Cách để Trở Nên Dũng Cảm - WikiHow
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập / Đăng ký
Bài viết này đã được cùng viết bởi Annie Lin, MBA. Annie Lin là người sáng lập New York Life Coaching, một công ty cung cấp dịch vụ huấn luyện cuộc sống và nghề nghiệp tại New York. Annie có hơn 10.000 giờ huấn luyện cho khách hàng và công việc của cô đã được đăng trên Tạp chí Elle, NBC News, Tạp chí New York và BBC World News. Cô cung cấp dịch vụ cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, tập trung vào nghề nghiệp, mối quan hệ, đời sống tình cảm và phát triển cá nhân. Cố có bằng MBA của Đại học Oxford Brooks. Annie cũng là người sáng lập Học viện New York Life Coaching, nơi cung cấp chứng chỉ khai vấn toàn diện. Thông tin: https://newyorklifecoaching.com Có 43 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 38.022 lần.
Trong bài viết này: Chấp nhận con người hiện tại của bạn Xây dựng sự tự tin cho bản thân Rèn luyện tính dũng cảm hằng ngày Bài viết có liên quan Tham khảoBạn có muốn mình trở nên can đảm hơn không? Thực ra thì không phải ai sinh ra cũng đã là người dũng cảm – bản thân bạn sẽ trở nên dũng cảm theo thời gian khi phải đương đầu với nhiều trải nghiệm trong cuộc sống. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hành để giúp bản thân can đảm hơn bằng cách làm theo những gì trái tim mách bảo và không ngại thử thách bản thân với trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, ngay cả khi trong thâm tâm bạn rất sợ hãi. Bạn sẽ cần thời gian và kiên nhẫn với bản thân. Tuy nhiên, với quan điểm tích cực và lối suy nghĩ hữu ích, bạn sẽ nhận ra rằng bản thân đang dần trở nên dũng cảm hơn so với những gi bạn từng tưởng tượng.
Các bước
Phần 1 Phần 1 của 3:Chấp nhận con người hiện tại của bạn
Tải về bản PDF-
- Nói ra nỗi sợ hãi. Nói to thành lời những gì bạn đang cảm thấy lo lắng là một cách để thừa nhận nỗi sợ và khiến nó trở nên bình thường hơn. Bạn không nhất thiết phải bật mí nỗi sợ với người khác, chỉ cần nói cho bản thân bạn nghe là đủ.
- Bạn có thể thử viết nhật ký. Viết những gì thầm kín nhưng chân thật về cảm súc của bạn. Tránh chỉ trích bản thân – sẽ không giúp ích được gì nếu bạn nói những câu đại loại như, “Mình chỉ là một đứa hèn nhát”. Bạn nên tập trung vào cảm xúc thật của mình trong một khoảnh khắc nào đó mà không đưa ra bất cứ lời phê bình gay gắt nào, ví dụ như “Mình thực sự thấy sợ buổi phẫu thuật vào ngày mai”.
1 Thừa nhận rằng bạn đang sợ hãi. Dũng cảm không có nghĩa là bạn không bao giờ biết sợ là gì – nghĩa là tuy bạn cảm thấy sợ hãi nhưng bạn vẫn tiến lên phía trước ngay cả khi đó là giây phút đáng sợ nhất trong cuộc đời. Nếu bạn càng cố gắng tống khứ cảm giác sợ hãi này, thì chúng càng trở nên mạnh mẽ hơn. Thay vào đó, hãy dũng cảm thừa nhận cảm giác hiện tại của bạn. Bạn sẽ cảm thấy khá hơn trong việc đối mặt với cảm xúc khi bạn thành thật với chúng.[1] [2] -
- Bạn nên đọc một vài mẩu chuyện về những người từng đối diện với nỗi sợ hãi và họ đã vượt qua chúng như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra rằng không phải chỉ mình riêng mình bạn cảm thấy sợ hãi và từ đó bản thân sẽ dễ dàng chấp nhận cảm xúc này hơn.
2 Chấp nhận cảm giác sợ hãi. Bạn nên hiểu rằng cảm xúc đó là hoàn toàn bình thường. Phản ứng lo sợ của con người thường bắt nguồn từ amygdala, một khu vực bé nhỏ của não hay còn gọi là “não bò sát (lizard brain)”. Khu vực này thường tạo ra mọi loại cảm xúc khác nhau và mọi người đều trải nghiệm nó.[3] Do đó, chỉ trích bản thân về việc tại sao bạn lại sợ hãi không làm mọi thứ tốt đẹp hơn, cũng như không làm bạn trở nên can đảm hơn.[4] -
- Bạn có thể nhận thấy rằng tự suy ngẫm đôi khi cũng rất có ích. Cố gắng suy ngẫm mọi thứ càng cụ thể và chi tiết càng tốt.
- Chẳng hạn như: “Mình cảm thấy sợ hãi. Mình cảm nhận nỗi sợ đó lan tỏa khắp mọi nơi trên cơ thể. Thật ghê tởm. Mình không biết tại sao ngay lúc này mình lại thấy sợ hãi đến như vậy. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc mình cảm thấy bất an cho sức khỏe của người yêu hoặc cảm thấy lo lắng về việc giữ công việc hiện tại, hay thậm chí cảm thấy lo sợ khi đội bóng rổ yêu thích có nguy cơ không giành được quán quân trong mùa giải năm nay”.
- Bạn có thể cảm thấy khá hơn sau khi trò chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Nhiều người tin vào chuyện hoang đường rằng liệu pháp chữa bệnh chỉ dành cho những ai có vấn đề nào đó to tát mà bản thân không thể tự vượt qua được. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Nếu bạn thường xuyên gặp rắc rối trong việc đương đầu với nỗi sợ hãi, thì bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân tại sao và gợi ý cho bạn một số lời khuyên để vượt qua tình trạng này.
3 Nhận diện nỗi sợ của bạn. Đôi khi, chúng ta thường không chắc chắn rằng chúng ra đang sợ cái gì. Sự không chắn chắn đó có thể khiến bạn bất an hơn và từ đó làm bạn cảm thấy lo sợ hơn. Hãy dành chút thời gian để xác định xem chuyện gì là nguyên nhân gây ra cảm giác hoảng sợ này.[5] -
- Ví dụ, cảm thấy sợ phải nhảy dù khi bạn chưa có một buổi học nào về bộ môn này được xem là nỗi sợ hợp lý. Bạn không được qua khóa huấn luyện hay kỹ năng nào trong lĩnh vực này và điều này có thể làm bản thân bị thương. Tuy nhiên, bạn có thể vuợt qua nỗi sợ này bằng cách tham gia khóa học nhảy dù và học hỏi thêm về chúng. Tất nhiên bạn sẽ vẫn cảm giác thoáng sợ hãi khi đang ở trên máy bay. Nhưng bạn sẽ cố gắng hành động như thể bạn có thể điều khiển tốt mọi thứ.
- Mặt khác, bạn cũng có thể cảm thấy lo sợ khi hoàn thành tập sách của chính bạn và hoang mang không biết mọi người sẽ đánh giá như thế nào, và nỗi sợ này thực sự không giúp ích được gì. Bạn không thể kiểm soát phản ứng của người khác, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những gì bạn làm. Trong trường hợp này, điều duy nhất làm bạn cảm thấy do dự không dám quyết định mọi thứ chính là nỗi sợ hãi.
- Sự sợ hãi có thể biểu hiện như một điều gì đó không thể thay đổi và dường như ai cũng sợ điều đó. Hãy lùi lại một bước và xem xét chúng. Chẳng hạn như, lối suy nghĩ “Mình không đủ dũng khí để tự đi du lịch một mình” cho thấy rằng nỗi sợ của bạn là vốn có và bất biến. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm để vượt qua sự sợ hãi đó, ví dụ như bạn nên suy nghĩ rằng “Mình sợ khi phải đi du lịch một mình. Nhưng mình có thể nghiên cứu về nơi mà mình sẽ khám phá để bản thân cảm thấy thoải mái hơn khi đến đó. Có lẽ mình nên tham gia lớp học tự vệ để cảm thấy mạnh mẽ hơn.”[8]
4 Xem xét nỗi sợ hãi của bạn. Chúng ta thường có khuynh hướng hoảng sợ khi cảm thấy có gì đó đang đe dọa hay gây tổn hại đến chúng ra (hoặc đến người khác). Một vài nỗi sợ là chính đáng, nhưng số khác có thể gây tai hại nhiều hơn là tốt đẹp. Hãy nhìn nhận nỗi sợ của bạn và xác định xem chúng mang tính tích cực hay tiêu cực.[6] [7] -
- Một cách để trở nên dũng cảm là chấp nhận rằng mọi thứ đều là mạo hiểm. Tất cả mọi thứ bạn làm trong một ngày — từ việc ra khỏi giường cho đến việc dùng bữa tối – đều mang lại các cấp độ rủi ro khác nhau. Nhưng điều đó không thể ngăn trở bạn tiếp tục tồn tại ở cuộc sống này. Và chúng cũng không nên là những thứ làm bạn cảm thấy lo sợ.
- Sợ thất bại cũng là một nỗi sợ rất phổ biến khác. Không nên suy nghĩ mọi thứ theo chiều hướng thất bại hoặc thành công, mà thay vào đó là chiều hướng bạn có thể học được gì từ chúng. Với cách này, mọi thứ đôi khi sẽ trở nên hữu ích, thậm chí ngay cả khi chúng không như những gì bạn mong đợi.
5 Chấp nhận sự tổn thương. Một lý do phổ biến của việc chúng ta cảm thấy lo sợ chính là bởi vì chúng ta lo lắng về việc sẽ bị tổn thương. Tính dễ bị tổn thương còn đi kèm với sự không chắc chắn, đau đớn, và nguy hiểm. Tuy nhiên, việc bị tổn thương cũng đồng thời mở ra cho bạn cánh cửa để bạn học cách yêu thương, gắn kết và đồng cảm. Chấp nhận tổn thương như một sự thật của cuộc sống có thể giúp bạn bớt lo lắng về nỗi sợ hãi mà bạn đang trải qua.[9] -
- Nên nhớ, bạn không thể quản lý được hậu quả của bất kỳ hành động nào. Bạn chỉ có thể quản lý những gì bạn làm. Do đó, hãy ngừng ngay việc suy nghĩ rằng bạn “phải” kiểm soát xem mỗi hành động bạn làm sẽ có kết quả như thế nào – đơn giản là bạn không thể làm điều đó. Tập trung vào hành động của bạn, chứ không phải kết quả của chúng.
6 Tập trung vào mọi thứ bạn có thể kiểm soát. Bạn không thể làm chủ được nỗi sợ - vì đây là phản ứng của cảm xúc mà bạn không thể thay đổi được. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát được những gì bạn làm liên quan đến sự lo sợ đó. Hãy tập trung hơn vào hành động, chứ không phải là phản ứng mang tính bộc phát.[10]
Xây dựng sự tự tin cho bản thân
Tải về bản PDF-
- Tìm kiếm xung quanh một tấm gương tiêu biểu giữa những người mà bạn biết. Nếu được thì bạn thử hỏi xem họ đã can đảm vượt qua hoàn cảnh khó khăn đó như thế nào.
- Đọc thêm về một số nhân vật lịch sử dũng cảm. Tìm hiểu thêm về câu chuyện của một vài người nổi tiếng trong việc can đảm đối diện với bất hạnh trong cuộc sống, chẳng hạn như Theodore Roosevelt, Harriet Tubman hay Joan of Arc, chiến binh đấu tranh cho tự do, thành phần dám đứng lên chống đối cái ác, vân vân.
1 Tìm cho mình một tấm gương sáng để học hỏi. Nếu bạn đang trải qua khoảng thời gian khó khăn để tìm ra cách thoát khỏi tình trạng hiện tai, thử tập noi gương ai đó đang đối mặt sự đen đủi để xem họ vượt qua chúng như thế nào. Điều này không chỉ mang lại cho bạn viễn cảnh tươi sáng ("Ôi chao, ít nhất thì vấn đề của mình không đến nỗi tồi tệ như vậy"), mà còn truyền thêm động lực giúp bạn trở nên dũng cảm hơn. -
- Sự linh hoạt. Linh hoạt nhận thức là khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh.[12] Đó còn là khả năng chống lại thái độ phòng thủ quá mức khi có điều gì sai sót xảy ra, và khả năng tìm cho mình những cách mới để tiếp cận vấn đề hoặc tình hình nào đó. Bạn có thể phát triển tính linh hoạt bằng việc nhận biết tiềm năng học hỏi trong mọi hoàn cảnh, và bằng việc tăng cường lối suy nghĩ thích tò mò khám phá hơn là luôn nơm nớp lo sợ.[13]
- Dám thử thách bản thân. Để trở nên can đảm trong một hoàn cảnh nào đó, bạn phải trực tiếp đối đầu với nó. Thực ra thì, những người dũng cảm thường xem xét tình hình kỹ lưỡng và xác định xem làm thế nào để tiếp cận nó, hơn là cố gắng chạy trốn hoặc lờ đi vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải. Chia nhỏ tình trạng thành nhiều yếu tố nhỏ hơn khác nhau có thể giúp bạn giải quyết chúng dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể tưởng tượng đến viễn cảnh tốt đẹp nhất có thể xảy ra, hơn là viễn cảnh u tối nào đó.[14]
- Sự kiên trì. Không phải lúc nào mọi việc cũng trở nên suôn sẻ như ý muốn. Người dũng cảm đều hiểu điều này và chấp nhận lùi lại một bước khi họ vấp ngã. Bạn có thể giúp bản thân trở nên kiên trì hơn bằng cách xác định xem bạn nên thực hiện hành động nào ở mỗi bước đường bạn đang đi. Bạn sẽ dễ dàng đối mặt với trở ngại nếu biết được bước tiếp theo bạn định làm hoàn toàn có thể thực hiện được, hơn là thực hiện nhiệm vụ to lớn và cao cả nào đó.[15]
2 Bồi đắp ý chí kiên cường. Dũng cảm đồng nghĩa với việc bạn phải trở nên “cứng rắn” khi va chạm hoàn cảnh khó khăn hoặc kinh hoàng. Mặc dù vậy, ý chí kiên cường đòi hỏi bạn phải cứng rắn và quyết tâm hơn. Để trở nên kiên cường theo đúng nghĩa, bạn cần phải thực hành một số điều sau đây:[11] -
- Khái quát hóa mọi thứ là tình trạng bóp méo nhận thức phổ biến. Chẳng hạn như, lối suy nghĩ, “Mình chỉ là kẻ hèn nhát” được xem như là sự bày tỏ chung về tình trạng bản thân, và điều này hoàn toàn không đúng. Bạn có thể trải qua nỗi sợ hãi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng biến bạn thành “một người nhát gan.”
- Tập trung lại vào việc bạn đang cảm thấy gì ở khoảnh khắc nào đó. Ví dụ như: “Mình thấy lo lắng về cuộc hẹn quan trọng vào ngày mai bởi vì mình lo sợ rằng người đó sẽ không thích mình”. Điều này có thể giúp bạn tránh được việc luôn canh cánh trong lòng những niềm tin sai lệch hoặc không chính xác về bản thân.[18]
- Làm trầm trọng hóa vấn đề cũng là tình trạng bóp méo nhận thức khác có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng sợ hãi. Khi bạn quan trọng hóa mọi thứ, có nghĩa là bạn biến sự kiện hoặc kinh nghiệm trở nên không cân xứng cho đến khi chúng vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Chẳng hạn như: “Bà chủ đã không thèm nhìn mình khi mình đi ngang qua bà ấy trong hội trường. Có thể bà ấy đang giận mình chăng? Có lẽ mình làm chuyện gì đó sai rồi chăng? Ôi không, bà ấy sẽ đuổi việc mình mất. Mình sẽ thất nghiệp và mất luôn căn nhà”. Đây dĩ nhiên là viễn cảnh tồi tệ nhất nhưng có vẻ là nó khó có khả năng xảy ra.
- Thử thách lối suy nghĩ trên bằng cách yêu cầu bản thân kiểm tra xem bằng chứng nào cho thấy bạn đang trải qua từng giai đoạn của giả định. Ví dụ như: “Bà chủ đã không thèm nhìn mình khi mình đi ngang qua bà ấy trong hội trường. Có thể bà ấy đang giận mình chăng? Nhưng cũng có thể là bà ấy bị phân tâm bởi mọi thứ xung quanh, và đó là lý do bà ấy không thấy mình. Giả sử như bà ấy đang giận mình, thì điều này cũng không có nghĩa lý gì. Mình sẽ hỏi lại bà ấy. Nếu mọi thứ vẫn ổn và bà ấy không giận dỗi gì mình cả, thì mình sẽ quay lại trách móc bà ấy”.[19]
3 Thử thách suy nghĩ tiêu cực. Chúng ta thường mắc kẹt trong lối suy nghĩ vô ích hoặc “bóp méo nhận thức,” từ thời gian này qua thời gian khác. Khi bạn nhận thấy bản thân có lối suy nghĩ tiêu cực về chính bạn hay hoàn cảnh khó khăn nào đó, hãy tự thử thách chính mình để kiểm tra xem bằng chứng nào cho thấy bạn đang có lối suy nghĩ đó, hoặc tự điều chỉnh lại chúng theo hướng tích cực.[16] [17] -
- Sự cầu toàn có thể là nguyên nhân làm bạn trở nên khắc nghiệt với bản thân. Có nghĩa là đôi khi bạn sẽ nhìn nhận mọi thành quả bạn đạt được như “thất bại” bởi vì chúng không theo chuẩn mực phi thực tế mà bạn đặt ra.[21] Ví dụ như, một cá nhân cầu toàn có thể xem việc đạt được điểm 8 trong bộ môn lịch sử là một “thất bại” bởi vì đây không phải là số điểm hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu một sinh viên công bằng vô tư với bản thân thì đối với cô ấy, đây lại là một thành công, bởi vì cô ấy thực sự đã nỗ lực hết sức mình trong lớp. Chỉ cần bạn tập trung vào quá trình bạn đang thực hiện hơn là kết quả cuối cùng sẽ giúp bạn đánh bại được chủ nghĩa cầu toàn.
- Thuyết cầu toàn thường dẫn đến cảm giác tủi hổ với chính mình bởi vì nó chỉ tập trung vào thiếu sót của bạn. Sẽ rất khó để thể hiện sự can đảm nếu bạn đang cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân bạn.[22]
- Hơn thế nữa, chủ nghĩa cầu toàn thường không đưa bạn đến con đường thành công. Trong thực tế, cá nhân được xem là người cầu toàn thường ít thành công hơn những người trải nghiệm tình trạng thất bại và xem chúng như kinh nghiệm học tập.[23]
4 Từ chối chủ nghĩa hoàn hảo. Cầu toàn là thủ phạm đằng sau nhiều nỗi sợ hãi của bạn. Chúng ta thường lo sợ rằng nỗ lực của chúng ra sẽ không mang lại kết quả “hoàn hảo” nếu chúng ta không cố gắng hết mức. Người ta thường có suy nghĩ viễn vông rằng tính cầu toàn chính là tham vọng lành mạnh, hoặc là động cơ để trở nên xuất sắc. Trong thực tế, chủ nghĩa cầu toàn đang kìm hãm chúng ta khỏi việc trải nghiệm sự mất mát hay thất bại – và đó là điều không thể có trong cuộc sống này.[20] -
- Chẳng hạn như, bạn có thể nói một vài câu đại loại như “Mình chấp nhận con người thật của mình từ hôm nay” hoặc “Mình đáng được yêu”.
- Bạn cũng có thể tập trung vào việc tự khẳng định theo phương diện tăng sự dũng cảm. Ví dụ như, bạn có thể nói “Mình có thể can đảm trong hôm nay” hay “Mình mạnh mẽ đủ để đối mặt với bất kỳ khó khăn nào mà mình sẽ gặp phải trong ngày hôm nay”.
- Nên nhớ là việc tự khẳng định này nên tập trung vào chính bạn. Và điều quan trọng ở đây là bạn không thể quản lý người khác. Chẳng hạn như câu để tự khẳng định bản thân có thể mang lại hữu ích như: “Mình sẽ cố gắng để làm chủ nỗi sợ hãi của chính mình trong ngày hôm nay. Mình không thể làm gì ngoài việc nỗ lực hết sức mình. Mình không thể quản lý việc người khác hành động hoặc phản ứng như thế nào đối với mình”.
- Diễn đạt sự quả quyết của bạn theo chiều hướng tích cực. Con người thường có xu hướng phản ứng tiêu cực đối với câu phát biểu mang tính tiêu cực, thậm chí ngay cả khi chúng mang hàm ý tích cực. Thay vì nhủ thầm “Mình sẽ không để nỗi sợ hãi lấn át bản thân trong ngày hôm nay,” hãy nói những câu đại loại như “Mình có thể đối mặt với nỗi sợ của bản thân vì mình là một người mạnh mẽ”.[26]
5 Bắt đầu mỗi ngày bằng việc tự khẳng định chính mình. Sự tự khẳng định ở đây là bao gồm việc sưu tập cụm từ hoặc thần chú nào đó có ý nghĩa với cá nhân bạn. Bạn có thể lặp lại chúng để thể thể hiện lòng tốt và sự tán thưởng đối với bản thân. Mặc dù nghe có vẻ hơi sến sẩm, nhưng việc này thực sự giúp bạn tăng sự tự tin theo thời gian.[24] [25] -
- Ví dụ như, hãy tưởng tượng rằng nỗi sợ của bạn giống như một con rùa bé nhỏ. Mỗi khi con rùa cảm thấy sợ hãi, nó sẽ thụt đầu vào trong mai. Lúc này, nó không thể làm hay thấy bất cứ thứ gì và điều này hiển nhiên không giúp ích được gì rồi. Bạn nên mường tượng “nỗi sợ của bạn như nỗi sợ của chú rùa” và kiểm soát nó bằng trấn an bản thân rằng bạn đang làm những gì trong tầm kiểm soát và không có gì phải lo lắng về những gì bạn không thể làm.
- Sử dụng hình tượng hài hước hay vui nhộn có thể làm một vài quyền năng của sự sợ hãi biến mất bằng việc làm nó trở nên thú vị đến buồn cười. (Hình như câu thần chú trong truyện Harry Potter có thể giúp mình thì phải? Riddikulus!)
6 Cách biệt bản thân với sự lo sợ. Thỉnh thoảng, sẽ tốt hơn nếu bạn xem nỗi sợ hãi là một thứ gì đó tách biệt với chính bạn. Hình dung sự sợ hãi của bạn như một sinh vật cô lập có thể giúp bạn kiểm soát chúng dễ dàng hơn.[27] -
- Con người thường dễ bị “lây lan cảm xúc.” Điều đó có nghĩa là, cũng tương tự như việc bạn dễ bị cảm lạnh, thì bạn còn có thể dễ bị “nhiễm” cảm xúc từ người xung quanh. Điều quan trọng ở đây là bạn nên kết thân với ai chấp nhận bản thân họ và có bản tính can đảm. Nếu hầu hết thời gian bạn thường qua lại với cá nhân hay sợ hãi (và thậm chí không làm bất cứ điều gì để chế ngự nỗi sợ đó), thì khả năng cao là bạn sẽ gặp khó khăn hơn trong việc vượt qua nỗi sợ của chính bản thân bạn.[29]
7 Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè xung quanh. Đôi khi, chỉ một từ khích lệ từ bạn bè hoặc người bạn quý mến cũng đủ giúp bạn mỗi khi bạn cảm thấy run sợ. Hãy tạo vòng kết nối với những ai biết cách chấp nhận tổn thương và đang cố gắng để trở nên can đảm, hơn là cá nhân có lối suy nghĩ để bản thân bị chi phối bởi sự sợ hãi.[28] -
- Ví dụ như, bạn có thể đặt mục tiêu học đàn guitar, nấu món ăn Pháp chuyên nghiệp, hoặc được chứng nhận trong bộ môn thể thao lặn dưới nước – và sự hạn chế duy nhất chính là trí tưởng tượng của bạn.
- Đặt mục tiêu và cố gắng vượt qua thách thức có ý nghĩa đối với cá nhân bạn. Một cách chắc chắn thành công để thử thách sự tự tin của bạn là không ngừng so sánh bản thân với người khác. Đừng lo lắng người khác sẽ nghĩ gì về mục tiêu của bạn; thay vào đó, hãy thực hiện chúng cho riêng bạn.
8 Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ khó khăn. Thành công trong một vài lĩnh vực mang tính thử thách có thể giúp bạn nâng cao sự tự tin đối với bản thân. Thậm chí ngay cả khi bạn không hiểu rõ nhiệm vụ bạn đang đảm trách ngay lập tức, hãy xem thử thách này như kinh nghiệm học tập và nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể dành nhiều thời gian có thể để học hỏi thêm.[30] -
- Thiền chánh niệm có thể được xem là một phương pháp tuyệt vời để thực hành kỹ năng trên. Bạn có thể tham gia một lớp học thiền nào đó hoặc tự luyện tập.[32]
- Đại học California tại Los Angeles (UCLA) thường cung cấp rất nhiều file hướng dẫn tập thiền có thể tải về.[33] Đại học California ở San Diego (UCSD) còn giới thiệu nhiều file hướng dẫn về thiền có thể tải về dạng MP3.[34] Chương trình Harvard Pilgrim’s “Mind the Moment” cũng có thể cung cấp cho bạn một khóa học miễn phí và video thực hàng chánh niệm.
9 Thực hành chánh niệm. Một lý do mà nhiều người thường vật lộn với việc trở nên dũng cảm là chúng ta thường trốn chạy cảm giác buồn phiền, giận dữ, hoặc nản lòng, để rồi từ đó chúng ra “lờ đi” mọi sự đau đớn mà chúng ta và người khác đang nếm trải. Việc rèn luyện tâm trí để chấp nhận trải nghiệm hiện tại mà không có bất cứ sự chỉ trích nào có thể giúp bạn làm quen với cảm xúc tiêu cực cũng như tích cực. Từ đó, bạn có thể cảm thấy can đảm hơn.[31]
Rèn luyện tính dũng cảm hằng ngày
Tải về bản PDF-
- “Tình trạng không dung thứ cho bất kỳ điều gì không rõ ràng” thường là nguyên nhân gây ra sự bất an. Bạn sẽ khó lòng chấp nhận chuyện gì đó có tính tiêu cực xảy ra trong một hoàn cảnh nào đó. Đôi khi, bạn còn có thể đánh giá quá cao tính chất nguy hiểm của sự việc hoặc thậm chí từ chối hành động bởi vì bạn lo lắng về kết quả cuối cùng.[38]
- Tập thói quen viết nhật ký trong suốt một ngày, và ghi chú lại khoảng khắc khi nào bạn cảm thấy mơ hồ, lo lắng hoặc sợ hãi. Viết lại một cách chi tiết về việc nguyên nhân nào gây ra cảm xúc đó. Bên cạnh đó, đừng quên ghi chép lại việc bạn phản ứng như thế nào với cảm xúc đó.[39]
- Phân cấp bậc cho nỗi sợ của bạn. Đặt lên bàn cân những điều bạn sợ theo cấp độ từ 0-10. Ví dụ như, sự lo sợ khi “hẹn hò với người lạ mặt nào đó” có thể ở cấp độ 8, trong khi đó cảm giác hồi hộp khi “đi xem một bộ phim mà bạn chưa bao giờ xem trước đây” có thể ở mức độ 2.
- Từ từ bắt đầu học cách chế ngự nỗi sợ của bạn về sự không chắc chắn bằng cách thực hành ở hoàn cảnh nào đó có cấp độ sợ hãi thấp. Chẳng hạn như, bạn có thể chọn một trong những nỗi sợ với mức độ thấp, như “thử dùng bữa ở nhà hàng mới,” và thực hành. Bạn có thể chán ghét nhà hàng này sau khi thực hành xong, và điều đó hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng ở đây là để chứng minh cho bản thân bạn thấy rằng bạn có thể đối mặt với tình trạng không chắc chắn bằng sự cam đảm và từ đó bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
- Ghi chép lại phản ứng của bạn trong nhật ký. Mỗi lúc bạn đối diện với sự sợ hãi, đừng quên ghi lại điều gì đã xảy ra. Bạn đã làm gì lúc đó? Hành động đó trông như thế nào? Bạn đã phản ứng như thế nào với cảm giác sợ hãi đó? Và cảm giác đó thành ra như thế nào?
1 Học cách chấp nhận sự không chắc chắn. Tình trạng không chắc chắn điều gì đó thường được xem là nguồn của rất nhiều nỗi sợ hãi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể học cách vượt qua tình trạng này bằng cách dần dần thích nghi với nó trong trải nghiệm hàng ngày. Điều này sẽ giúp tăng sự tự tin và khả năng của bạn trong việc giải quyết tình trạng không rõ ràng, từ đó bạn sẽ dễ dàng làm mọi thứ bằng sự can đảm của chính bản thân.[35] [36] [37] -
- Hình dung những chướng ngại vật mà bạn có thể gặp phải sẽ giúp bạn hành động một cách dũng đảm mỗi khi gặp khó khăn. Hãy nghĩ đến bất kỳ trở ngại nào mà bạn có thể đối diện và lên kế hoạch hành động để vượt qua chúng.
- Diễn giải kế hoạch và mục tiêu của bạn bằng ngôn ngữ tích cực. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng cao là bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình nếu bạn dàn xếp bố cục cho chúng theo chiều hướng tích cực, có nghĩa là những gì bạn làm sẽ tiến lên phía trước, chứ không phải thụt lùi về sau.[41]
- Thực hiện mục tiêu dựa trên hiệu quả mục tiêu. Nên nhớ rằng bạn chỉ có thể điều khiển hành động và phản ứng của bạn, chứ không phải của người khác. Hãy chắc chắn rằng bạn đặt mục tiêu và lên kế hoạch ở trong tầm khả năng mà bạn có thể hoàn thành được.[42]
2 Lên kế hoạch cụ thể. Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy lo lắng nếu bạn không biết mình phải làm gì. Hãy chia nhỏ thử thách và khó khăn thành nhiều nhiệm vụ nhỏ mà bạn có thể hoàn thành được.[40] -
- Khi hệ thống chăm sóc xã hội – điều chỉnh bởi chất dẫn truyền thần kinh oxytocin – được kích thích, bạn sẽ cảm nhận được sự đồng cảm và gắn kết mạnh mẽ với người khác. Hệ thông này cũng giúp kiềm chế khu vực não tạo ra nỗi sợ hãi.
- Hệ thống đáng được khen thưởng này trong não còn tạo ra chất dẫn truyền thần kinh với tên gọi là dopamine, giúp tăng cảm giác động lực và đồng thời giảm cảm giác sợ hãi. Dopamine còn có thể làm bạn cảm thấy lạc quan và can đảm hơn.
- Hệ thống hòa hợp trong não bộ phụ thuộc vào chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Trực giác và hành động tự kiểm soát bản thân của bạn cũng liên kết với chất serotonin này, và điều đó có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy có động lực hơn trong việc đưa ra quyết định táo bạo (và thông minh).
3 Giúp đỡ người khác. Khi bạn lo lắng hoặc căng thẳng, xu hướng tự nhiên là bạn thường nấp mình khỏi thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng đây không phải là cách hay để tăng cường sự dũng cảm. Nhiều người thể hiện xu hướng “chăm sóc-và-thân thiện”, có nghĩa là bạn sẽ phản ứng lại với tình trạng căng thẳng bằng cách thể hiện sự quan tâm đối với người khác. Xu hướng quan tâm này có thể kích hoạt trạng thái cảm đảm trong bộ não, và từ đó chuyển thành hành động thiết thực của bạn trước vấn đề khó khăn nào đó. Nếu một lúc nào đó bạn cảm thấy sợ hãi, đừng quên thể hiện cho người khác thấy bạn giàu lòng thương như thế nào hoặc đề cao điểm mạnh của họ. Bạn cũng có thể tìm thấy điểm mạnh của riêng bạn.[43] - 4 Trở nên can đảm trong vòng 20 giây. Thỉnh thoảng, thật khó để tưởng tượng ra việc trở nên mạnh dạn trong suốt một ngày, hoặc thậm chí chỉ một giờ. Tốt nhất bạn chỉ nên dũng cảm trong vòng 20 giây nào đó. Bạn có thể làm bất cứ việc gì chỉ với 20 giây này. Khi bạn hoàn thành xong khoảng thời gian 20 giây đầu, hãy bắt đầu với khoảng thời gian 20 giây sau đó. Và khoảng thời gian 20 giây kế tiếp. Và khoảng thời gian 20 giây kế tiếp nữa. Những khoanh nhỏ thời gian này sẽ được cộng dồn lại.[44]
-
- Liệu đây có phải là việc đúng đắn để làm? Điều đúng đắn ở đây không nhất thiết luôn là điều dễ thực hiện nhất, cũng không phải là điều phổ biến nhất. Bạn nên làm theo những gì lương tâm mách bảo để đưa ra quyết định.
- Liệu đây có phải là cách duy nhất để giải quyết vấn đề? Xem xét lại xem liệu có cách nào khác để xoay sở vấn đề của bạn hay không. Có phải là có cách giải quyết nào đó mà bạn chưa nghĩ đến hay không?
- Liệu bạn đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận kết quả chưa? Nếu hành động bạn thực hiện có thể mang lại ảnh hưởng to lớn, tốt hơn hết là bạn nên dành thêm thời gian để suy nghĩ về nó. Trong trường hợp viễn cảnh tồi tệ nhất xảy ra, liệu bạn có thể giải quyết mọi thứ ổn thỏa hay không?
- Tại sao bạn lại đưa ra quyết định này? Tại sao nó lại quan trọng với bạn đến như vậy? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không thực hiện quyết định đó?
- Bạn cũng có thể tạo một danh sách bao gồm việc bạn sẽ được gì và mất gì cho mỗi hành động mà bạn thực hiện. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Và điều tốt nhất có thể đến với bạn là gì?
5 Cân nhắc đến quyết định của bạn. Nếu bạn đang đối mặt với hoàn cảnh cần đưa ra quyết định táo bạo nhưng đầy khó khăn, hãy dành thời gian để suy xét lại. Nếu bạn thấy có động lực mạnh mẽ vào việc gì đó cần phải được thực hiện, bạn có thể dùng chiến lược suy ngẫm lại để tăng cường tính dũng cảm của bản thân. Bản chất thuyết phục cũng là yếu tố quan trọng trong sự dũng cảm. Hãy tự hỏi bản thân xem: -
- Sẽ giúp ích rất nhiều nếu bạn lặp lại sự quả quyết của bạn trong khi thực hiện hành động. Sự tự tin đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua bước thứ nhất. Một khi bạn tiếp tục hành động, bạn sẽ cảm thấy can đảm hơn.
6 Đừng nghĩ – hãy hành động. Sau một mức độ nào đó, sẽ tốt hơn nếu bạn dừng ngay việc suy nghĩ bạn sẽ làm gì, mà thay vào đó hãy thực hiện nó.[45] Suy nghĩ quá nhiều không chỉ làm bạn không thể đưa ra được hành động dứt khoát, mà còn làm bạn bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng căng thẳng và có cảm giác rằng bạn không thể làm chuyện gì ra hồn.[46] Hãy thở sâu, cố gắng thư giãn đầu óc, và tiến lên phía trước với những gì bạn đã quyết định. Đừng do dự, thay vào đó bạn nên tập trung vào việc làm thế nào để vượt qua chúng. -
- Đừng chờ đợi cho đến khi bạn “cảm thấy” can đảm. Thông thường, ngay cả những người mà chúng ta nghĩ họ dũng cảm – như lính cứu hỏa, chiến binh, bác sĩ – đều cảm thấy lo sợ trong một số trường hợp. Tuy nhiên, họ biết được điều gì phải hoàn thành, và họ chọn làm việc đó.
- Trái lại, việc tin rằng bạn không thể làm việc gì đó đôi khi lại trở nên giống như một sự dự đoán làm thõa mãn bản thân. Lòng tin đối với bản thân hoặc là có thể giúp hoặc là có thể gây cản trở đến hành động của bạn.
7 Giả vờ cho đến khi bạn vượt qua được nỗi sợ hãi. Học cách chấp nhận cảm giác không chắc chắn và an tâm về hoàn cảnh rõ ràng nào đó là một cách để tích lũy kinh nghiệm học tập. Bạn không thể trở nên can đảm chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn giả vờ “lên mặt can đảm,” thậm chí ngay cả khi bạn thấy rất lo lắng, cũng có thể giúp bạn trở nên dũng cảm hơn.[47] [48]
Lời khuyên
- Lòng dũng cảm không phải lúc nào cũng phô trương ra ngoài. Đôi khi, lòng dũng cảm chỉ là sức mạnh để giúp bạn đứng dậy và thử lại lần nữa.
- Nên nhớ, lòng dũng cảm không phải thiếu đi sự sợ hãi, mà chính là sức mạnh để đối đầu với nỗi sợ đó.
- Khi bạn cần tập trung hết can đảm, hãy nhớ lại thử thách gian truân mà bạn đã từng vượt qua. Mọi người đều trở nên can đảm ở một khoảnh khắc nào đó (ví dụ như học cách đạp xe). Và bạn có thể lại trở nên dũng cảm.
- Tìm một bài thơ hoặc bài hát truyền cảm hứng cho bạn. Chúng nên giúp bạn cảm thấy rằng bạn không cô đơn. Viết bài thơ hoặc bài hát này ra giấy và mang theo bên mình. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể ghi nhớ chúng trong đầu! Mỗi khi bạn trải qua một ngày dài, đừng quên hát bài hát đó hoặc đọc/đọc thuộc lòng bài thơ!
- Trong sự thành công không nhất thiết là không có thất bại, mà quan trọng là phải vượt qua thất bại đó.
- Hãy làm những gì bạn cho là đúng. Đó là điều quan trọng nhất và sẽ khiến người khác nghĩ rằng bạn là người dũng cảm. Ví dụ, ra mặt bênh vực những người bị ức hiếp.
Cảnh báo
- Có một ranh giới giữa lòng dũng cảm và sự ngu ngốc. Bất kể bạn là người dũng cảm như thế nào, đừng nên mạo hiểm những gì bạn thấy không cần thiết.
Bài viết wikiHow có liên quan
Cách đểPhát triển siêu năng ngoại cảm Cách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạt Cách đểTrưởng thành Cách đểNói ít đi Cách đểNgừng thói quen thủ dâm Cách đểĐộng viên bản thân học tập nghiêm túc Cách đểXác định Điểm mạnh và Điểm yếu của Bản thân Cách đểTrở nên Hài hước Cách đểHết nhút nhát và trở nên tự tin Cách đểTrở nên Trầm tĩnh Cách đểNhớ lại thứ mà bạn đã quên Cách đểLột xác bản thân Cách đểTự Vệ Cách đểLấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu ích Quảng cáoTham khảo
- ↑ http://www.ec-online.net/knowledge/articles/emotions.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/pieces-mind/201204/understanding-validation-way-communicate-acceptance
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/owning-pink/201307/8-ways-overcoming-fear-can-improve-your-health
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/pieces-mind/201204/understanding-validation-way-communicate-acceptance
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2014/10/28/finding-the-source-of-your-fears/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/owning-pink/201307/8-ways-overcoming-fear-can-improve-your-health
- ↑ http://www.k-state.edu/paccats/Contents/Stress/Cognitive%20Restructuring.pdf
- ↑ http://www.k-state.edu/paccats/Contents/Stress/Cognitive%20Restructuring.pdf
- ↑ https://www.ted.com/talks/brene_brown_on_vulnerability/transcript?language=en
- ↑ http://www.ec-online.net/knowledge/articles/emotions.html
- ↑ http://www.forbes.com/2010/09/17/executive-mental-toughness-leadership-managing-athletes.html
- ↑ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0732118X11000705
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2011/05/17/mental-yoga-psychological-flexibility_n_861284.html
- ↑ http://www.cnn.com/2014/06/13/health/fit-nation-wilber-fear/
- ↑ http://www.kent.ac.uk/careers/sk/determination.htm
- ↑ http://www.forbes.com/sites/groupthink/2013/12/03/5-powerful-exercises-to-increase-your-mental-strength/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/15-common-cognitive-distortions/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/15-common-cognitive-distortions/0002153
- ↑ http://www.apsu.edu/sites/apsu.edu/files/counseling/COGNITIVE_0.pdf
- ↑ http://www.forbes.com/sites/danschawbel/2013/04/21/brene-brown-how-vulnerability-can-make-our-lives-better/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/sideways-view/201402/the-curse-perfectionism
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/inside-out/201311/4-difficulties-being-perfectionist
- ↑ http://successfailureproject.bsc.harvard.edu/perfectionism
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/sahaj-kohli/a-guide-to-building-emotional-strength_b_5586433.html
- ↑ http://www.mindtools.com/pages/article/affirmations.htm
- ↑ http://www.k-state.edu/paccats/Contents/Stress/Cognitive%20Restructuring.pdf
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/owning-pink/201307/8-ways-overcoming-fear-can-improve-your-health
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/owning-pink/201307/8-ways-overcoming-fear-can-improve-your-health
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-science-work/201410/faster-speeding-text-emotional-contagion-work
- ↑ http://www.forbes.com/sites/womensmedia/2014/10/07/how-you-can-build-your-confidence-and-keep-it/
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/where_do_heroes_come_from
- ↑ http://www.helpguide.org/harvard/benefits-of-mindfulness.htm
- ↑ http://marc.ucla.edu/body.cfm?id=22
- ↑ http://health.ucsd.edu/specialties/mindfulness/programs/mbsr/Pages/audio.aspx
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2012/05/16/4-ways-to-be-braver/
- ↑ http://www.forbes.com/sites/groupthink/2013/12/03/5-powerful-exercises-to-increase-your-mental-strength/
- ↑ http://www.anxietybc.com/sites/default/files/ToleratingUncertainty.pdf
- ↑ http://www-psychology.concordia.ca/fac/dugas/downloads/en/Intolerance_of_uncertainty.pdf
- ↑ http://www.anxietybc.com/sites/default/files/ToleratingUncertainty.pdf
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/three_tricky_ways_to_cultivate_courage
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/notes-self/201308/how-set-goals
- ↑ http://www.mindtools.com/page6.html
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/how_to_transform_stress_courage_connection
- ↑ http://www.forbes.com/sites/amyanderson/2013/10/16/face-your-fear-the-result-might-be-amazing/
- ↑ http://www.news.ucsb.edu/2013/013593/overthinking-can-be-detrimental-human-performance
- ↑ http://elitedaily.com/life/science-overthinking/736245/
- ↑ http://www.forbes.com/sites/groupthink/2013/12/03/5-powerful-exercises-to-increase-your-mental-strength/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-empathic-misanthrope/201109/fake-it-til-you-make-it
Về bài wikiHow này
Cùng viết bởi: Annie Lin, MBA Huấn luyện viên cuộc sống & nghề nghiệp Bài viết này đã được cùng viết bởi Annie Lin, MBA. Annie Lin là người sáng lập New York Life Coaching, một công ty cung cấp dịch vụ huấn luyện cuộc sống và nghề nghiệp tại New York. Annie có hơn 10.000 giờ huấn luyện cho khách hàng và công việc của cô đã được đăng trên Tạp chí Elle, NBC News, Tạp chí New York và BBC World News. Cô cung cấp dịch vụ cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, tập trung vào nghề nghiệp, mối quan hệ, đời sống tình cảm và phát triển cá nhân. Cố có bằng MBA của Đại học Oxford Brooks. Annie cũng là người sáng lập Học viện New York Life Coaching, nơi cung cấp chứng chỉ khai vấn toàn diện. Thông tin: https://newyorklifecoaching.com Bài viết này đã được xem 38.022 lần. Chuyên mục: Phát triển cá nhân Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Italy Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Trung Tiếng Nga Tiếng Hà Lan Tiếng Thái Tiếng Ả Rập Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Hindi- In
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.Bài viết có liên quan
Cách đểPhát triển siêu năng ngoại cảmCách đểĐối phó với Kẻ Bắt nạtCách đểTrưởng thànhCách đểNói ít điTheo dõi chúng tôi
Chia sẻ
TweetPin It- Chuyên mục
- Sức khỏe
- Phát triển cá nhân
- Trang chủ
- Giới thiệu về wikiHow
- Các chuyên gia
- Liên hệ với chúng tôi
- Sơ đồ Trang web
- Điều khoản Sử dụng
- Chính sách về Quyền riêng tư
- Do Not Sell or Share My Info
- Not Selling Info
Theo dõi chúng tôi
--647Từ khóa » Cách Dũng Cảm Hơn
-
Cách để Xây Dựng Lòng Dũng Cảm - WikiHow
-
7 Cách Giúp Bạn Cảm Thấy Can đảm, Dũng Cảm Hơn! - EnterKnow
-
[ToMo] 7 Cách Để Bạn Can Đảm Vượt Qua Mọi Giông Bão Cuộc Đời
-
6 Cách Giúp Bạn Dũng Cảm Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi - Phạm Ngọc Anh
-
50 Lời Khuyên để Dũng Cảm Hơn / Văn Hóa - Sainte Anastasie
-
Bạn Cần Gì để Dũng Cảm? / Tâm Lý Học - Sainte Anastasie
-
Đối Mặt Với Sợ Hãi Chính Là Cách Trở Nên Dũng Cảm
-
Top 11 Bài Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm Siêu Hay
-
Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Dũng Cảm Dàn ý & 20 Bài ...
-
3 Bước Dạy Con Lòng Dũng Cảm 'Lục Vân Tiên' - Báo Tuổi Trẻ
-
Dũng Cảm Về Lòng Can Đảm, Sức Mạnh Và Hoạt Động Tích Cực
-
Dũng Cảm Là Gì? - Luật Hoàng Phi