Bốc đồng Là Gì? - Kiến Thức Vui

Bốc đồng là gì? Tại sao nhiều người lại nhận xét bạn là một người bốc đồng? Hãy cùng KienThucVui tìm hiểu về "bốc đồng" trong bài viết dưới đây.

Bốc đồng là gì

Mục lục nội dung

  • 1. Bốc đồng là gì?
  • 2. Bạn có phải là người bốc đồng hay không?
  • 3. Dấu hiệu nhận diện người có tính bốc đồng
  • 4. Ưu điểm:
  • 5. Nhược điểm:
  • 6. Hậu quả của tính cách bốc đồng
  • 7. Cách để hạn chế tính bốc đồng

1. Bốc đồng là gì?

Bốc đồng ở đây chính là việc hành động ít hoặc không suy tính trước, thường dựa trên những ý tưởng vừa mới nảy ra mà không cần biết hậu quả. Các hành vi bốc đồng thường có xu hướng mang lại nhiều rủi ro, gây ra những hậu quả không mong muốn.

Bốc đồng ở đây chính là việc hành động ít hoặc không suy tính trước

Bốc đồng có thể chia thành hai dạng là tính cách bốc đồng và ăn nói bốc đồng. Ví dụ: Bạn có ý định đến siêu thị để mua những thức ăn tốt cho sức khỏe thì bạn lại mua những chiếc bánh ngọt, đồ ăn vặt bởi vì nó hấp dẫn bạn hơn. Đây là biểu hiện của người có tính cách bốc đồng, làm việc theo cảm tính. Còn ăn nói bốc đồng ở đây có nghĩa là thường xuyên ăn nói không suy tính trước sau, thường xuyên chen ngang khi người khác nói hay trả lời trước khi ai đó kết thúc câu hỏi dành cho họ.

2. Bạn có phải là người bốc đồng hay không?

  • Thường làm ngay và luôn mà không suy nghĩ nhiều.
  • Đưa ra quyết định rất nhanh.
  • Rất dễ mất hứng thú khi làm việc.
  • Thiếu kiên nhẫn khi phải chờ đợi.
  • Không thích và không giỏi lên kế hoạch cho tương lai.
  • Không thích tuân thủ những khuôn phép người khác đặt ra.
  • Khá là vô lo vô nghĩ.
  • Thích tìm kiếm những trải nghiệm mới và thú vị.
  • Dễ dàng bị kích động khi bị công kích.
  • Có xu hướng tránh những thứ phức tạp.
  • Lựa chọn lợi ích ngắn hạn thay vì dài hạn.

Nếu bạn có nhiều hơn 4 dấu hiệu trên, bạn có thể là người có tính cách bốc đồng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn khá nhanh nhẹn, biết nắm bắt thời cơ nhưng cũng có thể là bạn là một người hấp tấp, vội vàng, nhanh nhưng không chính xác.

3. Dấu hiệu nhận diện người có tính bốc đồng

Dấu hiệu nhận diện người có tính bốc đồng

  • Tính cách hòa đồng, dễ gần nhưng không cẩn thận lắm.
  • Không chịu nổi các môn thể thao, trò chơi yêu cầu sự kiên nhẫn.
  • Nhạy cảm với các phần thưởng và vô cảm với các hình phạt. Do đó, họ thường bị cuốn hút bởi các lời hứa hẹn về các phần thưởng thay vì các lời đe dọa về hình phạt.
  • Dễ nghiện các chất kích thích như cafeine, thuốc lá, rượu bia, …
  • Thích thể hiện bản thân.
  • Thường hướng đến lợi ích trước mắt, thay vì để tâm đến những lợi ích lâu dài.
  • Năng lượng làm việc vô hạn.
  • Một khi đã quyết định thường ít hoặc không thay đổi quyết định, luôn sẵn sàng trước rủi ro và thay đổi.
  • Hay có xu hướng đi ngược lại với số đông.

4. Ưu điểm:

  • Có thể tận dụng các cơ hội bất ngờ.
  • Dễ dàng biểu đạt suy nghĩ thành lời nói.
  • Ứng biến nhanh nhạy.
  • Sáng tạo, dám thử thách với cái mới.
  • Dễ gần, hòa đồng, năng nổ, …

5. Nhược điểm:

  • Hành động nông nổi, không suy nghĩ trước sau, bất chấp hậu quả dễ đem đến những rủi ro không lường trước được.
  • Không có kế hoạch, khó thành công.
  • Dễ nổi giận.
  • Dễ phá hoại.
  • Không thể tập trung, suy nghĩ sâu sắc.

6. Hậu quả của tính cách bốc đồng

Hậu quả của tính cách bốc đồng

Dễ dàng sa vào các thói nghiện ngập, mất tự chủ như nghiện mua sắm, nghiện ăn uống, game, các chất kích thích, ….

Người có tính cách bốc đồng có xu hướng mắc các bệnh rối loạn tâm thần cao hơn người bình thường như rối loạn năng động giảm chú ý (AHDH), rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD), rối loạn nhân cách ranh giới (BPD), rối loạn các chất gây nghiện, rối loạn cảm xúc lưỡn cực, Parkinson.

7. Cách để hạn chế tính bốc đồng

Cách để hạn chế tính bốc đồng

Bốc đồng thuộc về tính cách, tuy nhiên, không phải không hạn chế được tính bốc đồng của bản thân. Để hạn chế bốc đồng, hãy làm theo các cách sau đây:

Thiết lập kỉ luật và giới hạn cho các hành vi của mình: Hãy học cách chịu trách nhiệm, hậu quả với các hành vi của mình. Thiết lập kế hoạch, mục tiêu cho tương lai và nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch. Nói không với các chất kích thích, các chất có hại. Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Suy nghĩ trước khi hành động: Tập suy nghĩ về việc điều đó "có cần thiết không" dựa trên các tiêu chí đánh giá của bản thân. Khi có đủ thời gian suy nghĩ, tự khắc bản thân bạn sẽ đưa ra những lý do hòa hoãn đủ để các động lực ấy phải tan. Việc suy nghĩ trước khi hành động sẽ giúp bạn loại bỏ đi đáng kể các rủi ro không đáng có.

Cân nhắc lời nói: Lời nói một khi đã nói ra không thể rút lại được dẫu chỉ là nóng vội, bốc đồng đi chăng nữa. Những lời nói trong lúc bốc đồng sẽ khiến người khác bị tổn thương. Do đó, phải học cách kiềm chế lời nói của mình, chỉ nên nói khi tâm hồn đã bình thản trở lại.

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã tìm được cho riêng mình đáp án câu hỏi "Bốc đồng là gì?". Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kiềm chế tính bốc đồng, hãy làm theo những cách trên. Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ, hạnh phúc.

Từ khóa » Bốc đồng Suy Nghĩ