Bài 1: Đừng Vì Một Phút Bốc đồng
Có thể bạn quan tâm
Tự thể hiện nhầm chỗ
Đầu năm 2016, 2 em học sinh của một trường THPT trên địa bàn huyện Thạnh Phú chỉ vì những việc nhỏ nhặt trong lớp lại có những lời lẽ xúc phạm nhau trên facebook dẫn đến mâu thuẫn và hẹn nhau “giải quyết” sự việc trên đường đi học về.
Xa hơn vào năm 2015, 2 em học sinh THPT trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc vì những mâu thuẫn trong giờ ăn sáng tại căn-tin trường đã nhờ thêm bạn và “giải quyết” nhau theo kiểu “trả thù”. Những sự việc trên dù không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đủ để các bậc phụ huynh lo lắng, nhà trường chú tâm hơn.
Thầy Phùng Văn Cho - Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại) cho biết: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tình trạng bạo lực học đường xảy ra ở một số nơi, một số địa phương đáng báo động. Chỉ cần vào Google gõ cụm từ “bạo lực học đường”, vài giây có hàng chục clip quay cảnh học sinh đánh nhau mà tựu trung chỉ ở học sinh THCS và THPT. Các em đánh theo kiểu có tổ chức, rồi cử người quay clip, có nhóm bạn đứng cổ xúy tung hô. Không phải là địa phương mình, học sinh mình nhưng cũng làm cho các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục phải suy nghĩ, tâm tư.
Theo thầy Phùng Văn Cho, thời gian qua, Bến Tre nói chung, Trường THCS Huỳnh Tấn Phát nói riêng, chưa xảy ra sự việc gì nghiêm trọng dẫn đến bạo lực học đường. Tuy nhiên, các em cũng có những biểu hiện chưa ngoan, thiếu kiềm chế, mâu thuẫn gây gổ để... tự khẳng định mình.
Thanh Huy, học sinh Trường THPT Lê Hoàng Chiếu (Bình Đại) chia sẻ: “Bạo lực học đường là việc làm không thể chấp nhận. Một số bạn vì những mâu thuẫn nhỏ nhưng để chứng tỏ mình nên có những biểu hiện thiếu kiềm chế. Cách đây hơn 2 tháng trường cũng có trường hợp như thế. Mỗi bạn nhờ nhóm bạn của riêng mình rồi hẹn giải quyết sự việc trên đường đi học về. May là các bạn trong lớp phát hiện, báo ban giám hiệu trường can thiệp nên sự việc chưa xảy ra”.
Cùng suy nghĩ như Huy, Minh Quân, học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TP. Bến Tre cho biết, thời gian qua, học viên của trung tâm cũng có trường hợp giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Nhưng ban giám hiệu đã kịp thời báo với công an địa phương can thiệp.
Tình huống này không phải là hiếm nhưng theo nhận định của thầy Bùi Văn Khỏe - Hiệu trưởng Trường THCS Vĩnh Phúc, bạo lực học đường xảy ra trong trường là do các em thiếu kiềm chế hành vi của mình. Các va chạm, gây hấn, hiềm khích trong nhà trường thường chỉ dừng lại những biểu hiện của lứa tuổi học trò. Các em hiếu động, bị tác động từ nhiều phía làm tâm lý không ổn định, không điều chỉnh được hành vi dẫn đến sự bốc đồng.
“Dù xã hội phát triển đến mấy, lứa tuổi này vẫn là học trò, các em ngây ngô, đáng yêu. Vi phạm đạo đức, đến khi luận tội thì nhận ra mình làm sai. Nghĩ đơn giản khi kết lại thì vi phạm điều khoản, vi phạm nội quy, thế mới thấy xót lòng” - thầy Khỏe đánh giá.
Đâu là nguyên nhân
H.P., học sinh lớp 8 một trường THCS trên địa bàn thành phố là số ít những học sinh học “bạo lực” từ phía gia đình. Dù dáng người nhỏ bé nhưng dựa vào “lực” của ba mẹ, có thời gian P. là “đàn anh” của một nhóm bạn khá hùng hậu tại trường. Ba mẹ không nghề nghiệp, sống chủ yếu bằng cho vay. Không giao dịch hay chia chác tại nhà nhưng qua những cuộc điện thoại giữa ba mẹ với đàn em của mình, P. phần nào hình dung được việc làm của gia đình.
“Được nhiều anh chị “bảo kê”, lại cho tiêu tiền tùy thích, không biết từ khi nào em lại học cách làm của ba mẹ. Đến lớp tụ tập anh em, dùng tiền mua chuộc mọi người phục vụ cho mình. Nghĩ thế đã là “bảnh” nhưng đến khi vi phạm đạo đức nhà trường em mới thấy mình hối hận” - P. sụt sùi.
Còn K.H. từng là học sinh giỏi của trường nhiều năm liền. Gia đình khá giả, ba mẹ lại chiều con theo ý thích nhưng thiếu sự kiểm soát. Mọi thứ dư giả, em bắt đầu giao du với những thành phần xấu qua mạng xã hội. Rồi bắt chước theo lối sống đua đòi “sành điệu”. “Mãi lo kiếm tiền, không để ý những biểu hiện của con. Đến khi nhà trường liên hệ, báo tin em cùng một số bạn chuẩn bị đánh nhau. Nghe điện thoại mình muốn xỉu” - mẹ K.H. nghẹn ngào.
Học sinh cá biệt, vi phạm đạo đức, học hành sa sút, nguyên nhân thì nhiều nhưng phần đông là do thiếu sự quan tâm từ gia đình. Có em điều kiện quá đủ đầy học đua đòi, se sua. Có em thì gia cảnh nghèo khó cha mẹ phải bươn chải mưu sinh. “Thiếu sự quan tâm, không người giúp đỡ, động viên, an ủi khi các em gặp khó khăn. Tự cho mình bất hạnh, các em tìm đến nhau để có chỗ dựa tinh thần. Rồi như một cách tự vệ hoặc để tự khẳng định mình các em có những hành động thiếu kiềm chế” - thầy Phùng Văn Cho nhận định.
Bàn về nguyên nhân của thực trạng này, thầy Đỗ Xuân Thu - Thạc sĩ tâm lý, giảng viên Khoa Sư phạm Trường Cao đẳng Bến Tre cho biết: Bạo lực học đường có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự tác động từ bên ngoài như ảnh hưởng của xã hội, sự thiếu quan tâm của gia đình… Nhưng điều đáng quan tâm hơn là do đặc điểm tâm sinh lý. Ở lứa tuổi này, các em chưa phải là người lớn, cũng không còn là trẻ con nhưng lại thích thể hiện mình là người lớn.
“Bạo lực” cũng là cách để tự cho mình là người lớn. Thầy Đỗ Xuân Thu phân tích: Mong làm người lớn nhưng lại thiếu kinh nghiệm nên các em có hành vi bắt chước, nhưng lại bắt chước những cái xấu. Bạo lực cũng là cách để bổ sung cho những hạn chế của bản thân. Các em thiếu tính tự kiềm chế, dễ bị kích động, khiêu khích là do thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi gặp những tình huống mâu thuẫn như nói xấu nhau, hạ thấp nhau, đánh giá không tốt về nhau hay tranh giành về bạn bè… vậy là giải quyết nhau theo kiểu “bạo lực”.
Vậy là, từ chỗ chưa có kinh nghiệm sống, nhận thức về những giá trị xã hội chưa đúng đắn, thiếu kiến thức về pháp luật, các em có những hành động sai lầm, đôi lúc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí vi phạm pháp luật.
Từ khóa » Bốc đồng Suy Nghĩ
-
Tính Bốc đồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tính Bốc đồng: Tốt Hay Xấu? - Oopsy
-
Tính Bốc đồng: Những Người Bốc đồng Như Thế Nào?
-
Bốc đồng Là Gì? - Kiến Thức Vui
-
Tâm Lý Bốc đồng Là Gì? / Tính Cách - Sainte Anastasie
-
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới (BPD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cách để Bớt Tính Bốc đồng (kèm Ảnh) - WikiHow
-
Tính Bốc đồng 10 Kỹ Thuật để Học Cách Kiểm Soát Nó (Người Lớn Và ...
-
Các Mối Quan Hệ Bốc đồng. Kiểu Tính Cách Bốc đồng
-
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới: Nhiều Người Mắc Phải Nhưng ít Ai ...
-
Khắc Phục Tính Bốc Đồng - Study Buddhism
-
Dấu Hiệu Trẻ Tăng động Qua Hành Vi Bốc đồng, Kém Tập Trung
-
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng ...
-
Tính Bốc Đồng Là Gì ? Nghĩa Của Từ Bốc Đồng Trong Tiếng Việt
-
NT Foundation - ´Chế Ngự´ Tính Bốc đồng Của Trẻ Nhỏ
-
Rối Loạn Nhân Cách Chống đối Xã Hội