8 Nguyên Nhân Trẻ Hay đái Dầm Mẹ Nên Biết

Tin tức
  1. Trang chủ
  2. Tin tức y khoa
  3. 8 nguyên nhân trẻ hay đái dầm mẹ nên biết
8 nguyên nhân trẻ hay đái dầm mẹ nên biết Ngày 19/01/2022 Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng Đái dầm được hiểu đơn giản là tình trạng bé tiểu tiện không theo chủ ý, xảy ra khi trẻ đang ngủ. Đây cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ hay đái dầm là gì? Nếu trẻ đái dầm thường xuyên thì có phải là vấn đề bình thường không? Câu trả lời nằm ở những chia sẻ sau.
  • 25/12/2021 | Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có đáng lo ngại không?
  • 04/01/2022 | Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng trẻ ngủ hay bị giật mình
  • 10/06/2020 | Khi trẻ sơ sinh ngủ ít, bố mẹ cần làm gì để khắc phục?

1. Nguyên nhân trẻ hay đái dầm

Trẻ đái dầm thường xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết tình trạng đái dầm của trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân di truyền

Một trong những nguyên nhân đái dầm phổ biến ở trẻ là tiên phát di truyền. Đây là tình trạng trẻ liên tục đái dầm trong 6 tháng mà không có khoảng thời gian nào là có thể giữ khô cả đêm. Tỷ lệ di truyền của tình trạng này như sau:

  • Nếu bố và mẹ từng đái dầm lúc nhỏ, tỷ lệ trẻ cũng gặp phải tình trạng tương tự rơi vào khoảng 77%.

  • Còn nếu chỉ một trong hai người, bố hoặc mẹ từng trải qua hiện tượng này thì có khoảng 44% trẻ gặp phải.

  • Nếu bố và mẹ chưa từng đái dầm lúc nhỏ thì tỷ lệ đái dầm ở trẻ chỉ khoảng 15%.

Nếu nguyên nhân do di truyền thì hầu hết các đứa trẻ trong gia đình, dòng họ đều gặp tình trạng này. Nếu trẻ dưới 5 tuổi, đang trong giai đoạn hoàn thiện chức năng kiểm soát tiểu thì bố mẹ không cần quá lo lắng.

  Trẻ đái dầm do di truyền là một trong những nguyên nhân khá phổ biến

Trẻ đái dầm do di truyền là một trong những nguyên nhân khá phổ biến

Dung tích bàng quang giảm

Trẻ tè dầm nhiều hơn người lớn lý do chính là bàng quang nhỏ. Những trẻ đái dầm cũng có dung tích bàng quang nhỏ hơn so với những trẻ khác cùng tuổi. Biểu hiện của tình trạng này như:

  • Ban ngày: Trẻ đi tiểu nhiều hơn, đôi khi phải chạy nhanh vào nhà vệ sinh để đi tiểu kịp thời.

  • Ban đêm: Trẻ thường xuyên đái dầm bởi khả năng giữ nước tiểu trong bàng quang kém đi.

Tuy nhiên, một số trường hợp đái dầm ở trẻ lại có kích thước bình thường. Điều này chứng minh rằng trẻ đái dầm do bị kích thích phản xạ mắc tiểu trước khi bàng quang đầy, hay còn được gọi là giảm dung tích chức năng.

Cơ thể trẻ tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm

Một trong những nguyên nhân trẻ hay đái dầm là do cơ thể không sản xuất đủ hormone vasopressin. Đây là hormone được não sản xuất vào ban đêm để giảm chức năng bài tiết ở thận, tăng tái hấp thụ nước vào máu. Nếu sản xuất đủ, con người có thể ngủ tới sáng mà không có cảm giác mắc tiểu.

Ở cơ thể trẻ chưa sản xuất đủ hormone này khiến trẻ đái dầm vào ban đêm. Trẻ 3 - 5 tuổi não sẽ có chức năng đánh thức trẻ dậy đi tiểu hoặc gửi tính hiệu để bàng quang chứa thêm nước tiểu. Vì vậy, nếu điều trị đái dầm, các chuyên gia khuyên rằng nên điều trị khi trẻ trên 6 tuổi.

Nếu trẻ bị đái dầm, nên điều trị khi trẻ trên 6 tuổi

Nếu trẻ bị đái dầm, nên điều trị khi trẻ trên 6 tuổi

Trẻ không thể thức giấc để đi tiểu

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng trẻ có thể đái dầm vào bất cứ lúc nào của giấc ngủ do không đáp ứng với những phản ứng bên trong cơ thể. Hoặc do trẻ không thể tỉnh giấc khi bàng quang ra tín hiệu đạt dung tích tối đa. Vì vậy, quan niệm trẻ đái dầm là do lười hoặc chưa có ý thức là không hoàn toàn đúng.

Do đó, bố mẹ không nên la mắng khi trẻ đái dầm vào ban đêm khiến gia đình căng thẳng, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thay vào đó, hãy chủ động tìm cách giúp trẻ để khắc phục tình trạng này.

Táo bón

Nguyên nhân trẻ hay đái dầm thường bị bỏ sót là táo bón. Nguyên nhân là do trực tràng đầy phân gây áp lực lên bàng quang khiến bàng quang nhầm tưởng nước tiểu đầy, gửi tín hiệu tới thần kinh não. Do đó, nếu cải thiện tình trạng táo bón thì có thể cải thiện tình trạng đái dầm.

Táo bón cũng là một nguyên nhân trẻ hay đái dầm

Táo bón cũng là một nguyên nhân trẻ hay đái dầm

Yếu tố thứ phát

Đây là hiện tượng trẻ chưa từng đái dầm hoặc đã hết đài dầm trong 6 tháng nhưng sau đó lại xuất hiện. Đây có thể do những nguyên nhân tâm lý như:

  • Căng thẳng do bố mẹ ly hôn, cãi nhau, vừa mất người thân,…

  • Do gặp vấn đề thể chất như nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Thói quen ăn uống, ngủ nghỉ thay đổi.

Nếu giải quyết được những vấn đề tâm lý này thì tình trạng đái dầm sẽ khỏi hẳn. Ở những trẻ lớn, bố mẹ không nên la mắng, trêu chọc mà hãy giáo dục, trấn an và nhắc nhở trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.

Lạm dụng tình dục

Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường bị nhiều phụ huynh bỏ qua. Nếu trẻ trước đây chưa từng đái dầm nhưng đột nhiên lại hay tè dầm thì bố mẹ nên chú ý đến những biểu hiện của lạm dụng tình dục như:

  • Bộ phận sinh dục của trẻ tiết nhiều chất tiết.

  • Vùng kín của trẻ đau hoặc ngứa.

  • Nhiễm trùng tiết niệu mạn tính.

Đái dầm do bệnh lý

Nguyên nhân trẻ hay đái dầm ban ngày hoặc cả ban đêm có thể do bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên chỉ khoảng 3% trẻ đái dầm là do nguyên nhân này. Một số bệnh lý hoặc triệu chứng khiến trẻ đái dầm như:

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

  • Bệnh về đường tiết niệu.

  • Tiểu đường.

  • Rối loạn thần kinh.

  • Ngưng thở khi ngủ.

Nếu thấy trẻ đái dầm lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong đêm, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời.

Khoảng 3% trẻ đái dầm do nguyên nhân bệnh lý

Khoảng 3% trẻ đái dầm do nguyên nhân bệnh lý

2. Giúp trẻ điều trị đái dầm

Trước khi điều trị, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ hay đái dầm đồng thời kiểm tra trẻ đã sẵn sàng điều trị hay chưa. Không nên ép trẻ để trẻ không bị áp lực về tâm lý. Việc đái dầm là sự vô tình, bố mẹ không nên la mắng, trách phạt trẻ. Khi điều trị, nên có một bác sĩ theo dõi trẻ trong vòng 4 tháng.

Điều trị hành vi

  • Nhắc nhở trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ, cho trẻ uống ít nước vào ban đêm. Nếu cần thiết, bố mẹ có thể đánh thức trẻ 2 - 3 giờ xem trẻ có cần đi tiểu không.

  • Nếu trẻ trên 8 tuổi thì tuyệt đối không dùng tã lót.

  • Trong quá trình điều trị, bố mẹ nên đặt tấm thảm chống thấm lên giường hoặc nệm của trẻ để không có mùi hôi.

  • Khuyên trẻ tự thay quần áo khi đái dầm.

  • Không trêu chọc trẻ.

Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ để hạn chế đái dầm vào ban đêm

Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ để hạn chế đái dầm vào ban đêm

Điều trị động cơ

  • Khích lệ trẻ bằng những phần thưởng nhỏ khi trẻ không đái dầm.

  • Luyện tập bàng quang.

Đối với trẻ trên 6 - 7 tuổi, trước khi điều trị bằng thuốc bố mẹ nên điều trị hành vi. Bởi điều trị bằng thuốc đôi khi sẽ gây tốn kém đồng thời gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ, khả năng tái phát khá cao.

Đái dầm là một hiện tượng sinh lý khá bình thường ở trẻ. Sau khi biết về những nguyên nhân trẻ hay đái dầm, hy vọng bố mẹ sẽ đồng hành cùng con trong quá trình khắc phục tình trạng này. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, bố mẹ có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khoá: bàng quang nhiễm trùng đường tiết niệu Nguyên nhân trẻ hay đái dầm trực trang táo bón

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2024

Bệnh quai bị ở trẻ em: Nguyên nhân gây bệnh và những lưu...

Quai bị là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em và thường gây ra triệu chứng sưng đau tuyến nước bọt, thường là các tuyến mang tai. Bệnh có thể tự khỏi tuy nhiên một số trường hợp có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn ảnh hưởng sức khỏe sinh sản sau này của trẻ. Sau đây là những thông tin chi tiết hơn về quai bị ở trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Thứ Hai, 2 tháng 12, 2024

Bệnh chốc ở trẻ em điều trị có phức tạp không và những đi...

Bệnh chốc lở ở trẻ em thường gặp ở các bé từ 2 - 5 tuổi, bệnh khiến da của trẻ bị nhiễm trùng, gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vậy bệnh chốc ở trẻ em là gì và điều trị như thế nào để trẻ nhanh chóng bình phục? Cha mẹ có thể tham khảo thêm các thông được MEDLATEC chia sẻ trong bài viết sau. Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2024

Bệnh tíc ở trẻ: Hướng dẫn cha mẹ cách xử trí khi con có d...

Bệnh tíc là một bệnh thường gặp ở trẻ em, gây ra những cử động không tự nguyện và khó kiểm soát như chớp mắt, nháy mắt, nhún vai, hoặc phát ra âm thanh lặp lại như ho, khụt khịt. Những biểu hiện này tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là sự tự tin của trẻ. Bài viết này sẽ hướng dẫn cha mẹ cách xử trí khi con có dấu hiệu của bệnh tíc, từ đó giúp trẻ phát triển tốt nhất về mặt tinh thần và thể chất. Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2024

Rụng tóc ở trẻ em 6 tuổi có đáng lo không? Cha mẹ cần làm...

Rụng tóc ở trẻ em 6 tuổi là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tình trạng này có thể do bệnh lý nhưng cũng có trường hợp là do căng thẳng quá mức, thiếu chất hoặc nhiều nguyên nhân khác. Vậy tình trạng này có thực sự đáng lo ngại không và các bậc cha mẹ nên xử trí như thế nào? Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2024

Viêm não tự miễn ở trẻ em: Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và...

Viêm não tự miễn ở trẻ em xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công não bộ của trẻ, có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Những thông tin quan trọng về bệnh lý này được cung cấp trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có hướng phòng ngừa hiệu quả cho con. Hotline 1900565656

Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Đăng ký khám và tư vấn

Tại nhà Tại viện Đăng ký

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịch

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịch bác sĩ lựa chọn dịch vụ

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhập

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ Đóng

Quên mật khẩu

Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tục

Đổi mật khẩu thành công

Đóng

Tạo mật khẩu mới

Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩu

Thông tin cá nhân

Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656

Từ khóa » Tiểu đêm Nhiều ở Trẻ Em