Bệnh Tiểu đêm ở Trẻ Em Làm Sao để điều Trị Và Khắc Phục?

Bệnh tiểu đêm ở trẻ em làm sao để điều trị và khắc phục?

Tiểu đêm ở trẻ nhỏ là hiện tượng đi tiểu không tự chủ lúc ngủ, vào ban đêm. Không nên đánh đồng đi tiểu không tự chủ lúc ngủ và lúc thức là giống nhau. Cần tìm ra nguyên nhân để sớm có biện pháp điều trị và khắc phục tình trạng này.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

✍ Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Ở trẻ em, từ 0 đến 3 tuổi là lúc các bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên tiểu đêm không kiểm soát hay còn gọi là tiểu dầm, là chuyện bình thường, lớn lên thêm chút khi có nhu cầu các bé sẽ kêu "bô" hay "đi tè" để bố mẹ giải quyết giúp.

Nhưng từ 5 tuổi trở lên, thường là trên 7 tuổi mà bé vẫn đi tiểu không kiểm soát ban đêm thì là biểu hiện không bình thường. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, cha mẹ có thể tham khảo tại "Bệnh tiểu đêm".

Cần đưa trẻ tới khám ở các bệnh viện để sớm có cách điều trị hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu đêm ở trẻ em

Chưa thể xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến việc đái dầm, tuy nhiên có một số yếu tố góp phần dẫn đến đến bệnh như:

- Di truyền: cứ một trong cha hoặc mẹ mắc tiểu dầm lúc còn nhỏ thì 44% trẻ có khả năng bị bệnh hoặc khi cả cha lẫn mẹ mắc chứng này thì 77% trẻ sẽ tiểu dầm.

- Ngủ sâu: Không có khả năng thức dậy trong đêm để đi tiểu, như một số trẻ ngủ rất sâu.

- Chậm phát triển: Một số trẻ em chậm phát triển về mặt tâm lý do đó chưa thể ngừng việc đi tiểu đêm, tuy nhiên trẻ kiểm soát được vấn đề khi lớn hơn.

- Vấn đề về nội tiết tố: Trẻ đái dầm có thể có mức hormone thấp hơn (gọi là hormone chống bài niệu – Antidiuretic hormone). Hormone này giúp ức chế việc sản xuất nước tiểu trong khi ngủ. Điều này có nghĩa là trẻ bị bệnh có lượng nước tiểu trong khi ngủ nhiều hơn so với bình thường do đó dẫn đến việc tiểu dầm.

- Nếu trước đó trẻ không đái dầm nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện dấu hiệu này thì nhiều khả năng trẻ đang bị căng thẳng. Đái dầm có thể xuất hiện khi trẻ bị các chấn động tâm lý như ba mẹ ly hôn, có người thân qua đời hay mẹ sinh em bé.

- Ngoài ra, còn có những nguyên nhân thực thể chiếm tỉ lệ 1 - 2% như các dị dạng đường niệu, nhiễm trùng tiểu...hoặc chứng táo bón cũng gây tiểu dầm ở trẻ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Bệnh tiểu đêm ở trẻ em có nguy hiểm?

- Việc trẻ mắc chứng tiểu đêm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất bình thường của trẻ.

- Nhưng nếu đái dầm vẫn tiếp tục tiếp diễn ở trẻ lớn, đặc biệt trên 10 tuổi trở lên thì sẽ gây cho các bé nhiều vấn đề tâm lý phức tạp. Các bé sẽ là tâm điểm chú ý của bạn bè, bị chê cười, mất tự tin, căng thẳng, buồn rầu và có thể rơi vào mặc cảm. Lâu ngày, tâm tính các bé sẽ trở nên bất thường, khó chịu và khó hòa nhập. Tình trạng này kéo dài không tốt cho sự phát triển của bé về sau.

Xem thêm thông tin về vấn đề này tại "Tiểu đêm có hại không"

3. Biện pháp khắc phục tình trạng tiểu đêm ở trẻ

Để khắc phục chứng đái dầm ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo tại bài viết "Chữa bệnh tiểu đêm" và cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Các bậc cha mẹ đừng tỏ ra quá lo lắng về hiện tượng này và đừng la mắng trẻ, chể giễu hay chê bai trẻ vì sẽ làm cho bé căng thẳng hơn và đái dầm có thể tăng thêm. Cách đối phó tốt nhất với chứng đái dầm là xem nó như một tình trạng chậm phát triển hơn là một căn bệnh, và không dồn sự chú ý quá nhiều vào trẻ. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ.

- Nếu bé dưới 5 tuổi, thì không cần phải làm gì. Không cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ.

- Khuyến khích trẻ cùng dọn dẹp chăn đệm khi thức dậy để tạo cho trẻ tinh thần trách nhiệm.

- Nên ghi lại những lần bé tè dâm vào 1 quyển sổ hoặc lịch để theo dõi, khi trẻ chiến thắng tè dầm một lần, đừng tiếc lời khen ngợi và hãy động viên khen thưởng bé. Việc làm này sẽ khiến các bé rất quyết tâm cố gắng.

- Các biện pháp như hạn chế uống nhiều nước 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ khi đi ngủ và đánh thức trẻ dậy để đi tiểu trong đêm cũng rất tốt.

Phương pháp dùng băng thấm và máy reo để trị đái dầm tức là máy sẽ reo khi tấm trải giường bị ướt, thành công trong một số trường hợp nhưng không nên áp dụng cho trẻ con dưới 7 tuổi.

Khi dùng các biện pháp kể trên mà trẻ vẫn tiểu dầm thì có thể dùng thuốc:

  • Tuy nhiên không cần điều trị thuốc khi trẻ dưới 6 tuổi.
  • Thuốc được dùng đầu tiên là Desmopressine dưới dạng bơm xịt vào mũi cho trẻ trước khi đi ngủ. Loại thuốc này có tác dụng làm giảm bài tiết nước tiểu tránh tè dầm ban đêm.
  • Ngoài ra có thể dùng thuốc Oxybutinine. Thuốc này tác động lên cơ của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nước tiểu trong bàng quang tốt hơn và như thế giúp trẻ tự chủ được việc đi tiểu của mình.

Ngoài ra, cha mẹ nên xem thêm:

  • Cách khắc phục bệnh tiểu đêm
  • Tiểu đêm nên ăn gì

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Từ khóa » Tiểu đêm Nhiều ở Trẻ Em