Mô Tả Cấu Trúc Của Màng Sinh Chất

a) Cấu trúc của màng sinh chất, b) Chức năng của màng sinh chất.

a) Cấu trúc của màng sinh chất

Năm 1972,Singơ(Singer) và Nicolson (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động. Theo mô hình này, màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như prôtêin, glicôlipit và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào (hình 10.2). 

Hình 10.2. Cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm động

b) Chức năng của màng sinh chất

Với thành phần cấu tạo chủ yếu là phôtpholipit và prôtêin nên màng sinh chất có các chức năng chính sau đây :

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc : Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. Với đặc tính chi cho một số chất nhất định ra vào tế bào nên người ta thường nói càng sinh chất có tính bán thấm.- Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở luôn thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài và đưa ra vững đáp ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, màng sinh chất của tế bào thần kinh ở người có các thụ thể nhận tín hiệu là các chất dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào phía trước giải phóng ra, nhờ vậy xung thần kinh được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.

- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn" là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác). 

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 10 - Xem ngay

Bài 23 trang 46 Sách bài tập (SBT) Sinh học 10: Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Tại sao khi ghép nối các mô và cơ quan từ người này sang người kia, thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó.

Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất. Tại sao khi ghép nối các mô và cơ quan từ người này sang người kia, thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó.

Mô tả cấu trúc của màng sinh chất

– Cấu trúc : Theo Singơ và Nicônsơn, màng sinh chất có cấu trúc khảm động (mô hình khảm động). Màng sinh chất có lớp kép phôtpholipit dày khoảng 9 nm và nhiều loại prôtêin khảm trong lớp kép đó. Liên kết với các phân tử prôtêin và lipit còn có các phân tử cacbohiđrat. Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử côlestêrôn có tác dụng tăng cường sự ổn định của màng sinh chất.

– Chức năng :

Quảng cáo

+ Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại.

+ Màng sinh chất đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của tế bào như : vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào, là nơi định vị của nhiều loại enzim, các prôtêin màng làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô…

– Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác). Vì vậy, khi ghép nối các mô và cơ quan từ người này sang người kia, thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó.

Bài 4 trang 110 sgk Sinh học 10 nâng cao: Trình bày cấu trúc, chức năng của màng sinh chất. Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm – động ?

Lời giải:

* Cấu trúc và chức năng của màng sinh chất:

- Cấu trúc : Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào. Màng sinh chất là màng khảm-lỏng được cấu tạo từ hai thành phần chính là lipit và prôtêin. Các phân tử lipit và prôtêin có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên trong màng.

Tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào.

- Chức năng : Trên màng sinh chất có nhiều loại prôtêin khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau (dẫn truyền vật chất, tiếp nhận và truyền thông tin, enzim,…).

Thành tế bào có tác dụng bảo vệ tế bào đồng thời xác định hình dạng, kích thước tế bào, chất nền ngoại bào, giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô.

* Dựa vào đặc tính cấu trúc phân tử của màng, người ta nói màng sinh chất có cấu trúc khám lỏng. Cấu trúc phân tử của màng gồm các prôtêin phân bố “khảm” (rải rác xen kẽ) trong khung lipit. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit có đặc tính rất linh hoạt làm cho màng luôn luôn linh hoạt, mềm dẻo (màng có mô hình khảm lỏng).

Mô tả cấu trúc của màng sinh chất

Bắp

Cấu trúc của màng sinh chất:

- Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là lớp kép phôtpholipit có đuôi kị nước quay vào trong, đầu ưa nước quay ra ngoài.

- Các prôtêin nằm ở rìa màng hoặc xuyên qua màng có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.

- Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

- Màng sinh chất có thể coi như bộ mặt của tế bào và các thành phần như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.

Chức năng của màng sinh chất:

- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.

- Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.

- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

0 Trả lời 08:23 02/08

  • Mô tả cấu trúc của màng sinh chất

    Ỉn

    Cấu trúc là mô hình khảm động:

    Gồm 2 thành phần chính: photpholipit và protein

    Chứa các phân tử colesteron, các protein (kênh vận chuyển) xen kẽ

    Bên ngoài tế bào chứa: thụ thể, kênh, dấu chuẩn nhận biết tế bào

    Chức năng:

    Thực hiện trao đổi chất có chọn lọc giữa tế bào với môi trường ngoài

    Vận chuyển các chất, thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết

    0 Trả lời 08:24 02/08

  • Mô tả cấu trúc của màng sinh chất

    Bi

    - Cấu trúc của màng sinh chất: Màng sinh chất chủ yếu được cấu tạo từ các lớp kép photpholipit. Ngoài ra, trong các tế bào người và động vật màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử cholesterol có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các protein của màng có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.

    - Chức năng của màng sinh chất:

    + Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc (tính bán thấm): Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc. Lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ và tan trong dung môi hữu cơ (dầu, mỡ,…) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp mới ra vào được tế bào

    + Thu nhận các thông tin lý hóa học từ bên ngoài nhờ các thụ thể và đưa ra phản ứng kịp thời.

    + Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

    0 Trả lời 08:24 02/08

  • Từ khóa » Cấu Tạo Của Màng Sinh Chất Gồm