Hôi Miệng Từ Cổ Họng Là Do đâu? Làm Sao để điều Trị Dứt điểm?

Hôi miệng từ cổ họng được nhận định là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, gây ra mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh bị tự ti và tiềm ẩn việc sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy tình trạng này xảy ra là do đâu? Cách để khắc phục hiệu quả là gì?

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Hôi miệng từ cổ họng là do đâu?
    • 1.1 Viêm xoang
    • 1.2 Khô miệng
    • 1.3 Viêm họng
    • 1.4 Viêm Amidan
    • 1.5 Viêm VA
    • 1.6 Các bệnh lý liên quan đến dạ dày
  • 2. Hôi miệng từ cổ họng có gây nguy hiểm?
    • 2.1 Bệnh tim
    • 2.2 Bệnh ung thư vòm họng
  • 3. Hôi miệng từ cổ họng điều trị như thế nào?

1. Hôi miệng từ cổ họng là do đâu?

1.1 Viêm xoang

Khi người bệnh vị viêm xoang, dịch nhầy và mủ sẽ tồn đọng lại trong những hốc xoang và chảy xuống phần cổ họng. Dịch tiết này sẽ đem theo vi khuẩn và virus và tấn công khoang miệng, đường hô hấp dưới. Bên cạnh đó, dịch nhầy này có thể tồn đọng trong cổ họng và gây cản trở đường đi của thức ăn xuống dạ dày. Một lượng thức ăn bị giữ lại trong cổ họng và vi khuẩn từ thức ăn đó phân hủy, gây ra hôi miệng.

Viêm xoang

Một trong những triệu chứng điển hình của viêm xoang chính là hôi miệng

1.2 Khô miệng

Nước bọt được coi là nước xúc miệng tự nhiên mà giúp loại bỏ các phần tử gây mùi. Khi cơ thể bị thiếu nước, miệng sẽ bị khô, lượng nước bọt tiết ra không đủ, từ đó vi khuẩn sẽ tích tụ lại, sinh sôi và làm hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra, một số triệu chứng sẽ xuất hiện kèm theo như: khát nước liên tục, môi khô nứt nẻ, rát lưỡi, cổ họng có cảm giác đau…

1.3 Viêm họng

Viêm họng cũng là một trong những bệnh hô hấp gây nên tình trạng hôi miệng. Bệnh thường xảy ra khi vi khuẩn, virus xâm nhập, dị ứng, hút nhiều thuốc lá, sống và làm việc ở những môi trường ô nhiễm, giao tiếp quá nhiều hoặc bị ảnh hưởng từ các bệnh hô hấp khác.

Viêm họng gây nên tình trạng hôi miệng do:

– Virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng vùng hầu họng.

– Sau khi nhiễm trùng vùng hầu họng, cơ thể mất nước, giảm bài tiết nước bọt. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng. Chúng khiến nhanh chóng phân giải thành phần protein trong thức ăn. Từ đó, tạo chất bay hơi chứa lưu huỳnh, gây nên mùi khó chịu.

– Khi bị viêm họng, hệ hô hấp thường tiết nhiều dịch đờm, dịch đờm này đặc quánh theo thời gian và gây nên hôi miệng.

– Viêm họng khiến bệnh nhân bị ngạt mũi và khó khăn khi thở. Do đó, bệnh nhân thường thở bằng miệng, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng.

1.4 Viêm Amidan

Viêm Amidan sẽ xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào hạch lympo ở cổ họng và gây ra nhiễm trùng. Khi bị viêm, Amidan sẽ xảy ra tình trạng ứ mủ và tiết ra mùi hôi khó chịu. Bệnh diễn tiến càng nặng thì mùi hôi này càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tình trạng bệnh nhân viêm Amidan bị mất nước cũng khiến cho hơi thở có mùi khó chịu.

1.5 Viêm VA

Viêm VA

Viêm VA xảy ra khi vi khuẩn tấn công ồ ạt vào khoang miệng, kéo theo tình trạng hôi miệng xảy ra

Bình thường, VA có tác dụng cản trở vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp và gây bệnh. Tuy nhiên, khi một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào khiến VA không phản ứng kịp khiến cho hiện tượng viêm VA xảy ra. Một trong những triệu chứng của bệnh lý này chính là tình trạng hôi miệng.

1.6 Các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày, thức ăn sẽ chậm tiêu hóa, gây tồn đọng trong dạ dày, lên men. Từ đó, chúng tạo mùi khó chịu trong hơi thở. Vi khuẩn helicobacter pylori chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Còn khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, phần thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ trào ngược lên thực quản, vòm họng và miệng khiến cho người bệnh bị hôi miệng. Ngoài ra, axit dịch vị khi trào ngược sẽ bào mòn phần niêm mạc miệng và họng, từ đó vi khuẩn sinh mùi sẽ phát triển.

2. Hôi miệng từ cổ họng có gây nguy hiểm?

Trên thực tế, vấn đề hôi miệng bắt nguồn từ họng chỉ là một triệu chứng. Đó không phải bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, đây lại có thể là hồi chuông báo động của sức khỏe cơ thể. Các nguyên nhân dẫn tới hôi miệng do họng có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Điển hình nhất là 2 biến chứng bệnh sau:

2.1 Bệnh tim

Hầu hết mọi người đã biết khoang miệng và tim mạch có mối quan hệ mật thiết. Do đó đa số bệnh lý về răng miệng đều là dấu hiệu cảnh báo về tim mạch. Bởi vậy, ngay khi có dấu hiệu bất thường, ta cần đi kiểm tra ngay.

2.2 Bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là một bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong. Và một trong những dấu hiệu của căn bệnh này chính là hơi thở hôi, đau họng, … Điều này là do trong tế bào ung thư vòm họng có chứa Polyamine. Đây là chất gây nên mùi khó chịu.

Đặc biệt, ta có thể dựa vào tình trạng hôi miệng để phân biệt có phải dấu hiệu ung thư hay không. Khi bị ung thư vòm họng, tình trạng hôi miệng nghiêm trọng hơn rất nhiều, Hơi thở có mùi nồng nặc, khác hẳn so với hôi miệng thông thường.

3. Hôi miệng từ cổ họng điều trị như thế nào?

Vì có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng từ phần cổ họng vì thế người bệnh cần đến cơ sở nha khoa uy tín để nha sĩ kiểm tra răng miệng tổng quát và lên phác đồ điều trị đúng bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp thêm một số thói quen sinh hoạt khoa học như:

– Vệ sinh răng miệng sạch bằng các phương pháp khác nhau: đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau như: dùng tăm nước, nước muối súc miệng, dùng chỉ nha khoa….

– Uống đủ 2 lít nước/ngày.

– Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Bổ sung thêm nhiều trái cây, rau củ. Lưu ý tránh những đồ ăn chứa nhiều axit, giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế bia rượu, đồ uống có ga…

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng.

Điều trị hôi miệng từ cổ họng

Vì có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng do cổ họng, vì thế người bệnh cần đến cơ sở nha khoa uy tín để nha sĩ kiểm tra răng miệng

Hy vọng rằng, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích xung quanh chủ đề “hôi miệng từ cổ họng”. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì về bệnh lý này, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín trên cả nước để được bác sĩ tư vấn nhé.

Từ khóa » Dị ứng Hôi Miệng