Biện Pháp Dành Cho Chứng Tè Dầm Của Bé - Kao Worldwide
Có thể bạn quan tâm
- Thông tin doanh nghiệp
- Catalogue sản phẩm
- Liên hệ
Vietnam Tiếng Việt
Kao Worldwide
CloseVietnam Tiếng Việt
Kao Worldwide
Open- Thông tin doanh nghiệp
- Catalogue sản phẩm
- Liên hệ
- Về Merries
- Danh mục sản phẩm
- Hướng dẫn sử dụng tã
- Phòng nghiên cứu Merries
- Thông tin hữu ích cho mẹ và bé
- Điểm bán Merries
- Ứng dụng tích điểm Merries Baby Club
- Nhà máy nụ cười Merries
- Site Map
Thông tin hữu ích cho mẹ và bé
- Hướng dẫn lựa chọn tã giấy cho lần đầu tiên
- Tiểu tiện & đại tiện của bé
- Chứng hăm tã
- Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng cách
- Biện pháp dành cho chứng tè dầm của bé
- Hỏi đáp về sản phẩm
- Bí quyết hữu ích cho từng giai đoạn phát triển khác nhau của bé
- Top
- Thông tin hữu ích cho mẹ và bé
- Biện pháp dành cho chứng tè dầm của bé
- Thông tin cơ bản về chứng tè dầm
- Ghi nhận trong quá trình tè dầm đến khi bé bỏ thói quen này
- Giải đáp thắc mắc thường gặp
Thông tin cơ bản về chứng tè dầm
Ban ngày bé không có vấn đề gì cả, nhưng con bạn lại cứ tè dầm trên giường mỗi đêm! Đây là điều tự nhiên vẫn diễn ra đến khi bé 3-4 tuổi, không chỉ có con bạn mà các bé khác cũng thế. Tè dầm xảy ra do nước tiểu được thải ra khỏi cơ thể vì mất cân bằng giữa lượng nước tiểu được sản xuất vào ban đêm và khả năng làm việc của bàng quang. Số lượng nước tiểu được sản sinh vào ban đêm được xác định tùy theo mức độ hormon chống bài tiết niệu của cơ thể. Khả năng bàng quang được xác định tùy vào sự phát triển sinh học của từng bé. Ngay cả khi bạn đã hoàn thành quá trình tập cho bé đi vệ sinh vào ban ngày thì vẫn có thể mất khoảng thời gian dài để bé ngừng tè dầm vào ban đêm. Hãy trang bị cho mình kiến thức chính xác về vấn đề này và hãy quan sát bé một cách tự nhiên.
Tại sao bé tè dầm?
Làm thế nào để bé ngưng tè dầm?!
Lời khuyên từ bác sĩ
Sau khi hoàn thành việc tập cho trẻ đi vệ sinh và không mặc tã vào ban ngày, một số bà mẹ thấy rằng con của họ vẫn đi tiểu vào ban đêm. Các bà mẹ không mặc tã cho bé vào ban đêm như ban ngày nhưng chỉ đến khi bé thức dậy với ga giường bị ướt thì thật khó chịu.Thật ra thói quen vệ sinh ban ngày và ban đêm hoàn toàn khác nhau. Không giống như khi tập cho bé đi nhà vệ sinh vào ban ngày, sự thành công phụ thuộc vào độ nhạy của bé phản ứng kịp thời những với những hành động tự nhiên của cơ thể, việc bé tiểu tiện vào ban đêm phần lớn là vấn đề sinh học. Tè dầm không phải là sự thất bại của người mẹ trong việc mẹ tập cho bé đi vệ sinh đúng cách hoặc sự thiếu nỗ lực của trẻ. Phải kiên nhẫn chờ đợi cho cơ thể của trẻ đạt được giai đoạn phát triển phù hợp. Hầu hết trẻ em tự nhiên ngưng tè dầm trong khoảng 5 tuổi trở lên.
Đừng lo về vấn đề bé tè dầm trước 5 - 6 tuổi
Tè dầm trước 5 tuổi thường là do nguyên nhân mang tính sinh học, như: thiếu các hormon chống bài tiết niệu hoặc khả năng của bàng quang chỉ có thể chứa một lượng nhỏ nước tiểu. Thậm chí bạn có thể nói đó là một hiện tượng tự nhiên. Tùy vào từng bé mà sự phát triển việc tiết hormon khác nhau. Một số trẻ tè dầm mỗi đêm cho đến khi chúng 4 - 5 tuổi! Cứ thế cho đến khi bé tự nhiên ngưng tè dầm tự nhiên vào một thời điểm nhất định. Mặt khác, "tè dầm ban đêm" là một tình trạng bệnh lý xảy ra vì một lý do, thiếu các hormon chống bài tiết niệu hoặc do sự xáo trộn tâm lý trong nhịp điệu giấc ngủ của trẻ em làm ảnh hưởng. Nếu con bạn tiếp tục tè dầm mỗi đêm sau khi 5 tuổi, nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Hormon chống bài niệu Là hormon được hình thành từ một phần trong não gọi là tuyến yên, nhằm điều chỉnh lượng nước tiểu. Khi con bạn ngủ say, một lượng lớn nước tiểu phát sinh, báo hiệu thận đang vận hành nhiều hơn. Khi nhịp điệu giấc ngủ của trẻ tiến vào quá trình trưởng thành, bé sẽ bắt đầu sản xuất một số lượng lớn các hormon chống bài niệu vào ban đêm. Kết quả là, lượng nước tiểu của bé giảm khi bé ngủ.
Ghi nhận trong quá trình tè dầm đến khi bé bỏ thói quen này
Cả bạn và bé đều muốn trải qua thời gian tập bé không tè dầm vào ban đêm một cách thoải mái. Chúng tôi đã đối chiếu một số thông tin để giúp bạn tránh gây áp lực cho bé trong thời gian này, và để đảm bảo rằng bạn có thể tiếp tục theo dõi sự tiến bộ của bé nhà bạn một cách kiên nhẫn!
3 điểm giúp bạn vượt qua khi bé tè dầm
1. Đừng đánh thức bé dậy
Đừng bao giờ đánh thức bé dậy vào giữa đêm vì sợ bé tè dầm. Thậm chí, nếu bạn dự định đánh thức bé dậy và đưa bé vào nhà vệ sinh, bé sẽ chỉ ngủ được nửa giấc. Đối với các bé, điều này không khác gì tè dầm. Trong thực tế, điều đó sẽ phá vỡ nhịp điệu giấc ngủ của bé mà chẳng có hiệu quả! Hãy để cho bé ngủ ngon cho đến sáng hôm sau là cách tốt nhất để giúp bé mau vượt qua thời kì tè dầm!
2. Đừng nổi giận với bé
Tè dầm không phải là lỗi của bé. Đối với bé đó là hành động tự nhiên. Giận dữ sẽ không giúp bé tiến bộ hơn mà chỉ thêm căng thẳng cho cả bé lẫn bạn! Vì vậy, ngay cả khi bạn đang bực bội, suy nghĩ "Ôi! con ơi! con lại tè nữa rồi!", phải kiên nhẫn và đợi con bạn sẽ mau qua giai đoạn này thôi.
3. Đừng hối thúc bé
Hãy để bé vượt qua giai đoạn này một cách tự nhiên theo đúng quy luật phát triển của sinh học. Đây không phải là năng lực của bé hay khả năng huấn luyện tận tụy của bạn. Đây cũng không phải là một việc quá khó. Bạn hãy cảm thấy thoải mái khi cho bé mặc tã suốt buổi tối trong giai đoạn này đừng mất kiên nhẫn khi so sánh con bạn với những đứa trẻ khác. Chỉ cần nghĩ nó dễ dàng, theo đúng quy luật và thời gian của sự phát triển cơ thể bé thì giai đoạn sẽ qua nhanh.
Những sản phẩm hữu ích
Dùng các sản phẩm sau để giúp cho cả bạn và bé luôn mỉm cười! ★Thảm dùng cho trẻ tè dầm Với mặt không thấm nước, bạn có thể dùng tấm thảm nhỏ này để ngăn ướt bằng cách đặt giữa drap trải giường và nệm. ★Sách minh họa Để giúp bạn kiên nhẫn cách tốt nhất là dành thời gian đọc sách minh họa có liên quan đến trẻ trong giai đoạn này.
Giải đáp thắc mắc thường gặp
Ban đêm bé thường tiểu tiện đúng lúc tôi đánh thức bé dậy để đưa bé vào nhà vệ sinh. Tôi có nên tiếp tục giữ thói quen như vậy không?
Đánh thức bé dậy vào giữa đêm để bé vào nhà vệ sinh đi tiểu tiện sẽ làm chậm quá trình phát triển thông thường của bé. Điều rất quan trọng là hãy để bé ngủ ngon vào ban đêm và phát triển theo đúng nhịp điệu của giấc ngủ bình thường, điều này giúp cơ thể giải phóng được các hormon chống bài tiết niệu về đêm. Đánh thức bé giữa đêm chỉ làm sự phát triển của bé chậm tiến độ hơn.
Có phải cho bé uống nước trước khi ngủ sẽ làm tăng hiện tượng tè dầm của bé hay không?
Tùy theo từng bé nhưng nếu bạn cho bé uống quá nhiều nước trước ngủ trong thời gian hormon chống bài tiết niệu đang sản sinh, có thể bé tè dầm vì bàng quang là không thể giữ lượng nước tiểu lớn. Tuy nhiên, không cho bé uống nước khi bé khát để tránh tè dầm là hoàn toàn sai. Hãy cho bé uống nước nếu bé khát. Thực tế là bạn hãy cứ thoải mái đối với vấn đề này vì đó là tình trạng tự nhiên của bé, sẽ tốt hơn nếu bạn dành thời gian để chuẩn bị thay giường cho bé mỗi khi bé tè dầm. Ngoài ra, bé sẽ dễ khát nước hơn khi bé ăn thức ăn quá mặn, hãy tập cho bé thói quen ăn những món có vị vừa phải.
Nếu tôi cho bé mặc tã giấy hoặc quần dành cho tè dầm mỗi đêm, vậy liệu bé sẽ không bỏ được thói quen tè dầm hay không?
Đừng lo, việc mặc tã hoặc quần dành cho tè dầm không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Để giúp bé mau qua giai đoạn tè dầm, điều quan trọng là hãy để bé được phát triển một cách toàn diện cả trong giấc ngủ. Từ đó, hormon chống bài tiết niệu sẽ phát triển theo một cách bình thường. Thay vì để tè dầm ướt đẫm khu vực bé ngủ, điều này sẽ phá hỏng giấc ngủ của bé, hãy mặc tã hay quần dành cho bé tà dầm là giải pháp tốt. Bạn có thể mặc tã quần cho bé nhưng đến 3 tuổi lượng nước tiểu cũng như số lần bé tiểu tiện sẽ tăng lên. Quần dành cho trẻ tè dầm được thiết kế đặc biệt cho phép con bạn ngủ ngon hơn.
Hormon chống bài tiết niệu Là hormon được hình thành từ một phần trong não gọi là tuyến yên, nhằm điều chỉnh lượng nước tiểu. Khi con bạn ngủ say, một lượng lớn nước tiểu phát sinh, báo hiệu thận đang vận hành nhiều hơn. Khi nhịp điệu giấc ngủ của trẻ tiến vào quá trình trưởng thành, bé sẽ bắt đầu sản xuất một số lượng lớn các hormon chống bài tiết niệu vào ban đêm. Kết quả là, lượng nước tiểu của bé giảm khi bé ngủ.
Được tư vấn bởi: Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh Lê - Trưởng khoa nhi bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc
-
Tìm hiểu thêm về sản phẩm
-
Giới thiệu về Merries
-
Hướng dẫn chọn tã
Thông tin hữu ích cho mẹ và bé
- Hướng dẫn lựa chọn tã giấy cho lần đầu tiên
- Tiểu tiện & đại tiện của bé
- Chứng hăm tã
- Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng cách
- Biện pháp dành cho chứng tè dầm của bé
- Hỏi đáp về sản phẩm
- Bí quyết hữu ích cho từng giai đoạn phát triển khác nhau của bé
- Top
- Thông tin hữu ích cho mẹ và bé
- Biện pháp dành cho chứng tè dầm của bé
Về Merries
- Giới thiệu về nhãn hàng Merries
- Lịch sử của Merries
- Cam kết về chất lượng
- Giới thiệu về thỏ Merries
Về Merries
Danh mục sản phẩm
- First Premium
- Marries Tã dán/Tã quần
- Tã quần Merries Good Skin
Danh mục sản phẩm
Hướng dẫn sử dụng tã
- Danh mục sản phẩm Merries
- Hướng dẫn thay tã dán cho bé
- Hướng dẫn thay tã quần cho bé
- Cách để ngăn tràn khi sử dụng tã dán
- Những câu hỏi thường gặp về việc thay tã
- Năm Bí quyết thay tã
- Khi nào tôi nên đổi từ tã dán sang tã quần?
Hướng dẫn sử dụng tã
Phòng nghiên cứu Merries
- Tham quan phòng nghiên cứu và nhà máy sản xuất Merries
- Báo cáo quá trình phát triển Merries Merries tã dán
- Công nghệ tã giấy
Phòng nghiên cứu Merries
Thông tin hữu ích cho mẹ và bé
- Hướng dẫn lựa chọn tã giấy cho lần đầu tiên
- Tiểu tiện & đại tiện của bé
- Chứng hăm tã
- Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng cách
- Biện pháp dành cho chứng tè dầm của bé
- Hỏi đáp về sản phẩm
- Bí quyết hữu ích cho từng giai đoạn phát triển khác nhau của bé
Thông tin hữu ích cho mẹ và bé
Điểm bán Merries
Ứng dụng tích điểm Merries Baby Club
Nhà máy nụ cười Merries
Site Map
- Catalogue sản phẩm
- Liên hệ
- Thông tin doanh nghiệp
- Chúng tôi là ai
- Hóa chất Kao
- Thông cáo pháp lý
- Chính sách bảo mật
Copyright © Kao Vietnam Co., Ltd. All rights reserved.
Page TopTừ khóa » Tiểu đêm Nhiều ở Trẻ Em
-
Đái Dầm ở Trẻ: Khi Nào Là Bất Thường, Cần đi Khám? | Vinmec
-
Bệnh Tiểu đêm ở Trẻ Em Làm Sao để điều Trị Và Khắc Phục?
-
Tiểu đêm Có Phải Là Bệnh Lý? - YouMed
-
Những Yếu Tố Khiến Trẻ Tiểu đêm Nhiều Lần Mà Cha Mẹ Nên Biết
-
Tiểu Không Tự Chủ ở Trẻ Em - Khoa Nhi - Cẩm Nang MSD
-
Trẻ đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày: Do Sinh Lý, Tâm Lý Hay Bệnh Lý?
-
Tiểu đêm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phòng Ngừa
-
Tiểu đêm, Tiểu Nhiều ở Người Trẻ - Nguyên Nhân Do đâu? - OAB.VN
-
8 Nguyên Nhân Trẻ Hay đái Dầm Mẹ Nên Biết
-
RỐI LOẠN ĐI TIỂU VÀ PHÉP ĐO NIỆU ĐỘNG HỌC Ở TRẺ EM
-
Trẻ Tiểu Nhiều Lần Là Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tiểu Đêm Ở Người Trẻ Tuổi: Cần Làm Gì Để Phòng Tránh Bệnh?
-
TRẺ HAY TIỂU ĐÊM CÓ PHẢI LÀ BỆNH GÌ KHÔNG - Ích Thận Hoàn
-
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị đái Dắt Và Cách điều Trị Bệnh Hiệu Quả