Bài 10. Tế Bào Nhân Thực (tiếp Theo) - Củng Cố Kiến Thức

VIII. KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO

1. Cấu trúc

- Gồm prôtêin, hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.

- Vi ống là những ống hình trụ dài.

- Vi sợi là những sợi dài mảnh.

2. Chức năng

- Là giá đỡ cơ học cho tế bào.

- Tạo hình dạng của tế bào.

- Neo giữ các bào quan và giúp tế bào di chuyển.

IX. MÀNG SINH CHẤT (MÀNG TẾ BÀO)

1. Cấu trúc

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm, gồm phôtpholipit và prôtêin.

- Phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôtpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.

- Prôtêin gồm prôtêin xuyên màng và prôtêin bán thấm.

- Các phân tử colestêron xen kẽ trong lớp phôtpholipit.

- Các lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

2. Chức năng

- Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.

- Thu nhận thông tin lí hóa học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

- Nhờ glicôprôtêin để tế bào nhận biết tế bào lạ.

X. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT

1. Thành tế bào

- Quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào.

- Ở tế bào thực vật, thành tế bào có cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ.

- Ở nấm là kitin.

- Tế bào vi khuẩn là peptiđôglican.

2. Chất nền ngoại bào

- Cấu trúc: gồm glicôprôtêin, chất vô cơ và chất hữu cơ.

- Chức năng: Ghép các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

Từ khóa » Cấu Tạo Của Màng Sinh Chất Gồm