6 Cách Giúp Bạn Dũng Cảm Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi - Phạm Ngọc Anh
Có thể bạn quan tâm
Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm. Có một sự thật là những căng thẳng, lo âu và hoảng loạn mà nỗi lo sợ gây nên cho bạn thậm chí còn lớn hơn chính những nguyên nhân thực tế khiến bạn thấy lo sợ. Chúng là những kẻ “đeo bám” dai dẳng, ngấm ngầm ăn mòn sự dũng cảm và che đậy đi tài năng trong bạn. Hãy đối diện với chính nỗi sợ của mình và áp dụng những lời khuyên dưới đây, chúng sẽ giúp bạn có thêm động lực để vượt qua và khắc phục những sợ hãi của bản thân.
1. Dù nỗi sợ hãi có lớn thế nào, thì nó cũng sẽ phải chấm dứt.
Đây là điều đầu tiên tôi muốn nói với bạn và muốn bạn ghi nhớ. Không có nỗi sợ hãi nào là “mãi mãi” hay “cả đời” cho dù nó có khủng khiếp và dai dẳng đến thế nào. Bạn phải tin vì đấy là sự thât: mọi nỗi sợ đều sẽ phải chấm dứt. Nghĩa là đừng bao giờ từ bỏ hy vọng chống chọi lại nó chỉ vì nghĩ rằng nó sẽ đi theo bạn cả đời. Chỉ có bạn mới có quyền cho phép nỗi sợ hãi đi theo hay dừng lại.
Sự thật là nỗi lo âu không bao giờ ngự trị mãi, bởi đơn giản là cơ thể bạn không cho phép điều đó. Bản thân nỗi hoang mang thường không tồn tại lâu, đó là phản ứng lại khi chúng ta có khuynh hướng muốn chần chừ. Hãy tự nhắc nhở bản thân mình đang muốn làm gì, và muốn từ bỏ điều gì. Tại sao? Bởi vì bạn đang phải “giao tiếp” với nỗi hoang mang ấy, vì bạn vẫn có thể có được một số thứ từ những vấn đề hoang mang ấy, đồng thời vượt qua chúng. Điều bạn cần làm là nhận ra giới hạn của những nỗi lo âu, và tiếp tục bước đi. Bởi chỉ khi bạn chấp nhận sự tồn tại của nỗi sợ, thì bạn mới cảm thấy nó to lớn, bao trùm bạn (nhưng sự thật thì không, chúng chỉ tạo cho bạn cảm giác như thế). Vậy hãy xem giới hạn của chúng là bao nhiêu, và tận dụng năng lực của cơ thể bạn để có thể vượt qua.
2. Bạn càng hiểu biết nhiều, bạn càng ít lo sợ.
Nào, không ai dễ chịu khi bị cho rằng mình thiếu hiểu biết, nhưng cũng phải thừa nhận rằng không một ai có khả năng biết tất cả mọi điều. Nhưng ít ra, bạn phải biết về những gì bạn làm hoặc sẽ làm. Khi bị giới hạn thông tin, sự hoài nghi sẽ thống trị bạn, bạn trở nên căng thẳng và bất an về hệ quả của những hành động mà bạn thực hiện bởi bạn không chắc chúng sẽ dẫn đến đâu. Sự thiếu hiểu biết cũng khiến bạn sợ thay đổi, sợ những điều mình chưa biết, và sợ phải thử những điều mới hoặc khác biệt.
Ngược lại, việc thu thập nhiều thông tin hơn và tốt hơn về một chủ đề cụ thể giúp nâng cao sự dũng cảm và tự tin của bạn trong lĩnh vực đó. Bạn có thể thấy điều này tại những thời điểm trong cuộc sống khi mà bạn không có bất cứ nỗi sợ nào vì bạn biết bạn đang làm điều gì. Bạn cảm thấy mình có đủ trình độ, khả năng và hoàn toàn có thể xử lý với bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống.
3. Hãy phân tích nỗi sợ của bạn và xác định những lo lắng đó là gi.
Hãy tập đối thoại với chính bạn, thô lỗ hay nhẹ nhàng đều được, miễn là kiểu bạn thấy thoải mái nhất và miễn là bạn thể hiện được rằng bạn có khả năng giao tiếp thay vì nhượng bộ nỗi sợ. Sự thật là bạn càng nói nhiều với chúng, bạn càng thấy chúng sáo rỗng.
Câu hỏi đầu tiên, bạn cần hỏi vì sao những lo lắng ấy đến với mình, nếu được hay viết ra giấy và suy nghẫm thật kỹ, phân tích mọi gốc rễ của nỗi lo lắng ấy. Chỉ khi tìm được điều này bạn mới dễ dàng vượt qua được nó.
Một khi bạn đã xác định được những yếu tố chính khiến cho bạn e dè, lo sợ, bước tiếp theo chính là xác định và phân tích những nỗi lo lắng, sợ hãi cá nhân một cách khách quan. Tại phần đầu của trang giấy trắng, hãy đặt bút và viết “Tôi sợ điều gì?” Hãy nhớ rằng, tất cả mọi người thông minh đều sợ một điều gì đó. Điều đó là hoàn toàn bình thường và tự nhiên khi bạn lo lắng về sự an toàn về thể chất, cảm xúc cũng như tài chính của bạn và đồng thời của những người bạn quan tâm, lo lắng.
Một người dũng cảm không phải một người không hề biết sợ. Như Mark Twain đã nói, “Lòng dũng cảm là sự chống lại nỗi sợ hãi, là sự làm chủ nỗi sợ đó – không phải sự vắng mặt của nỗi sợ.”
4. Đối diện với nỗi sợ.
Bạn đã sẵn sàng cho chuyện này, bạn đã nhìn thấy cái rễ của cây gai đọc, việc cần làm bây giwof chỉ là bạn có đủ dũng khí cho bản thân một cơ hội chiến đấu hay không mà thôi. Nghĩ cho cùng, bạn có gì để mất đâu. Hãy chọn lấy một cách bạn giỏi nhất, nhìn thẳng vào nỗi sợ, vào sự thiếu xót, sự chưa hoàn thiện và sai lầm của bản thân. Bạn chọn chịu đau một lần để sửa sai bây giờ hay sống cả đời với sự thấp thỏm (do chính bạn tạo ra)?
5. Hình thành thói quen của lòng dũng cảm.
Thật may mắn thay, thói quen của lòng dũng cảm có thể học được, cũng như mọi thói quen khác, thông qua sự lặp đi lặp lại. Cội nguồn của hầu hết các nỗi sợ là sự biến đổi trong thời thơ ấu, thường có liên quan đến những lời chỉ trích mang tính phá hoại. Điều này gây ra 2 loại lo sợ lớn, bao gồm sự lo sợ thất bại, điều khiến cho chúng ta nghĩ rằng “Tôi không thể, Tôi không làm được, Tôi không thể làm được”; và nỗi sợ bị từ chối, điều khiến cho chúng ta nghĩ rằng “Tôi bắt buộc phải, Tôi bắt buộc phải, Tôi bắt buộc phải.” Những nỗi lo sợ có thể làm chúng ta bị tê liệt, ngăn cản chúng ta khỏi việc làm những hành động mang tính chất xây dựng theo con đường đến với những ước mơ và hoài bảo.
Chính vì vậy việc để cho bản thân mình chấp nhận càng nhiều thử thách và vượt qua càng nhiều nỗi sợ là cách bạn xây dựng thói quen này. “Dũng cảm đi kèm với sợ hãi, nếu không nó đã không được gọi là dũng cảm”.
6. Dựa vào những yếu tố bên ngoài.
Nếu bạn đủ tin tưởng một ai đó, hãy nói chuyện với họ. Nếu bạn chỉ thoải mái tâm sự với người lạ hãy tìm một bác sĩ tâm lý, hoặc một người bạn không quen, thậm chí một con thú cưng của bạn. Miễn là bạn có thể thoải mái trải nỗi lòng ra và tìm gốc rễ của nó.
Nếu bạn ngại nói chuyện với tất cả, hãy tập thể dục, sự vận động khiến đầu óc bạn bận rộn hơn nhưng lại dễ chịu hơn.
Trong trường hợp bạn không muốn vận động, hãy đơn giản tìm một nơi yên tĩnh, thoáng đãng hay ồn ào, náo nhiệt. Tóm lại hãy tìm một nơi bạn muốn và thấy yên ổn, tới ngồi lại đó và để đầu óc nhẹ nhõm, rồi mọi chuyện sẽ dần được gỡ bỏ.
Hoặc bạn quá mệt mỏi để đi ra ngoài, hãy lẫy một tờ giấy, ngồi xuống và viết ra mọi nguyên nhân cả nỗi sợ. Rồi bạn sẽ tự hiểu phải làm thế nào để vượt qua nó.
Đừng nghĩ rằng sợ hãi là điều gì đáng xấu hổ, bởi không ai trên đời không sợ hãi. Chỉ từ sợ hãi và vượt qua sợ hãi bạn mới dũng cảm hơn. Cùng thầy Phạm Ngọc Anh và Wake Up đánh thức sự mạnh mẽ trong bạn!
Đăng ký khoá học ngay tại đây!
Đừng quên like và follow fanpage của diễn giả Phạm Ngọc Anh để có thêm nhiều thông tin hữu ích!
Fanpage Phạm Ngọc Anh
Youtube: Phạm Ngọc Anh Offical
Nguồn: Tổng hợp.
Không có bài viết.
Từ khóa » Cách Dũng Cảm Hơn
-
Cách để Trở Nên Dũng Cảm - WikiHow
-
Cách để Xây Dựng Lòng Dũng Cảm - WikiHow
-
7 Cách Giúp Bạn Cảm Thấy Can đảm, Dũng Cảm Hơn! - EnterKnow
-
[ToMo] 7 Cách Để Bạn Can Đảm Vượt Qua Mọi Giông Bão Cuộc Đời
-
50 Lời Khuyên để Dũng Cảm Hơn / Văn Hóa - Sainte Anastasie
-
Bạn Cần Gì để Dũng Cảm? / Tâm Lý Học - Sainte Anastasie
-
Đối Mặt Với Sợ Hãi Chính Là Cách Trở Nên Dũng Cảm
-
Top 11 Bài Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm Siêu Hay
-
Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Dũng Cảm Dàn ý & 20 Bài ...
-
3 Bước Dạy Con Lòng Dũng Cảm 'Lục Vân Tiên' - Báo Tuổi Trẻ
-
Dũng Cảm Về Lòng Can Đảm, Sức Mạnh Và Hoạt Động Tích Cực
-
Dũng Cảm Là Gì? - Luật Hoàng Phi