Tất Tần Tật Mọi điều Cần Biết Về Hội Chứng Dị ứng Miệng

1. Thế nào là hội chứng dị ứng miệng

Hội chứng dị ứng miệng (OAS) là một trong các dạng dị ứng thực phẩm tác động trực tiếp đến cổ họng, miệng, lưỡi, môi. Điều kiện để hội chứng này xảy ra là hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm thấy sự tương đồng giữa protein có trong thực phẩm (cụ thể ở đây là trái cây, hạt, rau) với protein gây dị ứng có ở một số loại phấn hoa (phản ứng chéo). Điều đó làm kích hoạt phản ứng của cơ thể để chống lại các thực phẩm này tương tự như cách mà cơ thể phản ứng lại với phấn hoa.

hội chứng dị ứng miệng

Hội chứng dị ứng miệng gây sưng môi

Nói một cách dễ hiểu hơn thì hội chứng dị ứng miệng xảy ra khi cơ thể có sự nhầm lẫn giữa protein có trong thực phẩm với protein của phấn hoa. Lúc này, kháng thể immunoglobulin E trong hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ sinh ra phản ứng dị ứng.

2. Hội chứng dị ứng miệng - vì sao xảy ra, triệu chứng như thế nào

2.1. Nguyên nhân gây hội chứng dị ứng miệng

Sở dĩ một người nào đó bị hội chứng dị ứng miệng là bởi họ chịu ảnh hưởng từ một số loại hạt, trái cây và rau. Có người thì cơ thể phản ứng lại với nhiều loại thực phẩm khác nhau nhưng có người lại chỉ dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể. Hội chứng này thường có nguy cơ cao hơn ở những người có tiền sử dị ứng với phấn hoa.

Điều đáng nói là các protein gây dị ứng trong thực phẩm có liên quan đến hội chứng dị ứng miệng đều bị phá hủy khi nấu chín nên các trường hợp cơ thể phản ứng lại sinh da dị ứng hầu hết là do ăn thức ăn sống. Một số trường hợp ngoại lệ như cần tây, các loại hạt có thể khiến cơ thể gây ra phản ứng dị ứng ngay cả khi đã nấu chín. Một số người có phản ứng dị ứng với một hoặc nhiều loại thực phẩm nhưng không có nghĩa là họ sẽ bị dị ứng với mọi loại thực phẩm ở trong nhóm đó.

Các loại thực phẩm được cho là có khả năng cao đối với hội chứng dị ứng miệng bao gồm:

- Quả anh đào.

- Quả chuối

- Quả cam.

- Quả đào.

- Quả táo.

- Dưa leo.

- Cà chua.

- Ớt chuông.

- Bí.

- Hạt giống của hoa hướng dương.

- Củ cà rốt.

- Mùi tây.

- Cần tây.

- Lúa mì.

- Đậu nành.

- Động vật có vỏ.

- Trứng.

2.2. Triệu chứng ở những người bị hội chứng dị ứng miệng

Các triệu chứng của bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa có nhiều phấn hoa. Do cơ địa của mỗi người không giống nhau nên mức độ biểu hiện triệu chứng cũng sẽ có sự khác nhau. Triệu chứng của bệnh thường có xu hướng tập trung ở cổ họng và vùng miệng. Ngứa ran, rát hoặc sưng ở cổ họng, lưỡi, miệng, môi - nơi tiếp xúc với thực phẩm là triệu chứng chung thường gặp ở những người bị hội chứng dị ứng miệng. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng:

Ngứa cổ họng là triệu chứng dễ gặp ở người bị dị ứng miệng

Ngứa cổ họng là triệu chứng dễ gặp ở người bị dị ứng miệng

- Ngạt mũi và hắt hơi.

- Vòm miệng, cổ họng hoặc lưỡi bị ngứa.

- Môi tê hoặc sưng.

- Có sự thay đổi về mùi vị của thức ăn trong miệng.

- Ống tai ngoài bị ngứa.

Thời gian kéo dài các triệu chứng này thường chỉ vài giây đến vài phút, rất ít khi tiến triển nghiêm trọng hơn. Điều này không có nghĩa là không cần thận trọng với dị ứng miệng. Nhiều người cứu đã cho thấy có khoảng 2% số người mắc hội chứng dị ứng miệng có thể bị sốc phản vệ và 9% có thể bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với dị ứng thức ăn.

3. Chẩn đoán và điều trị hội chứng dị ứng miệng

3.1. Chẩn đoán

Dị ứng miệng có thể được chẩn đoán khi ai đó xuất hiện một loạt các triệu chứng như đã nói ở trên kết hợp với kết quả dương tính khi xét nghiệm da. Tuy nhiên, do các protein gây nên hội chứng này bị phá vỡ trong quá trình chế biến nên chất chiết xuất từ ​​da thực phẩm thường sẽ cho kết quả âm tính. Để chính xác hơn, bác sĩ sẽ dùng rau hoặc trái cây tươi để thử nghiệm da. Theo đó, một chiếc kim kiểm tra da sẽ được đưa vào thức ăn tươi rồi chích lên da của người bệnh để có được kết quả chính xác.

3.2. Điều trị

Bác sĩ có thể sẽ sử dụng thuốc kháng histamin để làm giảm các triệu chứng dị ứng vì loại thuốc này giúp ngăn chặn con đường miễn dịch. Trường hợp người bệnh có tiền sử phản ứng phản vệ nghiêm trọng có thể sẽ được chỉ định thêm thuốc tiêm epinephrine để cấp cứu. Một số trường hợp cũng có thể sẽ được kê thuốc Steroid đường uống.

Bệnh nhân bị hội chứng dị ứng miệng có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin

Bệnh nhân bị hội chứng dị ứng miệng có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin

Ngoài ra, liệu pháp miễn dịch cũng được xem là có hiệu quả tốt đối với hội chứng dị ứng miệng. Liệu pháp này có chiết xuất chứa phấn hoa bạch dương tương đối hữu ích với những người bị dị ứng miệng có liên quan đến chất gây dị ứng từ phấn hoa bạch dương.

Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, những người bị hội chứng dị ứng miệng cũng nên tránh tiếp xúc với các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng khi nghi ngờ chúng là tác nhân gây nên triệu chứng dị ứng. Tốt nhất, nên dung nạp các loại thực phẩm này ở dạng đã được nấu chín.

Nhìn chung, hội chứng dị ứng miệng là một dạng dị ứng thực phẩm, thường gặp ở người lớn. Tuy chỉ có khoảng 2% tỷ lệ gây sốc phản vệ nguy hiểm cho tính mạng nhưng nó vẫn cần được thận trọng. Vì thế, những người nghi ngờ có triệu chứng của hội chứng này nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và tư vấn hướng xử lý hiệu quả, an toàn.

Hy vọng những chia sẻ này sẽ là nguồn tham khảo có giá trị đối với bạn đọc. Nếu cần tìm hiểu kĩ hơn về hội chứng dị ứng miệng nói riêng, dị ứng thực phẩm nói riêng, bạn đọc có thể liên hệ với chuyên viên y tế giàu kinh nghiệm và sâu rộng về kiến thức y khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để có được những thông tin chính xác và đầy đủ.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888

- Website: meddental.vn

- Địa chỉ cơ sở:

  • Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  • Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Từ khóa » Dị ứng Hôi Miệng