Chứng Hôi Miệng Và Cách điều Trị Như Thế Nào?

13 Th11 2019 hoi mieng benh vien tai mui hong sai gon

Có những vấn đề liên quan đến sức khỏe, tưởng như không quá nghiêm trọng, nhưng lại làm cho bản thân người đó thiếu tự tin khi giao tiếp, ảnh hương đến công việc, cuộc sống. Đó là chứng hôi miệng. Con số thống kê cho thấy: khoảng 20% dân số nói chung được báo cáo bị chứng hôi miệng ở các mức độ khác nhau.

Nguyên nhân:

Hôi miệng tác động xấu đến chất lượng sống của bệnh nhân, và tương đối khá phổ biến. Theo Bs. Diolier Desfiesn ở bệnh viện Lariboisieve thì có khoảng 10% người bình thường bị chứng hôi miệng.

Bắt đầu từ vùng mũi họng, có một số nguyên nhân ở mũi, họng, dạ dày có thể dẫn đến hơi thở ra có mùi:

  • Ở mũi: Chúng ta cần chú ý đến viêm mũi có mủ như viêm xoang, viêm mũi dị ứng bội nhiễm, các bệnh đặc biệt nặng như trĩ mũi (ozene) hay ung thư trong vùng mũi xoang. Trong bệnh trĩ mũi, niêm mạc và xương chết có thể dẫn đến mùi cá chết, mùi xương thối trong mũi- khó chịu là ở chỗ đôi khi bệnh nhân không biết mũi mình thối do họ bị mất khứu giác, ngược lại mùi thối khẳm trong mũi làm cho những người chung quanh khó chịu, khó tiếp cận.
  • Mùi hôi từ miệng: Có thể do 2 loại nguyên nhân chính: vệ sinh răng miệng kém dẫn đến mùi hôi từ sâu răng không được chữa trị, viêm Amidan hốc mủ. Tỷ lệ hôi miệng do sâu răng rất phổ biến, dễ phát hiện và chữa được. Mức độ hôi miệng ngày càng tăng khi bệnh nhân uống ít nước.
Vệ sinh răng miệng kém.
Vệ sinh răng miệng kém.
  • Hôi miệng liên quan đến tổn thương ung thư vùng hầu họng: trong trường hợp, hôi miệng thường đi kèm với các triệu chứng khác của khối u như nghẹt mũi, chảy máu mũi, ù tai…
  • Bệnh đường tiêu hóa: Mùi hôi từ thức ăn tiêu hoá không hết ở những người bệnh ở dạ dày, như trào ngược dịch vị, … cũng không khó phát hiện và tương đối dễ chữa.

Cần làm gì khi bị hôi miệng:

  • Không nên bi quan vì đại đa số các trường hợp đều chữa được.
  • Cần khám từng phân đoạn của đường hô hấp trên: mũi, vòm hầu, các răng sâu, amidan hoặc VA viêm, sau đó là đường tiêu hoá (thực quản, dạ dày..).
  • Trong khi chờ kết quả thăm khám thì đừng làm tình trạng hôi miệng nặng thêm, không dùng nhiều gia vị như tỏi, hành, ớt. Cần uống nhiều nước mỗi ngày để trung hoà mùi hôi trong miệng.
Uống nhiều nước mỗi ngày.
Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Sau cùng, cần lên kế hoạch chữa trị các nguyên nhân gây hôi miệng
  • Bệnh mũi xoang, vòm hầu
  • Bệnh răng miệng, sâu răng
  • Bệnh của hệ thống VA và Amidan
  • Bệnh của thực quản, dạ dày…
  • Đồng thời ngoài chữa bệnh thì cũng cần có các biện pháp chống hôi miệng quay trở lại… Cần nhớ rằng: trừ các ung thư giai đoạn cuối, còn lại đại đa số các trường hợp đều chữa được và mùi hôi sẽ giảm rồi hết sau một thời gian, do đó đừng tranh xa các bệnh nhân mà cần an ủi, động viên họ giải quyết vấn đề hôi miệng.

1

Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn 1 – 3 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM (Xem bản đồ)

2

Trung Tâm Tai Mũi Họng Sài Gòn 6 – 8 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM (Xem bản đồ)

3

Hệ Thống Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1 (SIGC – Q1) 9-15 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM (Xem bản đồ)

4

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7 (SIGC – Q7) 441 Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, TPHCM (Xem bản đồ)

5

Trung Tâm Sức Khỏe Doanh Nghiệp 9 – 15 Trịnh Văn Cấn, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TPHCM (Xem bản đồ)

Đặt hẹn khám: https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

028.38.213.456 - Chọn phím "0" để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN niềng răng móm Niềng răng móm có thật sự mang lại hiệu quả? Thời gian niềng bao lâu? bé bị viêm họng Bé bị viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả Điều trị viêm mũi dị ứng 15 Cách điều trị viêm mũi dị ứng lành tính và hiệu quả ngay tại nhà Sưng Bạch Huyết Dấu hiệu sưng bạch huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? FacebookTwitterLinkedInCopy Previous Next

Search

+

Từ khóa » Dị ứng Hôi Miệng