Bài 3: Thanh điệu Và Những Quy Tắc Cần Nhớ - Tôi Học Tiếng Trung
Có thể bạn quan tâm
Hai bài trước chúng ta đã học về vận mẫu (nguyên âm) và thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung. Tiếp nối khóa học Hán Ngữ 1, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về thanh điệu (có thể coi là dấu trong tiếng Việt).
Mục lục
- A 4 thanh điệu trong tiếng Trung:
- B Cách đánh dấu thanh điệu
- C Quy tắc biến điệu
- D Luyện nghe
- E Luyện tập
- Phần 1: Chọn thanh điệu đúng
- Phần 2: Chọn thanh mẫu và thanh điệu đúng
- Phần 3: Chọn dấu của thanh điệu sao cho đúng
- Phần 4: Biến âm
A 4 thanh điệu trong tiếng Trung:
- Thanh 1 (thanh ngang) bā: Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (độ cao 5-5).
- Thanh 2 (thanh sắc) bá: Đọc giống dấu sắc trong tiếng Việt. Đọc từ trung bình lên cao (độ cao 3-5).
- Thanh 3 (thanh hỏi) bǎ: Đọc gần giống thanh hỏi nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa (độ cao 2-1-4). Vì cao độ lúc xuống thấp sẽ nghe hơi giống dấu nặng trong tiếng Việt.
- Thanh 4 (thanh huyền) bà: Thanh này giống giữa dấu huyền và dấu nặng. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất (độ cao 5-1).
Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.
Lưu ý: Cách đọc theo tiếng phổ thông, nên một số vùng miền sẽ có phiên âm khác.
Chú ý: Trong tiếng Trung có 1 thanh nhẹ, không biểu thị bằng thanh điệu (không dùng dấu). Thanh này sẽ đọc nhẹ và ngắn hơn thanh điệu. Cẩn thận nhầm thanh nhẹ với thanh 1. Ví dụ: māma.
B Cách đánh dấu thanh điệu
1. Chỉ có 1 nguyên âm đơn
Đánh dấu trực tiếp vào nó: ā ó ě ì…
2. Nguyên âm kép
- Thứ tự ưu tiên sẽ là nguyên âm “a“: hǎo, ruán…
- Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “o” thì đánh vào “o“: ǒu, iōng…
- Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “e” thì đánh vào “e“: ēi, uěng…
- Nếu là nguyên âm kép “iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“: iǔ
- Nếu là nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“: uī
C Quy tắc biến điệu
1. Hai thanh 3 đứng cạnh nhau
- Với 2 âm tiết thì thanh thứ nhất sẽ chuyển thành thanh 2.
Ví dụ: Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo
- Với 3 âm tiết thì sẽ biến âm thanh ở giữa
Ví dụ: Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo
2. Biến thanh đặc biệt với bù và yī
- Chỉ cần âm tiết đằng sau mang thanh 4 thì bù và yī sẽ chuyển sang thanh 2.
Ví dụ: Bù ài đọc thành Bú ài
Yīyàng đọc thành Yíyàng
Lưu ý: Chỉ biến âm, cách viết vẫn phải giữ nguyên.
Ban đầu | Cách đọc |
bù + biàn | bú biàn |
bù + qù | bú qù |
bù + lùn | bú lùn |
yī + gè | yí gè |
yī + yàng | yí yàng |
yī + dìng | yí dìng |
yī + gài | yí gài |
* Xem thêm các từ ghép đi với bu
D Luyện nghe
E Luyện tập
Làm Luyện tậpÔN LẠI:» Vận mẫu tiếng Trung
TÓM TẮT:» Phiên âm Tiếng Trung
Trang: 1 2Từ khóa » Chữ điệu Tiếng Hán
-
Tra Từ: điệu - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: Diệu - Từ điển Hán Nôm
-
điệu Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Số
-
Diệu - Wiktionary Tiếng Việt
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự DIÊU,ĐIỆU,ĐIỀU 銚 Trang 1-Từ Điển ...
-
Thanh Điệu Tiếng Trung | Quy Tắc Phát Âm Chuẩn & Chính Xác
-
[Tổng Hợp] Bảng Chữ Cái Tiếng Hán - Học Phát âm + ...
-
Bài 4: Hệ Thống Thanh điệu Trong Tiếng Trung
-
Học Phát âm Với Bảng Chữ Cái Tiếng Hán - Trung Tâm Dạy Và Học ...
-
Nguyễn đại Cồ Việt - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
-
Thanh điệu Trong Tiếng Trung Và Quy Tắc Cần Nhớ - Hanka
-
(PDF) Dữ Liệu Từ Vựng Tiền Hán-Việt Và Niên đại Tương đối Của Sự ...
-
Thanh điệu Trong Tiếng Trung: Cách đọc, Viết Và Sử Dụng