn chặn khó thở ở phụ nữ mang thai
- 1. Uống đủ nước
- 2. Chế độ ăn hợp lý
- 3. Tránh làm việc quá sức
- Bà bầu khó thở trong thời gian bao lâu?
- Khó thở có ảnh hưởng đến bé không?
Thế nào là khó thở thông thường ở phụ nữ mang thai?
Khó thở khá phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối và trong thời kỳ đầu mang thai. Gần 75% phụ nữ không bao giờ cảm thấy khó thở trước khi mang thai. Nếu khó thở là do một số hoạt động thể chất gắng sức như leo cầu thang, nó hoàn toàn bình thường và vô hại. Bà bầu khó thở là do đâu? Bà bầu khó thở chủ yếu là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể khi mẹ có em bé. Dưới đây là một số thay đổi cơ thể thai kỳ có thể dẫn đến khó thở. ♦ Trong 3 tháng đầu thai kỳ:- Lồng ngực trở nên rộng lớn hơn để tăng dung tích phổi. Lồng ngực di chuyển lên trên và ra ngoài, do đó việc hít thở của ban cũng trở nên khó khăn hơn.
- Mặc dù số lần thở giống như trước khi mang thai nhưng bà bầu phải thở sâu hơn, và đây là lý do bà bầu cảm thấy khó thở.
- Ngoài ra, trong thời kỳ đầu mang thai, thể tích máu của cơ thể tăng 50%. Vì thế, tim phải làm việc nhiều hơn so với trước đây. Điều này làm cho bà bầu phải thở nhiều hơn ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
- Các hormone thai kỳ khiến nhu cầu oxy của cơ thể bà bầu tăng, do đó kích thích não để tăng số lượng và độ sâu của hơi thở.
- Các hormone cũng làm sưng các mao mạch ở đường hô hấp làm cho bà bầu cảm thấy như đang thở dốc.
- Thiếu máu: Nếu bị thiếu sắt, bà bầu sẽ có số lượng tế bào hồng cầu thấp (các tế bào hồng cầu có chức năng mang oxy từ phổi đến các phần cơ quan của cơ thể và đưa khí carbonic từ các cơ quan trong cơ thể đến phổi) và cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp oxy cho cả mẹ và bé. Khó thở tiến triển là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu.
- Bệnh suyễn có thể là một nguyên nhân gây khó thở, và bà bầu nên đi khám bác sĩ nếu dấu hiệu khó thở không liên quan đến nội tiết tố hay thói quen hàng ngày.
- Nếu bà bầu có khó thở kèm mạch nhanh, đánh trống ngực hoặc ngón tay và ngón chân lạnh, đó có thể là biến chứng nghiêm trọng của bệnh tim hoặc phổi. Mẹ bầu nên đi khám ngay lập tức.
Làm thế nào để giảm khó thở khi mang thai?
1. Thực hành tư thế đúng:
- Tư thế đúng sẽ làm giảm khó thở. Trong khi ngồi, giữ cho ngực nâng lên và vai hạ xuống. Khi đó, phổi sẽ có đủ không gian để co giãn.
- Trong khi ngủ, hãy dùng gối dựa để cơ thể hướng lên trên. Làm như thế giúp tăng không gian trong khoang bụng, làm cho bà bầu thấy dễ thở hơn.
2. Thay đổi vị trí:
Nếu bà bầu khó thở vì ở một vị trí trong thời gian dài, hãy thay đổi vị trí để hít thở dễ dàng. Bà bầu có thể đứng thẳng vì như thế sẽ làm giảm áp lực lên cơ hoành.3. Thư giãn:
Cảm nhận cơ thể và nghỉ ngơi bất cứ khi nào bà bầu muốn thư giãn. Khi bà bầu cảm thấy hụt hơi, cố gắng thư giãn. Chỉ cần dừng lại những gì đang làm và thở sâu cho đến khi cảm thấy tốt hơn. Hãy nghỉ ngơi khoảng 20 phút và sau đó tiếp tục làm việc.4. Các bài tập thở:
Tập thở sẽ giúp tăng dung tích phổi và dễ thở hơn (tuy nhiên thở bụng không được khuyến cáo do mở rộng tử cung). Các bà bầu bị khó thở có thể thử bài tập thở này:- Hít vào sâu đồng thời nâng cánh tay lên trên và hai bên.
- Sau đó thở ra đồng thời đặt cánh tay của bạn xuống hai bên.
- Nâng cao đầu trong khi hít vào và hạ thấp hơn trong khi thở ra.
- Thở sâu bằng cách đặt tay lên lồng ngực.
- Đẩy lồng ngực xa tay trong khi hít vào sâu.
5. Tập thể dục:
Không tập thể dục có thể làm tăng khó thở. Vì vậy hãy thử một số bài tập nhẹ để giúp bà bầu có thể có một cuộc trò chuyện mà không phải đi ra ngoài hít thở. Tất nhiên, bé cũng sẽ nhận được đủ oxy trong khi mẹ tập thể dục.- Bài tập aerobic vào đầu thai kỳ có thể cải thiện hơi thở và kiểm soát nhịp tim của bà bầu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục.
- Nếu bà bầu chưa bắt đầu bất kỳ hoạt động nào, đây sẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập yoga. Tập yoga giúp hít thở đúng cách.
- Đi bộ nhanh và bơi lội cũng sẽ làm tăng khả năng thở sâu hơn và duy trì mức độ tập thể dục.
Làm thế nào để ngăn chặn khó thở ở phụ nữ mang thai
1. Uống đủ nước
Bà bầu khó thở là một triệu chứng phổ biến của tình trạng mất nước. Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước và tránh các đồ uống như cà phê, trà, soda và rượu. Những thức uống làm tăng trọng lượng cơ thể có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó thở.2. Chế độ ăn hợp lý
-
Bà bầu cần kiểm soát cân nặng trong suốt thời gian mang thai. Ngay từ thời điểm có kế hoạch mang thai, hãy cố gắng duy trì cân nặng và tập thể dục thường xuyên. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ ngăn chặn khó thở. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng và giúp dễ thở.
- Không nên dùng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo và muối.
- Nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, quả mọng sẫm màu và rau xanh bởi vì khó thở có thể là một trong những triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
- Cần bổ sung vitamin C vì nó giúp cơ thể tăng hấp thụ sắt.
- Ngoài ra, đậu là một nguồn protein tuyệt vời. Tuy nhiên, ăn đậu ở mức độ vừa phải vì chúng có thể ảnh hưởng đến hấp thụ sắt.
3. Tránh làm việc quá sức
Đừng gây áp lực cho bản thân như mang vật nặng hay ở lại cơ quan quá muộn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi khi làm việc căng thẳng hay quá sức.Bà bầu khó thở trong thời gian bao lâu?
Nếu bà bầu lần đầu tiên mang thai, thai nhi xuống đến xương chậu vào khoảng tuần 36. Đây là thời điểm cuối cùng có các vấn đề về hơi thở. Nếu bà bầu đã từng mang thai, tình trạng khó thở sẽ vẫn tiếp tục đến hết thai kỳ. Sau khi sinh, lượng hormone progesterone giảm xuống, làm giảm áp lực lên cơ hoành và tử cung. Thế nhưng, phải mất ít nhất một vài tháng hệ thống hô hấp của bạn mới bình thường trở lại.Khó thở có ảnh hưởng đến bé không?
Miễn là không có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại khác, bà bầu khó thở là tình trạng khá phổ biến và sẽ không gây tổn hại cho bé vì bé sẽ nhận được nhiều oxy qua nhau thai. Hít thở sâu sẽ cung cấp cho bé nhiều oxy trong máu. Đang mang thai- 40 tuần thai
- Dinh dưỡng
- Hoạt động thể chất
- Mang thai an toàn
- Mang thai lần thứ 2
- Sinh nở
- Sức khỏe
Tiểu đường thai kỳ và các thông tin cơ bản mẹ cần biết
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh mắc phải ở mẹ bầu do rối loạn chuyển ...Các nguyên nhân dư ối điển hình nhất mẹ cần lưu ý
Nguyên nhân dư ối có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, từ mẹ ...Cách khắc phục dư nước ối nhanh, hiệu quả cho mẹ
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi, ...Cách uống nước râu ngô khi bị dư ối cho mẹ
Nếu mẹ bầu đang tìm kiếm giải pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư ...Dư ối có nguy hiểm không? Lời khuyên hữu ích cho mẹ
Dư ối có nguy hiểm không, là vấn đề thắc mắc của nhiều chị em phụ ...Thiểu ối 3 tháng đầu - Cảnh báo nguy hiểm mẹ cần chú ý
Các chuyên gia phụ sản đã khẳng định, tình trạng thiểu ối 3 tháng đầu là ...Máu báo thai như thế nào? Những vấn đề lưu ý khi ra máu báo thai
Máu báo thai như thế nào là bình thường? Chị em cần lưu ý gì khi ... Đăng ký tư vấn sản phẩm Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Đăng ký ngay Đặt hàng ngay Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Gửi liên hệ Các tin bài khác 27/11/2024 4 lượt xemTiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân? Mẹ đã biết chưa?
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân luôn là chủ đề được bàn tán sôi nổi. Theo khuyến ... 26/11/2024 7 lượt xemTiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nguy hiểm thế nào?
Trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Các bác sĩ cho biết rằng, mẹ ... 25/11/2024 9 lượt xemDấu hiệu rỉ ối 3 tháng đầu là gì? Các trường hợp nguy hiểm mẹ cần biết
Rỉ ối 3 tháng đầu có thể khiến nhiều mẹ bầu lo lắng, nhưng nếu nắm rõ dấu hiệu và cách ... 25/11/2024 7 lượt xemTại sao ra máu báo nhưng không có thai? Chuyên gia giải đáp
Ra máu báo thường là dấu hiệu cho thấy trứng đã thụ tinh và quá trình làm tổ bắt đầu. Vậy, ... 23/11/2024 22 lượt xemBà bầu nên ăn cá gì để con thông minh, đủ chất cả thai kỳ?
Bà bầu nên ăn cá gì để con vừa thông minh, vừa khoẻ mạnh trong suốt cả thai kỳ? Các chuyên ... 23/11/2024 22 lượt xemBà bầu nên ăn gì để thai to? Top 7 thực phẩm mẹ nên ăn
Bà bầu ăn gì để thai to, con đủ chất trong suốt thai kỳ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thai ... Đăng ký tư vấn Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia của Avisure Gửi liên hệ Công ty Cổ phần dược Bảo Minh Vi chất thế hệ mới cho mẹ và bé Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 27A1- KĐT Đại Kim - Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội Email: avisure123@gmail.com Hotline: 1800.0016 Chủ sở hữu website: Bà Khuất Thị Hòa Số ĐKKD: 01T8008974 Trước mang thai- Chăm sóc cơ thể
- Dấu hiệu thụ thai
- Hiếm muộn
- Làm thế nào để có thai
- 40 tuần thai
- Dinh dưỡng
- Hoạt động thể chất
- Mang thai an toàn
- Mang thai lần thứ 2
- Sinh nở
- Bệnh thường gặp ở trẻ
- Cho con bú
- Dinh dưỡng
- Hoạt động của mẹ và bé
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh
- Đặt tên con
Từ khóa » Khó Thở 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
-
Bà Bầu Khó Thở 3 Tháng Cuối Do đâu, Có Nguy Hiểm Không?
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Khó Thở Khi Mang Bầu Có đáng Ngại? | Vinmec
-
Khó Thở Khi Mang Thai Khi Nào Là Bất Thường - Vấn đề Mẹ Bầu Cần ...
-
Tháng Cuối Thai Kỳ, Sẵn Sàng đối Mặt Với Mọi Khó Chịu! - MarryBaby
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Ferrovit
-
Nguyên Nhân Bà Bầu Khó Thở Về đêm 3 Tháng đầu, Giữa, Cuối Và ...
-
Cách Giảm Triệu Chứng Khó Thở ở 3 Tháng Cuối Thai Kỳ | Bệnh Viện Đa ...
-
Nguyên Nhân Tức Ngực Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Cuối
-
Mang Thai 3 Tháng Cuối - Những điều Mẹ Cần Biết Trước Khi "vượt Cạn"
-
Phù Và Khó Thở ở 3 Tháng Cuối Thai Kì
-
Bà Bầu Khó Thở Khi Mang Thai Có Gì đáng Lo Ngại Không?
-
Phù Và Khó Thở ở 3 Tháng Cuối Thai Kì | VIAM
-
4 Cách Cải Thiện Cho Mẹ Bầu Bị Khó Thở Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối