4 Vấn đề Tai Mũi Họng Gây Hôi Miệng - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Khi nhắc đến hôi miệng, những nguyên nhân được nghĩ đến đầu tiên là do sâu răng, vệ sinh răng miệng kém, hội chứng khô miệng, nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 10% bệnh nhân bị hôi miệng liên quan đến các vấn đề tai mũi họng. Dưới đây là 4 rối loạn tai mũi họng phổ biến gây hôi miệng, theo The HealthSite.
Viêm amidan cấp tính
Cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể bị viêm amidan cấp tính. Chứng hôi miệng dai dẳng có thể xảy ra do viêm amidan cấp tính. Khi ăn, các loại mảnh vụn khác nhau chẳng hạn như tế bào chết, thức ăn, chất nhầy, nước bọt bị mắc kẹt trong hốc amidan và tích tụ. Vi khuẩn và nấm ăn chất tích tụ và gây ra mùi. Bệnh nhân viêm amidan có thể phải tiến hành cắt amidan nếu tình trạng hôi miệng không biến mất dù đã vệ sinh răng miệng tốt.
Chảy dịch mũi sau
Chất nhầy được sản xuất bởi các tuyến trong mũi và cổ họng, có vai trò làm sạch màng mũi và ngăn cản chất lạ xâm nhập. Chảy dịch mũi sau là triệu chứng thường gặp ở người bị cúm, dị ứng hoặc cảm lạnh, xảy ra khi chất nhầy tích tụ ở phía sau mũi và cổ họng. Dịch mũi sau có thể bị nhiễm khuẩn, đôi khi bám vào niêm mạc họng gây khó nuốt, buồn nôn hay kích thích vùng họng. Bạn thường nuốt dịch mũi sau mỗi ngày nhưng chỉ cảm nhận được khi nó tích tụ nhiều ở cổ họng. Điều này có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
Viêm xoang
Khoảng 50-70% bệnh nhân viêm xoang bị hôi miệng. Cách viêm xoang gây hôi miệng tương tự như chảy dịch mũi sau, tức là nước mũi bị nhiễm khuẩn do viêm xoang chuyển sang màu xanh lá, hơi đục. Lượng chất nhầy này thường mắc kẹt trong khoang mũi và có xu hướng chảy ngược lại về phía sau khoang chứa. Người bị viêm xoang hay khạc đờm để nhổ chất nhầy ra ngoài do dễ thở. Tuy nhiên, bên trong chất nhầy này chứa rất nhiều vi khuẩn; khi xuống miệng, gặp phải môi trường thuận lợi vi khuẩn tích tụ theo thời gian gây ra mùi hôi miệng.
Viêm mũi teo
Viêm mũi teo là một tình trạng mũi mạn tính được đặc trưng bởi sự hình thành của các lớp vảy dày và khô trong hốc mũi. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng viêm mũi teo có thể do xạ trị, lạm dụng thuốc thông mũi. Chứng viêm mũi teo khiến dịch nhầy tích tụ trong khoang mũi, họng và trở thành một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
Nếu bạn thường xuyên bị hôi miệng và cảm thấy mất tự tin, bên cạnh làm sạch răng miệng, khám tai mũi họng cũng là một cách tìm ra nguyên nhân. Bạn cũng nên áp dụng đánh răng và lưỡi ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng nước súc miệng không cồn, tránh các loại thực phẩm như tỏi có thể làm cho hơi thở có mùi, uống nhiều nước, ăn sữa chua tự nhiên, không hút thuốc...
Hà Phượng (Theo The HealthSite)
- 6 cách giúp giảm chảy dịch mũi sau
- Lý do chảy nước mũi, nghẹt mũi vào buổi sáng
- Những sai lầm khi xử trí chảy máu mũi
Từ khóa » Dị ứng Hôi Miệng
-
Viêm Mũi Dị ứng Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Hội Chứng Dị ứng Miệng (oral Allergy Syndrome – OAS) Là Gì? | Vinmec
-
Tất Tần Tật Mọi điều Cần Biết Về Hội Chứng Dị ứng Miệng
-
Bệnh Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả - Medlatec
-
Chứng Hôi Miệng: Một Số điền Cần Biết
-
Chứng Hôi Miệng Và Cách điều Trị Như Thế Nào?
-
Viêm Mũi Dị Ứng Gây Hôi Miệng Phải Làm Thế Nào?
-
12 Nguyên Nhân Gây Hôi Miệng Và Cách điều Trị Dứt điểm Tại Nhà
-
Hơi Thở Hôi - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Mũi Dị Ứng Gây Hôi Miệng Và Cách Khắc Phục
-
Chứng Hôi Miệng | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Hội Chứng Chảy Dịch Mũi Sau Và Hôi Miệng
-
9 Nguyên Nhân Trẻ Bị Hôi Miệng & Cách Phòng Ngừa | Colgate®
-
Hôi Miệng Từ Cổ Họng Là Do đâu? Làm Sao để điều Trị Dứt điểm?