Khắc Phục Tính Bốc Đồng - Study Buddhism
Có thể bạn quan tâm
Giải Thích
Nghiệp chỉ toàn nói về tính bốc đồng. Nó đề cập đến tính thôi thúc bắt buộc hay xung động tinh thần, do một vài phiền não thúc đẩy, khiến cho mình giống như một thỏi nam châm, làm điều gì, nói điều gì, hay suy nghĩ điều gì đó.
Việc tạo tác những xung động bắt buộc này hình thành xu hướng bắt buộc phải lặp lại hành động qua thân, khẩu hay ý. Khi hoàn cảnh phát sinh - bên trong như sự phát sinh của phiền não, hoặc bên ngoài như tình huống mà ta gặp phải, hay với những người mà mình ở gần - những xu hướng này tạo ra cảm giác muốn lặp lại hành vi ấy. Rồi sau đó, ta chỉ lặp lại nó một cách cưỡng ép, mà thường không xem xét hậu quả của hành vi ấy. Hành vi cưỡng bách này cũng tạo ra cảm giác đau khổ hay hạnh phúc bất toại nguyện. Nghiệp là sự thúc đẩy bắt buộc và cưỡng bách đằng sau hành vi đó.
Đây là điều tạo ra vấn đề, vì phiền não thúc đẩy những lề thói này:
- Lề thói của hành vi bốc đồng – như tâm tham ái đối với việc không bỏ sót bất cứ điều gì, nên cứ xem tin nhắn và Facebook trên điện thoại của mình hoài; hoặc si mê và không quan tâm đến cảm xúc của người khác, nên cứ gởi tin nhắn ngay tại bàn ăn với cha mẹ mình; hay sân hận khiến cho mình bóp kèn và cố qua mặt những xe khác, trong khi bị kẹt xe.
- Lề thói nói năng bốc đồng - như sự bất mãn, dẫn đến việc phàn nàn; xem trọng bản thân và có thái độ thù hằn, đưa đến việc chỉ trích và nói năng một cách hung hăng như người hay bắt nạt kẻ khác; nhút nhát và tự ti, dẫn đến việc nói năng rất mềm mỏng.
- Lề thói suy nghĩ bốc đồng - như tâm bất an, đưa đến việc lo lắng; si mê về thực tại, hoặc muốn trốn tránh thực tế, đưa đến việc mơ mộng viễn vông.
Những ví dụ trên đây đều là những dạng hành vi cưỡng ép tự hủy hoại bản thân, tạo ra đau khổ. Tuy nhiên, cũng có những hành vi có tính cách xây dựng, nhưng lại làm rối loạn thần kinh - như chủ nghĩa hoàn hảo, sửa lưng người khác, những người làm việc tốt, nhưng không thể nói “không”, người nghiện công việc, v.v... Những hành vi này có thể có cảm xúc tích cực bên trong, giống như muốn giúp đỡ người khác, hoặc làm điều tốt, nhưng vì cứ bận tâm và thổi phồng cái “tôi” trong thâm tâm - “tôi” phải tốt, người khác phải cần có “tôi”, “tôi” phải hoàn hảo” - có thể khiến ta vui vẻ tạm thời, như khi làm điều gì tốt, nhưng niềm vui đó không lâu dài, đó là một vấn đề. Ví dụ như mình cảm thấy không bao giờ đủ tốt, hay vẫn phải đi ra ngoài và làm một việc tốt, để chứng minh giá trị của mình.
Trước tiên, cần phải bình tĩnh và chậm lại. Chỉ có cách như vậy thì mới nhận ra sự khác biệt giữa khi mình muốn làm hay nói điều gì, và khi mình bắt buộc phải làm điều đó. Có một khoảng trống ở giữa, mà ta có thể đánh giá, liệu có phiền não nào đằng sau điều này hay không, liệu mình có đang thúc đẩy bản thân để trở thành điều gì bất khả (như luôn luôn hoàn hảo), liệu có một số nhu cầu về mặt thể chất để làm điều đó hay không (như gãi chỗ bị ngứa), nó sẽ có lợi hay có hại? Vậy thì hãy đánh giá bằng trí tuệ, rồi áp dụng tính tự chủ, để không thể hiện cảm giác này, nếu như thấy không có lý do chính đáng để thực hiện những gì mình muốn làm hay nói, chỉ là vì lý do loạn thần nào đó. Điều này đòi hỏi chánh niệm về cách mình hành động, nói năng và suy nghĩ, nên phải tự quán xét nội tâm suốt ngày, và có tính tự chủ.
Mục tiêu là sử dụng trí tuệ và không có hành vi bốc đồng càng nhiều càng tốt, với cảm xúc tích cực đằng sau hành vi của mình, và càng ít mê lầm về bản thân càng tốt, cũng như đâu là thực tế.
Thiền
- Hãy tĩnh tâm bằng cách chú ý vào hơi thở.
- Cố gắng nhận diện lề thói bốc đồng trong hành vi, lời nói và ý nghĩ.
- Hãy chọn một trong ba điều này, và phân tích xem phiền não có mặt ở đàng sau nó hay không, hay bám chấp vào điều gì bất khả – như không bao giờ lầm lỗi.
- Cố gắng nhận ra khi bạn hành động một cách bốc đồng, thì sẽ gây ra một vài vấn đề đối với bản thân mình, hay cũng tạo rắc rối và khó khăn cho người khác. Điều đó sẽ tạo ra cảm giác đau khổ, hay hạnh phúc ngắn ngủi, bất toại nguyện.
- Hãy quyết tâm cố gắng áp dụng trí tuệ, để đánh giá những gì mình muốn nói và làm, và như ngài Tịch Thiên (Shantideva) đã khuyên, khi điều gì làm hại bản thân, hay chỉ củng cố cho bản ngã của mình, thì hãy áp dụng tính tự chủ, và trơ trơ như khúc gỗ.
- Khi hành thiền thì hãy quan sát khi nào bạn muốn gãi ngứa hay cử động chân, và khoảng thời gian giữa lúc ý muốn này phát sinh và lúc bạn thật sự gãi hay thấy ngứa, và cách bạn có thể quyết định có nên thực hiện những gì mình muốn làm hay không. Hãy thấy rằng bạn có thể áp dụng tính tự chủ, và trơ trơ như khúc gỗ, khi quyết định rằng lợi ích của việc không hành động sẽ to lớn hơn lợi ích của việc hành động.
- Hãy quyết tâm về hành vi cưỡng bách trong cuộc sống hàng ngày, rằng mình sẽ cố gắng có chánh niệm hơn về khoảng không, giữa thời điểm bạn muốn làm điều gì và thời điểm bạn làm điều đó, và khi lợi ích của việc không hành động lại lớn hơn lợi ích của việc thực hiện nó, thì bạn sẽ cố gắng trơ trơ như khúc gỗ.
Tóm Tắt
Chúng ta đã thấy hành vi bốc đồng sẽ hủy hoại bản thân, do phiền não thúc đẩy, tạo ra bất hạnh và vấn đề. Và ngay cả khi mình hành động một cách cưỡng ép theo những cách tích cực, có tính xây dựng, khi hành vi bị tâm bất an và những ý tưởng phi thực tế về bản thân thúc đẩy, thì ta có thể có niềm vui ngắn ngủi, như sau khi hoàn thành tốt một nhiệm vụ hay giúp ích cho ai, nhưng rồi lại cảm thấy mình phải tự chứng minh điều này thêm một lần nữa.
Cần phải tĩnh tâm và nắm bắt khoảng cách giữa những gì mình muốn làm, nói hay suy nghĩ và những gì mình bắt buộc phải làm. Phải quán xét nội tâm, có chánh niệm và trí tuệ. Như A Đề Sa (Atisha) đã viết trong Bồ Đề Bảo Xuyến (Bodhisattva Garland of Gems) (28):
Hãy quán xét lời nói khi ở trong đám đông; hãy quán xét tâm mình khi đơn độc.
Nhưng hãy cố gắng làm việc này mà không tỏ ra quá cứng nhắc và máy móc, vì cứ luôn luôn phối kiểm bản thân. Bạn có thể phản đối là nếu cứ làm như vậy, thì bạn không thể tự phát, nhưng nếu tự phát có nghĩa là làm bất cứ điều gì phát sinh trong đầu, mà không đánh giá lợi ích hay tính phù hợp của nó, thì nếu như em bé khóc lúc nửa đêm, nếu như mình không muốn thức dậy để trông chừng em bé, thì sẽ không làm gì cả, hoặc nếu muốn đét đít đứa bé để cho nó nín khóc, thì mình chỉ cần đét đít nó thôi. Vậy thì nếu muốn đối phó với hành vi bốc đồng - vấn đề với nghiệp – thì phải thiền quán như mình đã thực hiện, lặp đi lặp lại, để không trở nên cứng nhắc và khắc khe, giống như một nam cảnh sát hay nữ cảnh sát đối với bản thân, mà có chánh niệm về những gì mình muốn làm, để điều đó trở nên tự động và tự nhiên.
Nghiệp ThiềnTừ khóa » Bốc đồng Suy Nghĩ
-
Tính Bốc đồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tính Bốc đồng: Tốt Hay Xấu? - Oopsy
-
Tính Bốc đồng: Những Người Bốc đồng Như Thế Nào?
-
Bốc đồng Là Gì? - Kiến Thức Vui
-
Tâm Lý Bốc đồng Là Gì? / Tính Cách - Sainte Anastasie
-
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới (BPD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cách để Bớt Tính Bốc đồng (kèm Ảnh) - WikiHow
-
Tính Bốc đồng 10 Kỹ Thuật để Học Cách Kiểm Soát Nó (Người Lớn Và ...
-
Các Mối Quan Hệ Bốc đồng. Kiểu Tính Cách Bốc đồng
-
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới: Nhiều Người Mắc Phải Nhưng ít Ai ...
-
Dấu Hiệu Trẻ Tăng động Qua Hành Vi Bốc đồng, Kém Tập Trung
-
Bài 1: Đừng Vì Một Phút Bốc đồng
-
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng ...
-
Tính Bốc Đồng Là Gì ? Nghĩa Của Từ Bốc Đồng Trong Tiếng Việt
-
NT Foundation - ´Chế Ngự´ Tính Bốc đồng Của Trẻ Nhỏ
-
Rối Loạn Nhân Cách Chống đối Xã Hội