Cách để Xây Dựng Lòng Dũng Cảm - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Xây dựng Lòng dũng cảm PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Adrian Klaphaak, CPCC

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Adrian Klaphaak, CPCC. Adrian Klaphaak là huấn luyện viên sự nghiệp và người sáng lập của A Path That Fit, một công ty huấn luyện sự nghiệp và cuộc sống ở khu vực vịnh San Francsico. Ông làm việc với các cá nhân đang có mong muốn tạo ra tác động tích cực đến thế giới và đã giúp hơn 1000 người xây dựng sự nghiệp thành công và sống cuộc sống có mục đích hơn. Có 21 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 21.444 lần.

Trong bài viết này: Xây dựng tư duy dũng cảm Sở hữu lòng dũng cảm trong hiện tại Chinh phục nỗi sợ hãi Bài viết có liên quan Tham khảo

Dũng cảm được xem là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Thật ra, trong thời kỳ Trung Cổ, nó được xem như một trong bốn phẩm chất cốt lõi, và nhà tâm lý học hiện đại đã đồng ý với điều này.[1] [2] Học cách để trở nên can đảm, ngay cả khi chỉ là hành động mời người mà bạn đang thầm để ý khá lâu đi chơi, không phải là loại bỏ sự sợ hãi. Nó có nghĩa là học cách để làm một việc nào đó bất chấp nỗi sợ của bản thân.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 3:

Xây dựng tư duy dũng cảm

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Nhìn nhận nỗi sợ của bản thân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b3\/Have-Courage-Step-1-Version-3.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-1-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b3\/Have-Courage-Step-1-Version-3.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-1-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Nhìn nhận nỗi sợ của bản thân. Trở nên can đảm chính là thực hiện một hoạt động nào đó bất chấp sự sợ hãi. Sợ hãi là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước tín hiệu chiến đấu hoặc đầu hàng của bộ não. Não sản sinh cortisol, một loại hormone gây căng thẳng trong hệ thần kinh của cơ thể, khiến cơ thể bước vào giai đoạn kích động quá mức. Sợ hãi là hành vi được học hỏi dựa vào chất hóa học trong não, nhưng được củng cố bởi thế giới xung quanh đã huấn luyện chúng ta trở nên lo sợ. Học cách để đối phó và vượt qua nỗi sợ hãi là quá trình huấn luyện lại tâm trí của bản thân.[3]
    • Việc lảng tránh những nỗi sợ có thể khiến chúng trở nên mạnh mẽ và hãi hùng hơn. Nền văn hóa phương Tây xem cảm xúc là sự yếu đuối và thường tìm cách để kìm nén chúng. Nhưng kiềm chế cảm xúc tiêu cực chỉ góp phần tăng thêm nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với chúng, và do đó, ngày càng củng cố thêm sức mạnh của chúng.[4]
    • Đối mặt với nỗi sợ (trong khi vẫn bảo đảm an toàn và sự sáng suốt cho bản thân) sẽ giúp bộ não của bạn trở nên bớt nhạy cảm trước sự sợ hãi và giúp bạn có thể dễ dàng đối phó với chúng hơn.[5]
  2. Step 2 Cố gắng đừng do dự. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/46\/Have-Courage-Step-2-Version-3.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-2-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/46\/Have-Courage-Step-2-Version-3.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-2-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Cố gắng đừng do dự. Bạn càng cho phép não có nhiều thời gian để nghĩ ra lời viện cớ cho sự sợ hãi bao nhiêu, bạn càng phải chịu đựng cảm giác hoảng loạn trước hậu quả mà bạn giả định bấy nhiêu. Nếu đang trong tình huống phải tóm lấy một chú nhện, nhảy khỏi máy bay, hoặc ngỏ lời mời người khác đi chơi, bạn không nên do dự mà hãy hành động một cách dứt khoát.[6]
    • Củng cố thành công của bản thân bằng cách tự thưởng cho mình khi bạn có khả năng đối mặt với nỗi sợ hãi. Phần thưởng có thể là món quà về mặt vật chất, chẳng hạn như một chai rượu ngon, hoặc về mặt tinh thần, chẳng hạn như ngừng mọi sự tương tác xã hội và tận hưởng một chương trình nào đó trên Netflix.
  3. Step 3 Học chánh niệm... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/e4\/Have-Courage-Step-3-Version-3.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-3-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/e4\/Have-Courage-Step-3-Version-3.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-3-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Học chánh niệm. Chánh niệm là khi bạn hoàn toàn chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại. Chánh niệm sẽ giúp tạo sự thay đổi cho não bộ để có thể đối phó với nỗi sợ hãi bằng thái độ hiệu quả hơn. Bạn cần phải cho phép bản thân có thời gian để học hỏi kỹ năng này vì đây là quá trình đòi hỏi bạn phải luyện tập.[7]
    • Thiền là một phương pháp giúp bạn cải thiện sự chánh niệm. Hãy tìm vị trí yên tĩnh và ngồi trong tư thế thoải mái. Bạn có thể thiền trên xe buýt, trên máy bay, hoặc bất kỳ một khu vực đông đúc nào khác, nhưng tốt nhất là bạn nên bắt đầu tại nơi yên tĩnh và không có tác nhân gây xao nhãng. Nhắm mắt lại và tập trung vào nhịp thở của bạn (suy nghĩ về từ "vào" khi bạn hít vào và "ra" khi bạn thở ra có thể giúp bạn tập trung). Thực hiện bài tập này trong vòng 20 phút. Cố gắng nhận thức về khoảnh khắc hiện tại và cảm giác của bạn. Nếu bạn trở nên phân tâm bởi các suy nghĩ khác, hãy chuyển hướng sự chú ý về với nhịp thở.
    • Khi bạn nhận thấy bản thân đang bị lấn át bởi nỗi sợ, sử dụng phương pháp mà bạn đã học được từ hành động thiền và chánh niệm có thể giúp bạn vượt qua quá trình này. Tập trung vào nhịp thở và hít thở sâu. Cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc tiêu cực, nhưng hãy nhìn nhận chúng như là cảm giác mà bạn đang trải nghiệm (ví dụ: nếu bạn đang suy nghĩ "mình sợ quá", hãy chuyển đổi nó thành "mình đang có suy nghĩ rằng bản thân mình đang sợ hãi"). Đây là một sự khác biệt tinh tế, nhưng nó sẽ giúp bạn không bị điều khiển bởi suy nghĩ của chính mình.
    • Hình dung rằng tâm trí cũng tương tự như bầu trời và cảm xúc như những đám mây, cả những điều tiêu cực lẫn tích cực, vì khi đám mây trôi qua bầu trời, chúng sẽ giúp bạn nhìn nhận chúng như một phần của chính bản thân bạn, nhưng không có quyền sai khiến cuộc sống của bạn.
  4. Step 4 Bước ra khỏi vùng an toàn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f9\/Have-Courage-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f9\/Have-Courage-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Bước ra khỏi vùng an toàn. Việc bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, nhưng đây là phương pháp tuyệt vời để bạn có thể học cách trở nên dũng cảm.[8] Thực hiện một điều nào đó mà bạn không thường làm sẽ giúp bạn đối phó với yếu tố bất ngờ vì đây là nguồn gốc hình thành nỗi sợ của bạn. Tìm hiểu cách để xử lý nỗi sợ đó trong tình huống mà bạn đã lựa chọn sẽ giúp bạn thể hiện lòng dũng cảm của mình khi hoàn cảnh bất ngờ nào đó xảy đến.
    • Bắt đầu từ điều nhỏ nhặt. Bắt đầu bằng hành động ít khiến bạn sợ hãi và không đòi hỏi quá nhiều can đảm để có thể hoàn thành. Vì vậy, bạn có thể gửi lời mời kết bạn trên Facebook đến người mà bạn thích, hoặc trò chuyện xã giao với nhân viên thu ngân trước khi tiến hành mời một ai đó đi chơi.[9]
    • Hiểu rõ giới hạn của chính mình. Có những điều cụ thể mà chúng ta chỉ đơn giản là không thể thực hiện. Có lẽ là bạn sẽ không thể nào tóm lấy con nhện đó, công khai giới tính thật sự của bạn trước vị sếp không hề thích thú với vấn đề đồng tính luyến ái, hoặc nhảy dù. Cũng không sao. Có những nỗi sợ hãi hoặc giới hạn mà bạn hoàn toàn có thể cải thiện, nhưng đôi khi, bạn sẽ phải đầu hàng trước một vài thứ. Thỉnh thoảng, không cố gắng để trở nên can đảm là điều hoàn toàn hợp lý; bạn sẽ không thể ép buộc bản thân thực hiện một hành động nào đó mà bạn không hề muốn. Bạn chỉ nên tập trung lòng dũng cảm vào việc tiến hành những công việc khác, chẳng hạn như úp một chiếc ly trên chú nhện để người khác có thể giải quyết nó, hoặc trình bày về giới tính thật của mình với cha mẹ bạn thay vì với vị sếp không ưa người đồng tính.
  5. Step 5 Phát triển sự... {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/2c\/Have-Courage-Step-5-Version-3.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-5-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/2c\/Have-Courage-Step-5-Version-3.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-5-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Phát triển sự tự tin. Sự tự tin sẽ cho phép bạn tin tưởng vào khả năng và vào bản thân, và giúp bạn nhận thức được rằng bạn mạnh mẽ hơn nỗi sợ. Khi tin vào chính mình, bạn có thể thực hiện hành động can đảm dễ dàng hơn. Học cách để trở nên tự tin đòi hỏi bạn cần phải luyện tập.[10] Có khá nhiều phương pháp để xây dựng sự tự tin:
    • Giả vờ cho đến khi bạn có thể thực hiện được nó. Bạn có thể đánh lừa bộ não trở nên tự tin bằng cách giả vờ rằng bạn thật sự tự tin. Hãy tự nói với bản thân rằng bạn có thể mời người mà bạn thích đi chơi và, cho dù câu trả lời của người ấy có như thế nào, bạn cũng sẽ không quan tâm đến nó quá nhiều. Bạn cũng có thể cải thiện dáng điệu của chính mình để thật sự cảm thấy tự tin và có quyền lực hơn.[11] Bạn có thể dang rộng cánh tay hoặc đặt hai tay sau đầu, và ưỡn ngực về phía trước.
    • Đừng cho phép thất bại hoặc giới hạn ảnh hưởng đến bạn. Thất bại chỉ có nghĩa là bạn đang cố gắng; đây là quá trình để bạn học tập, chứ không phải lảng tránh. Bạn nên nhớ nhắc nhở bản thân rằng thất bại sẽ không thể hình thành bản chất con người bạn, trừ khi bạn cho phép nó.
    • Tin tưởng ở bản thân. Sự can đảm đòi hỏi bạn phải tin tưởng ở chính mình. Bạn có thể nói với bản thân rằng bạn sở hữu nhiều điều tốt đẹp mà bạn có thể cung cấp cho thế giới. Hãy nhớ rằng kiêu ngạo và tự tin là hai điều hoàn toàn khác nhau.[12]
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 3:

Sở hữu lòng dũng cảm trong hiện tại

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Xây dựng sự can đảm trước kịch bản cụ thể. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b8\/Have-Courage-Step-6-Version-2.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-6-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b8\/Have-Courage-Step-6-Version-2.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-6-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Xây dựng sự can đảm trước kịch bản cụ thể. Cần rất nhiều loại can đảm khác nhau để có thể mời người mà bạn thích đi chơi, để bàn với sếp về vấn đề tăng lương, hoặc để đối đầu với kẻ bắt nạt. Một yếu tố mà mọi kịch bản này đều cần đến đó chính là bạn phải bộc lộ sự tự tin, bất kể cảm giác thật sự của bạn có như thế nào. Sự tự tin và lòng dũng cảm có thể được thể hiện thông qua hành động tỏ vẻ như là bạn không sợ hãi, ngay cả khi (và đặc biệt là khi) bạn đang cảm thấy sợ.[13]
  2. Step 2 Bộc lộ lòng can đảm khi mời người khác đi chơi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6e\/Have-Courage-Step-7.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-7.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6e\/Have-Courage-Step-7.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-7.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Bộc lộ lòng can đảm khi mời người khác đi chơi. Khi bạn mời một ai đó đi chơi, cách tốt nhất đó chính là bạn nên trình bày một cách trực tiếp, ngay cả khi hành động này sẽ khiến bạn khá sợ hãi. Bạn cần luyện tập trước điều mà bạn muốn nói. Nếu có thể, hãy nói chuyện riêng với người đó. Bạn nên suy nghĩ về cảm giác tuyệt vời mà bạn sẽ nhận được khi họ đồng ý; điều này không đáng để bạn chấp nhận rủi ro hay sao?[14]
    • Bạn nên nhớ rằng, nếu người đó từ chối, hành động này không phản ánh bản chất hoặc mong muốn của bạn. Bạn nên tôn trọng quyết định của họ và tự hào vì bản thân đã dũng cảm!
  3. Step 3 Bày tỏ sự can đảm khi trò chuyện với sếp. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/25\/Have-Courage-Step-8.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-8.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/25\/Have-Courage-Step-8.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-8.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Bày tỏ sự can đảm khi trò chuyện với sếp. Sẽ khá kinh hãi khi phải nói chuyện với cấp trên, đặc biệt là về vấn đề mà bạn đang gặp phải trong công việc; và cũng sẽ khá khó xử khi phải bàn về chuyện tiền bạc. Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ về nó như một cuộc trò chuyện thông thường hơn là một cuộc đối chất, mọi chuyện sẽ dễ dàng diễn ra theo ý muốn của bạn.[15]
    • Yêu cầu được trò chuyện riêng với người đó và thiết lập sẵn kế hoạch về điều mà bạn sẽ nói. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy lo lắng, đừng cố gắng chống lại cảm xúc này. Chỉ cần bạn nhớ hít thở bình thường và trò chuyện bằng sự tự tin.
    • Nếu cuộc trò chuyện không diễn ra như bạn mong đợi, hãy lùi lại và đánh giá lại tình hình. Nếu bạn suy nghĩ về nó và cảm thấy rằng mình đúng, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm nguồn nhân lực hỗ trợ.
    • Ngoài ra, đôi khi điều tốt nhất mà bạn nên thực hiện chính là thay đổi công việc mà bạn đang làm; nhiều người quá cứng đầu và việc không muốn chiến đấu không có nghĩa là bạn thiếu dũng cảm.
  4. Step 4 Thể hiện lòng dũng cảm khi đối đầu với kẻ bắt nạt. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/29\/Have-Courage-Step-9.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-9.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/29\/Have-Courage-Step-9.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-9.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Thể hiện lòng dũng cảm khi đối đầu với kẻ bắt nạt. Khi đối mặt với kẻ bắt nạt, bạn nên nhớ hành động như thể bạn đang cảm thấy can đảm và tự tin. Bạn sẽ đánh lừa bản thân (và người đó) nghĩ rằng bạn không hề sợ hãi.[16] Kẻ bắt nạt thường hành động dựa trên phản ứng về mặt cảm xúc của bạn, vì vậy, đừng cung cấp cho họ niềm vui thích khi được nhìn thấy một phản ứng nào đó của bạn. Hãy tỏ vẻ tự tin ở bản thân (ngay cả khi bạn không thật sự cảm thấy như vậy).
    • Nếu kẻ bắt nạt tấn công bạn như là hệ quả của cuộc đối đầu, bạn nên nhờ giáo viên hoặc cha mẹ giúp đỡ. Nhận thức rõ khi bản thân cần đến sự giúp đỡ của người khác cũng chính là hành động dũng cảm. Nó cho thấy rằng bạn đang thành thật với chính mình về tình hình thực tại.
    Quảng cáo
Phần 3 Phần 3 của 3:

Chinh phục nỗi sợ hãi

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Xác định nỗi sợ của bản thân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0b\/Have-Courage-Step-10.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-10.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0b\/Have-Courage-Step-10.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-10.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Xác định nỗi sợ của bản thân. Điều gì khiến bạn sợ hãi? Trước khi bạn có thể vượt qua sự sợ hãi của chính mình và hành động một cách can đảm, bạn cần phải biết rõ nguyên nhân gây nên sự hãi của bạn. Con người thường cảm thấy hoảng sợ trước nhiều yếu tố, bao gồm:[17]
    • Độ cao
    • Rắn và/hoặc nhện
    • Đám đông
    • Nói chuyện trước đám đông
    • Nước
    • Bão
    • Không gian hẹp
  2. Step 2 Nhìn nhận nỗi sợ của bản thân. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/dd\/Have-Courage-Step-11.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-11.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/dd\/Have-Courage-Step-11.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-11.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Nhìn nhận nỗi sợ của bản thân. Một khi bạn đã xác định rõ sự sợ hãi của chính mình, đừng cố gắng che giấu chúng; đừng lảng tránh chúng. Không cố gắng thuyết phục bản thân rằng bạn chỉ đơn giản là không hề sợ hãi; bạn cần phải nỗ lực nhiều hơn để có thể đối phó với nỗi sợ của chính mình. Thay vì vậy, hãy chấp nhận rằng bạn đang sợ để có thể cố gắng vượt qua nó một cách hiệu quả hơn.[18]
    • Bạn có thể nhìn nhận sự sợ hãi của mình bằng cách viết về nó hoặc nói lên thành tiếng.
    • Bạn có thể đánh giá mức độ sợ hãi của bạn trước một điều nào đó bằng cách viết về nó theo thang điểm từ 0 (không hề sợ) đến 100 (sợ vô cùng).
  3. Step 3 Thực hiện kỹ thuật giảm cảm giác. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/ff\/Have-Courage-Step-12.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-12.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Have-Courage-Step-12.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-12.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Thực hiện kỹ thuật giảm cảm giác. Trong kỹ thuật này, bạn sẽ cho phép bản thân tiếp cận hoặc tiếp xúc với bất kỳ điều gì mà bạn sợ hãi một cách từ từ nhưng theo mức độ tăng dần.[19]
    • Ví dụ, nếu bạn sợ phải ra khỏi nhà, bạn có thể bắt đầu bằng cách mang giầy/dép vào như thể bạn chuẩn bị ra ngoài, nhưng không thật sự bước ra ngoài.
    • Tiếp theo, bạn có thể mở cửa và bước 2 bước ra khỏi nhà, sau đó là 4 bước, và 8 bước, tiếp đến là đi quanh khu nhà bạn ở và quay về nhà.
  4. Step 4 Sử dụng phương pháp đối đầu trực tiếp. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/00\/Have-Courage-Step-13.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-13.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/00\/Have-Courage-Step-13.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-13.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Sử dụng phương pháp đối đầu trực tiếp. Phương pháp này cũng còn được gọi là biện pháp "tràn ngập". Ép buộc bản thân bước vào trong tình huống gây nên sự sợ hãi và cho phép bản thân hoàn toàn đắm chìm trong nỗi sợ. Cảm nhận nỗi sợ lan tỏa toàn cơ thể; quan sát nó nhưng hãy cố hết sức để không cho phép nó khuất phục bạn. Bạn có thể tưởng tượng rằng bạn đang quan sát chính mình dưới góc độ của người thứ ba bằng cách nói một điều gì đó như "người đó trông như đang rất hoảng sợ".[20]
    • Trong phương pháp này, nếu bạn sợ phải ra khỏi nhà, bạn sẽ tiến hành đi quanh khu nhà bạn ở trong lần thử nghiệm đầu tiên. Sau đó, bạn sẽ cố gắng hình thành suy nghĩ rằng ra khỏi nhà cũng không phải là một điều quá tồi tệ.
    • Tiếp theo, bạn sẽ không ngừng lặp lại quá trình này cho đến khi hoàn toàn có thể bước ra ngoài mà không hề sợ hãi.
    • Mục tiêu ở đây chính là cho bản thân biết rằng bạn không cần phải sợ điều mà bạn luôn sợ; vì vậy, đây là biện pháp chữa trị tốt nhất dành cho nỗi sợ phi lý.
  5. Step 5 Thử áp dụng phương pháp tưởng tượng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/6e\/Have-Courage-Step-14.jpg\/v4-460px-Have-Courage-Step-14.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/6e\/Have-Courage-Step-14.jpg\/v4-728px-Have-Courage-Step-14.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Thử áp dụng phương pháp tưởng tượng. Khi bạn sợ một điều gì đó, bạn nên cố gắng ngừng suy nghĩ về nó bằng cách tập trung vào suy nghĩ tích cực hơn. Cố gắng hết sức để hình dung về yếu tố khiến bạn hạnh phúc, chẳng hạn như về chú cún nhà bạn hoặc về người thân yêu. Sử dụng cảm xúc tích cực này để chế ngự nỗi sợ hãi của bản thân.[21]
    • Hình dung về điều khiến bạn trở nên tích cực. Bạn nên cố gắng tưởng tượng về nó với nhiều giác quan khác nhau để nó trở nên chân thật hơn.
    • Ví dụ, nếu bạn đang suy nghĩ về chú chó của bạn, hãy nghĩ về mùi hương của nó, cảm giác của nó khi được bạn vuốt ve, ngoại hình của nó, và âm thanh mà nó phát ra.
  6. Step 6 Trò chuyện với một người nào đó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/6\/63\/Accept-Being-Tall-As-a-Teen-Girl-Step-15.jpg\/v4-460px-Accept-Being-Tall-As-a-Teen-Girl-Step-15.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/6\/63\/Accept-Being-Tall-As-a-Teen-Girl-Step-15.jpg\/v4-728px-Accept-Being-Tall-As-a-Teen-Girl-Step-15.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Trò chuyện với một người nào đó. Việc trò chuyện về nỗi sợ hãi với người khác, bác sĩ trị liệu đã được cấp phép, người thân hoặc bạn bè mà bạn tin tưởng có thể giúp bạn tìm hiểu nguồn gốc của sự sợ hãi mà bạn đang phải đối mặt; điều này cũng sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ và hành động một cách dũng cảm hơn.[22] [23]
    • Có khá nhiều trang web mà bạn có thể sử dụng nếu bạn cần phài trò chuyện trong trạng thái ẩn danh. [24]
    • Có lẽ đã đến lúc bạn cần phải nói chuyện với một ai đó nếu bạn nhận thấy rằng sự sợ hãi đang can thiệp vào cuộc sống của bạn theo cách mà bạn muốn thay đổi nó.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trở nên dũng cảm đòi hỏi bạn cần phải luyện tập. Bạn càng đối mặt với nỗi sợ và đối phó với cảm xúc tiêu cực của mình thường xuyên bao nhiêu thì quá trình này sẽ càng trở nên dễ dàng bấy nhiêu.
  • Sử dụng lòng dũng cảm của mình để đứng lên bảo vệ người không có khả năng tự bảo vệ. Biện pháp này sẽ giúp bạn đối đầu với sự sợ hãi và sẽ giúp ích được khá nhiều cho cộng đồng của bạn.
  • Tưởng tượng rằng bạn có thể thực hiện điều này cho đến khi nó trở thành hiện thực.

Cảnh báo

  • Khi đương đầu với kẻ bắt nạt, hãy nhớ cẩn thận. Không có một giải pháp nào là phù hợp nhất khi đối phó với kẻ bắt nạt và đôi khi, cách tốt nhất mà bạn nên làm đó chính là không nên đối đầu với họ.
  • Mặc dù lời khuyên trong bài viết này có thể giúp ích được cho người đang gặp phải vấn đề với tình trạng lo âu, bạn KHÔNG NÊN dựa vào chúng để thay thế cho bác sĩ hoặc lời khuyên của nhà trị liệu hoặc thuốc men.

Bài viết wikiHow có liên quan

Khiến người yêu cũ quay về bên bạnCách đểKhiến người yêu cũ quay về bên bạn Đối phó với Kẻ Bắt nạtCách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạt Quên một NgườiCách đểQuên một Người Trò chuyện với người yêu cũCách đểTrò chuyện với người yêu cũ Đuổi khéo khách ra khỏi nhàCách đểĐuổi khéo khách ra khỏi nhà Tôi có nên đối đầu với người phụ nữ mà chồng tôi hay nhắn tin khôngPhải làm gì nếu chồng tôi nhắn tin cho người phụ nữ khác? (và có nên đối mặt với cô ta không?) Khiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vãCách đểKhiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vã Trả thù người yêu cũ ái kỷTrả thù người yêu cũ ái kỷ: 12 cách để khiến họ thất vọng Nhắn tin cho người cũ sau khoảng thời gian không liên lạcCách đểNhắn tin cho người cũ sau khoảng thời gian không liên lạc Từ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậmCách đểTừ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậm Đối mặt với sự phản bội của bạn bèCách đểĐối mặt với sự phản bội của bạn bè Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"Cách đểBắt đầu mối quan hệ "friends with benefits" Khiến bạn trai ghenCách đểKhiến bạn trai ghen Nên chờ bao lâu để nhắn tin cho bạn gái cũNên chờ bao lâu để nhắn tin cho bạn gái cũ? Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.theplatonist.com/cardinal_virtues.htm
  2. https://muse.jhu.edu/journals/philosophy_psychiatry_and_psychology/v004/4.1putman.html
  3. https://www.nottingham.ac.uk/counselling/documents/podacst-fight-or-flight-response.pdf
  4. http://www.psychologytoday.com/blog/insight-therapy/201009/emotional-acceptance-why-feeling-bad-is-good
  5. http://www.psychologytoday.com/blog/demystifying-psychiatry/201311/rewiring-the-brain-eliminate-fear
  6. http://psychcentral.com/lib/overcoming-fears-phobias-and-panic-attacks/
  7. http://www.cnn.com/2013/10/09/business/can-you-train-your-brain/
  8. https://www.psychologytoday.com/blog/headshrinkers-guide-the-galaxy/201208/comfort-zone-courage-zone
  9. http://www.entrepreneur.com/article/226050
Hiển thị thêm
  1. https://www.psychologytoday.com/blog/the-athletes-way/201201/building-bulletproof-courage
  2. http://www.ted.com/talks/amy_cuddy_your_body_language_shapes_who_you_are?language=en
  3. http://www.forbes.com/sites/susantardanico/2013/01/15/10-traits-of-courageous-leaders/
  4. https://www.psychologytoday.com/blog/the-mindful-self-express/201208/the-six-attributes-courage
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/the-squeaky-wheel/201508/seven-ways-boost-your-emotional-courage
  6. http://www.apa.org/helpcenter/boss.aspx
  7. http://kidshealth.org/kid/feeling/emotion/bullies.html#
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/phobias/basics/symptoms/con-20023478
  9. https://www.psychologytoday.com/blog/insight-therapy/201009/overcoming-fear-the-only-way-out-is-through
  10. http://psychcentral.com/lib/overcoming-fears-phobias-and-panic-attacks/
  11. http://psychcentral.com/lib/overcoming-fears-phobias-and-panic-attacks/
  12. http://psychcentral.com/lib/overcoming-fears-phobias-and-panic-attacks/
  13. http://www.nhs.uk/Conditions/stress-anxiety-depression/Pages/overcoming-fears.aspx
  14. http://www.nhs.uk/Conditions/stress-anxiety-depression/Pages/benefits-of-talking-therapy.aspx
  15. http://www.anxietyzone.com/

Về bài wikiHow này

Adrian Klaphaak, CPCC Cùng viết bởi: Adrian Klaphaak, CPCC Huấn luyện viên sự nghiệp Bài viết này đã được cùng viết bởi Adrian Klaphaak, CPCC. Adrian Klaphaak là huấn luyện viên sự nghiệp và người sáng lập của A Path That Fit, một công ty huấn luyện sự nghiệp và cuộc sống ở khu vực vịnh San Francsico. Ông làm việc với các cá nhân đang có mong muốn tạo ra tác động tích cực đến thế giới và đã giúp hơn 1000 người xây dựng sự nghiệp thành công và sống cuộc sống có mục đích hơn. Bài viết này đã được xem 21.444 lần. Chuyên mục: Quản lý mối quan hệ phức tạp Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Đức Tiếng Trung Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Nga Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn Tiếng Thái
  • In
Trang này đã được đọc 21.444 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Khiến người yêu cũ quay về bên bạnCách đểKhiến người yêu cũ quay về bên bạnĐối phó với Kẻ Bắt nạtCách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạtQuên một NgườiCách đểQuên một NgườiTrò chuyện với người yêu cũCách đểTrò chuyện với người yêu cũ

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Mối quan hệ
  • Quản lý mối quan hệ phức tạp
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--454

Từ khóa » Cách Dũng Cảm Hơn