Thanh Điệu Tiếng Trung | Quy Tắc Phát Âm Chuẩn & Chính Xác
Có thể bạn quan tâm
Thanh điệu tiếng Trung là yếu tố khá quan trọng trong bảng chữ cái. Nhờ vào thanh điệu, người học có thể dễ dàng phân biệt được những từ vựng có cùng thanh mẫu và vận mẫu. Trong bài viết này, Hoa Ngữ Tầm Nhin Việt sẽ giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết về các loại thanh điệu trong tiếng Trung cùng một số quy tắc biến điệu quan trọng, nhanh tay lưu lại để học dần bạn nhé!
Xem thêm: Học tiếng Trung online hiệu quả với lộ trình học tập bài bản.
Nội dung chính: 1. Thanh điệu tiếng Trung là gì? 2. 4 loại thanh điệu trong tiếng Trung 3. Quy tắc biến điệu trong tiếng Trung 4. Cách đánh dấu thanh điệu trong tiếng Trung 5. Cách gõ thanh điệu tiếng Trung trên điện thoại
1. Thanh điệu tiếng Trung là gì?
Thanh điệu 声调 / shēngdiào / là hình thức biến hoá cao – thấp – dài – ngắn của 1 âm tiết.
Thanh điệu thường kết hợp cùng các vận mẫu và thanh mẫu tiếng Trung để tạo thành chữ. Một chữ trong tiếng Hán sẽ đại diện cho một âm tiết. Dấu thanh (thanh điệu) có tác dụng phân biệt ý nghĩa của những chữ này.
Ví dụ: Với cùng thanh mẫu và vận mẫu là /wuli/, sự thay đổi về thanh điệu sẽ tạo ra những từ vựng có ý nghĩa khác nhau như: 物理 (wùlǐ – vật lý)、物力 (wùlì – vật lực)、无理 (wúlǐ – vô lý)、无力 (wúlì – vô lực)、屋里 (wùlǐ – trong phòng)、五里 (wǔlǐ – năm dặm)、武力 (wǔlì – vũ lực)、无利 (wúlì – vô lợi)…
CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT
Ngữ pháp tiếng Trung cơ bản | Cách viết phiên âm tiếng Trung |
2. 4 loại thanh điệu trong tiếng Trung
Bảng chữ cái tiếng Trung hiện có 4 loại thanh điệu chính và 1 khinh thanh (thanh nhẹ). Vì thế, một số quan điểm thường cho rằng có 5 thanh điệu trong tiếng Trung.
Mỗi dấu thanh trong tiếng Trung sẽ có một cao độ khác nhau nên cách đọc phiên âm cũng sẽ có sự khác biệt, riêng thanh nhẹ sẽ không mang âm điệu rõ ràng như các thanh còn lại. Người học có thể tìm hiểu chi tiết về kí hiệu và cách đọc từng thanh thông qua bảng dưới đây.
Thanh điệu | Kí hiệu | Ví dụ | Cách đọc |
Thanh 1 (阴平 / yīnpíng / Âm bình) | − | bā | Đọc không dấu, kéo dài, đều đều. Đọc cao bình bình, điều quan trọng là giữ cho giọng gần như đơn điệu trên toàn bộ âm tiết khi phát âm âm đầu tiên. Gần giống đọc không dấu trong tiếng Việt. |
Thanh 2 (阳平 / yángpíng / Dương bình) | / | bá | Đọc như dấu sắc, đọc tăng dần. |
Thanh 3 (上声 / shàng shēng / Thượng thanh) | v | bǎ | Đọc như dấu hỏi, đọc từ cao độ giữa – xuống thấp – rồi lên cao vừa. Khi được phát âm rõ ràng, âm “ngâm” của nó rất đặc biệt. |
Thanh 4 (去声 / qù shēng / Khứ thanh) | \ | bà | Đọc không dấu, đẩy xuống, dứt khoát, đọc từ cao nhất xuống thấp nhất. Bắt đầu cao nhưng giảm mạnh xuống dưới cùng của dải âm. Đọc ngắn và nặng hơn dấu huyền, dài và nhẹ hơn dấu nặng trong thanh điệu tiếng Việt. |
Thanh nhẹ ((轻声 / qīngshēng / Khinh thanh) | ba | Đọc ngắn, nhẹ và nhanh hơn các âm còn lại |
Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phần mềm phát âm tiếng Trung để luyện phát âm các dấu trong tiếng Trung chính xác nhất.
Lưu ý: Đây là cách đọc theo tiếng phổ thông, một số vùng miền sẽ có phiên âm khác.
3. Quy tắc biến điệu trong tiếng Trung
Những âm tiết đi liền với nhau thường phát sinh sự biến hoá về mặt thanh điệu, gọi là “biến điệu”. Dưới đây là một số trường hợp biến điệu thường gặp.
3.1 Thanh nhẹ (Khinh thanh)
Thanh nhẹ là một loại thanh điệu không có ký hiệu dấu thanh và được phát âm vừa yếu, vừa nhẹ. Một số âm tiết thường mất đi thanh điệu gốc của nó trong từ và phát âm thành thanh nhẹ.
Thanh nhẹ thường xuất hiện ở âm tiết đứng sau hoặc xen giữa từ. Độ cao của thanh nhẹ sẽ phụ thuộc vào thanh điệu của âm tiết đứng trước. Khi đọc, người học cần đọc rõ ràng và nhấn mạnh âm đầu tiên, sau đó đọc ngắn và nhanh âm tiết mang thanh nhẹ.
Ví dụ:
他的 – / tā de /、桌子 – / zhuō zi /、说了 – / shuō le /、
哥哥 – / gē ge /、先生 – / xiān sheng /、休息 – / xiū xi /。
Quy luật đọc thanh nhẹ thường áp dụng cho một số từ:
- Các trợ từ như 吗 – / ma /, 呢 – / ne /, 啊 – / a /, 吧 – / ba /, 着 – / zhe /, 了 – / le /, 过 – / guo /, 的 – / de /。。。
- Hậu tố của danh từ (子 – / zi /, 头 – / tou /…); Hậu tố của đại từ (们 – / men /). Ví dụ: 馒头 / mántou / – màn thầu, 包子 / bāozi / – bánh bao, 你们 / nǐmen / – các bạn.
- Phương vị từ như 上 – / shang /, 下 – / xa /, 里 – / li /, 边 – / bian /。。。Tuy nhiên, hai phương vị từ 内 / nèi / – nội và 外 / wài / – ngoại thường không đọc khinh thanh.
- Ngữ tố thứ hai trong từ láy âm (妈妈 / māma / – mẹ, 爸爸 / bàba / – ba, 爷爷 – / yéye / – ông。。。) và hình thức lặp lại (trùng điệp) của động từ (看看 / kànkan / – xem, 想想 / xiǎngxiang / – nhớ, 试试 / shìshi / – thử。。。).
- Các bổ ngữ xu hướng (来 – / lái /, 去 – / qù /, 起来 – / qǐlái /, 下去 – / xiàqù /。。。).
- Một số từ được quen phát âm nhẹ như 漂亮 / piào liang / – xinh đẹp, 聪明 / cōng ming / – thông minh, 知道 / zhī dao / – biết 。。。
XEM NGAY:
-
- Phương pháp học tiếng Trung sơ cấp hiệu quả cho người mới.
- Bí kíp luyện đọc tiếng Trung lưu loát.
3.2 Biến điệu thanh 3
- Nửa thanh 3
Thanh 3 đọc bắt đầu từ trung bình – xuống thấp nhất rồi lên cao. Tuy nhiên, thanh điệu này hiếm khi được phát âm đầy đủ mà thường được đọc theo “nửa thanh 3”. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy thử nói các cụm từ / từ sau đây một cách tự nhiên nhất có thể.
特別好 – / Tèbié hǎo /: Đặc biệt tốt | Nửa thanh 3 |
三百 – / San bǎi /: Ba trăm | |
课本 – / kè běn /: Sách giáo khoa |
Bạn có thể sẽ thấy rằng “hǎo”, “bǎi” và “běn” hoàn toàn không “lên cao” khi bạn nói chúng. Thay vào đó, nó bắt đầu và dừng ở mức thấp. Cách đọc âm thứ ba theo kiểu này được gọi là âm nửa thanh 3.
Lưu ý: Dù có sự biến đổi về mặt ngữ âm, dấu thanh vẫn giữ nguyên trong văn bản, tham khảo thêm cách viết phiên âm tiếng Trung chuẩn để biết quy tắc viết phiên âm tiếng Trung chính xác.
- Hai thanh 3 đứng cạnh nhau
Nếu hai thanh 3 liền nhau thì thanh thứ nhất sẽ đọc thành thanh 2.
Ví dụ:
很好 – / hěn hǎo / => hén hǎo: Rất tốt
老虎 – / lǎohǔ / => láo hǔ: Con hổ
- Ba thanh 3 đứng cạnh nhau
Nếu ba thanh 3 đứng cạnh nhau thì thanh 3 thứ 2 sẽ đọc như thanh 2. Hoặc ngược lại, thanh 3 thứ 2 sẽ được giữ nguyên và hai thanh còn lại sẽ đọc như thanh 2.
Ví dụ:
我很好 / Wǒ hěn hǎo / => Wǒ hén hǎo: Tôi rất tốt
好想你 / Hǎo xiǎng nǐ / => Háo xiǎng ní – Rất nhớ bạn
- 4 thanh 3 trong tiếng Trung
Âm tiết đầu và âm tiết thứ 3 đọc thành thanh 2.
Ví dụ:
我也很好 /Wǒ yě hěn hǎo/ => Wó yě hén hǎo: Tôi cũng rất tốt
3.3 Biến điệu của /bù/ và /yī/
- Nếu 一 /yī/ và 不 /bù/ ghép với từ mang thanh thứ 4 thì /yī/ đọc thành /yí/ và /bù/ đọc thành /bú/.
Ví dụ:
一万 – / yīwàn / => yíwàn: Mười nghìn
一半 – / yībàn / => yíbàn: Một nửa
不贵 – / bùguì / => búguì: Không đắt
不慢 – / bùmàn/ => búmàn: Không chậm
Lưu ý: Chỉ biến âm, cách viết vẫn phải giữ nguyên.
- Khi sau 一 /yī/ và 不 /bù/ là âm mang thanh 1, 2, 3 thì /yī/ đọc thành /yì/, /bù/ vẫn giữ nguyên cách đọc.
Ví dụ:
一天 – /yītiān/ => yìtiān: Một ngày
一生 – /yīshēng/ => yìshēng: Cả đời
不懂 – /bùdǒng/ => bùdǒng: Không biết
不说了 – /bùshuōle/ => bùshuōle: Không nói nữa
3.4 Quy tắc phát âm khi các thanh điệu kết hợp
- Thanh 3 + thanh 1/ 2/ 4
Đọc từng âm theo đúng thanh điệu của nó.
Ví dụ:
(Thanh 3 + 1): 好吃 – / hǎochī /: Ngon
(Thanh 3 + 2): 好人 – / hǎorén /: Người tốt
(Thanh 3 + 4): 好看 – / hǎokàn /: Đẹp
- Thanh 1 /2 /3 /4 + khinh thanh
Đọc các âm bên dưới , cách đọc khinh thanh (chữ zi, de, duo trong ví dụ bên dưới) là đọc giống thanh 4 nhưng đọc nhanh, ngắn gọn, dứt khoát, không kéo dài âm.
Ví dụ:
桌子 – / zhuōzi /: Cái bàn
誰的 – / shéide /: Của ai
耳朵 – / ěrduo /: Tai
記得 – / jìde /: Nhớ
- Âm thứ 4 + thứ 4
Khi hai thanh 4 đứng cạnh nhau, âm tiết thứ hai lúc phát âm nghe “nhấn mạnh” hơn.
Ví dụ:
作業 – / zuòyè /: Bài tập về nhà
漢字 – / hànzì /: Nhân vật Trung Quốc
做夢 – / zuòmèng /: Đang mơ
4. Cách đánh dấu thanh điệu trong tiếng Trung
- Thanh điệu phải được đánh trên nguyên âm chính của âm tiết (Vận mẫu giữa). Ví dụ: 来 – / lái /
- Thanh nhẹ để trống, không đánh ký hiệu. Ví dụ 了 – / le /, 吧 – / ba /。。。
- Âm tiết phải được đánh nguyên điệu, không đánh biến điệu
- Trong các âm tiết có vận mẫu tỉnh lược (iu, ui) thì được đánh trên nguyên âm u hoặc i. Ví dụ: 酒 – / jiǔ /、 嘴 – / zuǐ /。。。
- Lúc đánh nguyên âm đơn i, dấu chấm trên chữ i được bỏ đi. Ví dụ: 你 – / nǐ /、 迷 – / mí /。。。
5. Cách gõ thanh điệu tiếng Trung trên điện thoại
Hầu hết các chiếc smartphone hiện nay đều tích hợp tính năng soạn thảo đa ngôn ngữ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người dùng. Để thiết lập bộ gõ tiếng Trung, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác cài đặt bàn phím đơn giản. Sau khi hoàn tất, bạn có thể áp dụng cách gõ thanh điệu được trình bày dưới đây để soạn thảo văn bản tiếng Trung:
Bước 1: Chuyển bàn phím máy sang bộ gõ tiếng Trung pinyin (loại bàn phím QWERTY).
Bước 2: Các dấu thường có ở trên nguyên âm đơn: a, e, o, i, u mà không có trong nguyên âm kép. Vì thế khi muốn đánh có dấu lúc gõ chữ, bạn nhấn giữ các nguyên âm đơn này trong khoảng 3 giây, sẽ hiện lên 4 thanh điệu để bạn lựa chọn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách gõ dấu pinyin trên điện thoại để tìm hiểu thêm cách khác để gõ thanh điệu tiếng Trung.
Như vậy, các thanh điệu tiếng Trung không hề khó, nếu bạn nắm chắc thanh mẫu, vận mẫu và thanh điệu thì việc phát âm cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đừng quên theo dõi trang web của trung tâm để rèn luyện thật nhiều kỹ năng tiếng Trung. Cảm ơn bạn đã dành thời gian xem tài liệu, chúc bạn học tiếng Trung thật tốt.
Liên hệ ngay trung tâm Hoa Ngữ Tầm Nhìn Việt để tham khảo các khóa học tiếng Trung giao tiếp cơ bản giáo trình từ cơ bản tới nâng cao.
5/5 - (16 bình chọn) Mai TrâmTôi tên là Đỗ Trần Mai Trâm sinh viên tại trường Đại Việt Sài Gòn, khoa Ngoại Ngữ chuyên ngành tiếng Trung Quốc. Với kiến thức tôi học được và sự nhiệt huyết sáng tạo, tôi hy vọng có thể mang lại giá trị cao nhất cho mọi người. “Còn trẻ mà, bất cứ việc gì cũng đều theo đuổi rất mạnh mẽ. Hình như phải vậy mới không uổng công sống”.
Từ khóa » Chữ điệu Tiếng Hán
-
Tra Từ: điệu - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: Diệu - Từ điển Hán Nôm
-
điệu Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Số
-
Diệu - Wiktionary Tiếng Việt
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự DIÊU,ĐIỆU,ĐIỀU 銚 Trang 1-Từ Điển ...
-
[Tổng Hợp] Bảng Chữ Cái Tiếng Hán - Học Phát âm + ...
-
Bài 4: Hệ Thống Thanh điệu Trong Tiếng Trung
-
Học Phát âm Với Bảng Chữ Cái Tiếng Hán - Trung Tâm Dạy Và Học ...
-
Nguyễn đại Cồ Việt - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
-
Thanh điệu Trong Tiếng Trung Và Quy Tắc Cần Nhớ - Hanka
-
(PDF) Dữ Liệu Từ Vựng Tiền Hán-Việt Và Niên đại Tương đối Của Sự ...
-
Bài 3: Thanh điệu Và Những Quy Tắc Cần Nhớ - Tôi Học Tiếng Trung
-
Thanh điệu Trong Tiếng Trung: Cách đọc, Viết Và Sử Dụng