Màng Sinh Chất Có Cấu Trúc động Là Nhờ?

Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ?Chức năng của màng sinh chấtMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Tìm hiểu về màng sinh chất

  • 1. Tại sao màng sinh chất lại có cấu trúc động
  • 2. Cấu trúc của màng sinh chất
  • 3. Chức năng của màng sinh chất

Màng sinh chất được coi là ranh giới ngăn cách tế bào và môi trường. Vậy màng sinh chất có cấu trúc như thế nào? Chức năng của màng sinh chất là gì? Đây là các nội dung kiến thức thuộc chương trình môn Sinh học lớp 10. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số kiến thức để các bạn học sinh hiểu rõ hơn về màng sinh chất.

1. Tại sao màng sinh chất lại có cấu trúc động

Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ?

A. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển

B. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào

C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động

D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động

Đáp án: A. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển

Màng sinh chất có cấu trúc động là do các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển trong cấu trúc màng.

2. Cấu trúc của màng sinh chất

Năm 1972,Singơ(Singer) và Nicolson (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động. Theo mô hình này, màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như prôtêin, glicôlipit và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào (hình 10.2).

Cấu trúc của màng sinh chất

3. Chức năng của màng sinh chất

Với thành phần cấu tạo chủ yếu là phôtpholipit và prôtêin nên màng sinh chất có các chức năng chính sau đây :

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc : Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. Với đặc tính chi cho một số chất nhất định ra vào tế bào nên người ta thường nói càng sinh chất có tính bán thấm.

- Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở luôn thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài và đưa ra vững đáp ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, màng sinh chất của tế bào thần kinh ở người có các thụ thể nhận tín hiệu là các chất dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào phía trước giải phóng ra, nhờ vậy xung thần kinh được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.

- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn" là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » Cấu Tạo Của Màng Sinh Chất Gồm