Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị đái Dắt Và Cách điều Trị Bệnh Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
1. Trẻ bị đái dắt không phải do bệnh lý
Đái dắt có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng không phải lúc nào cũng xuất phát từ các bệnh lý. Đôi khi tình trạng này chỉ là do những lý do đơn giản như sau:
Khi bạn cho trẻ uống quá nhiều nước, nhiều sữa, trẻ ăn cháo nhiều,… đặc biệt là ăn càng nhiều vào ban đêm thì càng dễ bị đái dắt.
Đái dắt do rất nhiều nguyên nhân gây ra
Khi trẻ uống quá nhiều một số loại nước uống lợi tiểu chẳng hạn như nước mía, nước dừa, nước ngô mà lại ăn nhiều đồ ngọt. Điều này sẽ dẫn đến thận phải làm việc nhiều hơn để giúp cơ thể đào thải lượng đường dư thừa, cuối cùng sẽ khiến trẻ phải tiểu nhiều lần hơn.
Tình trạng nóng trong người cũng khiến cho trẻ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu.
Đôi khi đái dắt cũng là do yếu tố tâm lý, chẳng hạn như bị bố mẹ mắng vì đi tiểu nhiều lần cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị áp lực tâm lý và dẫn đến hiện tượng tiểu dắt.
2. Trẻ bị đái dắt do các loại bệnh lý
Thông thường, những trường hợp bị đái dắt do sinh lý, trẻ sẽ khỏi trong vài ngày. Nhưng với những trẻ gặp phải tình trạng này do nguyên nhân bệnh lý thì nếu không được điều trị bệnh sẽ không có dấu hiệu suy giảm. Dưới đây là một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng đái dắt ở trẻ.
Trẻ tiểu nhiều lần, lượng tiểu mỗi lần ít
2.1. Trẻ bị đái dắt do viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đái dắt. Trong đó, vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu. Ở bé gái, do cấu trúc niệu đạo ngắn, hơn nữa, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn so với bé trai.
Một số biểu hiện bệnh có thể kể đến như: Đi tiểu nhiều lần, lượng tiểu ít, nước tiểu đục, có mùi, trẻ hay bị đau buốt khi tiểu, đau vùng bụng dưới rốn, đau xương chậu, chán ăn, hay quấy khóc, trẻ có thể bị sốt.
2.2. Trẻ bị đái dắt do hẹp bao quy đầu
Tình trạng hẹp bao quy đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ em, xảy ra khi bao da quy đầu bó chặt lại toàn bộ quy đầu, quy đầu không thể lộn lại khi cương cứng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đái dắt ở trẻ.
Hẹp bao quy đầu là nguyên nhân gây đái dắt
Một số biểu hiện thường gặp có thể kể đến như:
Nước tiểu không thể ra ngoài hết mà bắn thành tia do lỗ bao quy đầu của trẻ quá nhỏ.
Bao quy đầu có tình trạng sưng đỏ, mọng nước, khó lộn ra được.
3. Phương pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ bị đái dắt
Khi nhận biết được tình trạng đái dắt của trẻ, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Đối với những trường hợp tình trạng đái dắt có thể kèm theo một số biểu hiện như tiểu buốt, tiểu lẫn máu, sốt, đau bụng,… thì bố mẹ càng nên đưa con đi khám sớm.
Tùy theo mỗi nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chẳng hạn như nếu nguyên nhân là do viêm đường tiết niệu, bé có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Nhưng nếu nguyên nhân là do hẹp bao quy đầu thì bé cần được chăm sóc hướng dẫn cách nong bao quy đầu hàng ngày hoặc thực hiện non bao quy đầu tại cơ sở y tế để giải phóng chít hẹp để điều trị khỏi bệnh,…
Nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng đúng liều lượng, thời gian và khám lại theo đúng lịch hẹn. Trong trường hợp có bất thường xảy ra, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn kịp thời. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc để điều trị cho con tại nhà để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Bố mẹ cần lưu ý, trong quá trình điều trị, bé cần được bổ sung một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Mẹ nên tham khảo bác sĩ về các loại thực phẩm tốt nhất dành cho con. Nhìn chung, đối với những trường hợp này, bác sĩ thường khuyên bổ sung những loại rau củ quả,…
Không nên cho trẻ uống nhiều nước vào ban đêm
Phòng ngừa tình trạng trẻ bị đái dắt cũng là điều mà các bậc phụ huynh nên quan tâm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
Mẹ nên cho bé uống đủ nước mỗi ngày, tuy nhiên, chỉ uống đủ và không nên uống quá nhiều, nhất là không uống nhiều nước vào buổi tối hoặc đêm khuya.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ một cách khoa học hợp lý. Bữa ăn của bé nên có nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin,… Ngược lại, không nên ăn những loại thực phẩm nóng như hạt tiêu, ớt, cũng không nên ăn đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn.
Trò chuyện với trẻ nhiều hơn để hiểu trẻ và nhận biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của con.
Hi vọng những thông tin về nguyên nhân khiến trẻ bị đái dắt cũng như cách điều trị, phòng bệnh cho trẻ là hữu ích đối với bạn. Đây không phải là biểu hiện quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng đái dắt do bệnh lý cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám sớm để trẻ được điều trị bệnh hiệu quả.
Nếu bố mẹ còn băn khoăn, hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết hơn về bệnh đái dắt ở trẻ và giúp bạn đặt lịch khám sớm nhất cho bé. Chắc chắn bạn sẽ hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh của chúng tôi.
Từ khóa » Tiểu đêm Nhiều ở Trẻ Em
-
Đái Dầm ở Trẻ: Khi Nào Là Bất Thường, Cần đi Khám? | Vinmec
-
Bệnh Tiểu đêm ở Trẻ Em Làm Sao để điều Trị Và Khắc Phục?
-
Tiểu đêm Có Phải Là Bệnh Lý? - YouMed
-
Những Yếu Tố Khiến Trẻ Tiểu đêm Nhiều Lần Mà Cha Mẹ Nên Biết
-
Tiểu Không Tự Chủ ở Trẻ Em - Khoa Nhi - Cẩm Nang MSD
-
Trẻ đi Tiểu Nhiều Lần Trong Ngày: Do Sinh Lý, Tâm Lý Hay Bệnh Lý?
-
Tiểu đêm: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phòng Ngừa
-
Tiểu đêm, Tiểu Nhiều ở Người Trẻ - Nguyên Nhân Do đâu? - OAB.VN
-
8 Nguyên Nhân Trẻ Hay đái Dầm Mẹ Nên Biết
-
RỐI LOẠN ĐI TIỂU VÀ PHÉP ĐO NIỆU ĐỘNG HỌC Ở TRẺ EM
-
Trẻ Tiểu Nhiều Lần Là Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tiểu Đêm Ở Người Trẻ Tuổi: Cần Làm Gì Để Phòng Tránh Bệnh?
-
Biện Pháp Dành Cho Chứng Tè Dầm Của Bé - Kao Worldwide
-
TRẺ HAY TIỂU ĐÊM CÓ PHẢI LÀ BỆNH GÌ KHÔNG - Ích Thận Hoàn