Bài 46: Thể Bị động Trong Tiếng Đức
Thể bị động trong tiếng Đức thường gây nhầm lẫn cho học viên. Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu cặn kẽ về nó nhé.
Mục lục bài viết hiện 1) Thể bị động là gì? 2) Thể bị động khác với phản thân như nào? 3) Khi nào dùng thể bị động? 4) Thể bị động trong tiếng Đức có mấy loại? 5) Sự khác nhau giữa hai loại bị động là gì? 6) Cách thành lập thể bị động trong tiếng Đức 7) Những động từ không thể dùng ở thể bị động trong tiếng Đức 8) Các trường hợp bị động đặc biệt 9) Khi nào dùng von, khi nào dùng durch, khi nào dùng aus? 10) Một số dạng bị động trong tiếng Đức khácThể bị động là gì?
Thể bị động là khi chủ ngữ thay vì sinh ra động từ thì lại bị động từ tác động.
Ví dụ:
- Vấn đề đã được giải quyết.
Câu trên có chủ ngữ là „vấn đề.“ Tuy nhiên, thay vì sinh ra động từ như thể chủ động, nó lại bị động từ „giải quyết“ tác động lên.
Thể bị động khác với phản thân như nào?
Như chúng ta biết, ở câu phản thân truyền thống thì động từ cũng tác động lên chủ ngữ. Mặc dù vậy, câu phản thân và câu bị động vẫn khác nhau ở chỗ:
- Câu bị động: chủ ngữ không sinh ra động từ. Động từ tác động lên chủ ngữ.
- Câu phản thân truyền thống: chủ ngữ sinh ra động từ. Động từ tác động ngược trở lại chủ ngữ.
Lưu ý:
- Tiếng Đức có một dạng phản thân khác nữa đó là: mặc dù không mang tính chất phản thân, nhưng được qui định là phản thân. Xem thêm phần „động từ phản thân trong tiếng Đức“ để biết thêm chi tiết.
Khi nào dùng thể bị động?
Chúng ta dùng thể bị động khi muốn nhấn mạnh:
- một quá trình của hành động -> Ein Mann wurde angefahren. | Một người đàn ông bị đâm xe. (Ai gây ra hành động đâm xe không quan trọng. Quan trọng là quá trình của hành động đâm xe tác động lên người đàn ông.)
- một trạng thái, kết quả của hành động -> Er ist verletzt. | Anh ta bị thương. (Ai gây ra vết thương không quan trọng. Quan trọng là trạng thái, kết quả của vết thương trên người đàn ông.)
Lúc này, tác nhân gây ra hành động không quan trọng.
Thể bị động trong tiếng Đức có mấy loại?
Như đã nói ở trên, tiếng Đức chia bị động ra làm hai loại:
Bị động quá trình (Vorgangspassiv)
Chúng ta sử dụng bị động quá trình khi muốn nhấn mạnh vào hành động xảy ra. Nó trả lời cho câu hỏi: cái gì đang xảy ra? Còn ai gây ra hành động đó là không quan trọng.
Ví dụ:
- Der Laden wird geschlossen. | Cửa hàng đang được đóng.
Bị động trạng thái (Zustandspassiv)
Chúng ta sử dụng bị động trạng thái khi muốn nhấn mạnh vào kết quả, trạng thái sau một hành động.
Ví dụ:
- Der Laden ist geschlossen. | Cửa hàng đóng cửa.
Sự khác nhau giữa hai loại bị động là gì?
Đây là điều nhiều học viên thắc mắc nhất. Để dễ hiểu ta nên hình dung như sau:
Giả sử có một cái cửa đang mở. Sau đó nó được đóng lại. Ta sẽ sử dụng:
- Bị động quá trình nếu: ta chứng kiến cảnh cái cửa đang được đóng lại hoặc muốn nhấn mạnh quá trình nó được đóng lại.
- Bị động trạng thái nếu: khi ta đến đã thấy cái cửa được đóng rồi hoặc muốn nhấn mạnh trạng thái đóng của nó. Trạng thái này chính là kết quả của quá trình nói trên.
Nói một cách khác, một hành động luôn có hai giai đoạn:
- quá trình diễn ra (đang diễn ra)
- kết quả của quá trình đó (trạng thái).
Tương ứng với hai giai đoạn đó, ta sẽ sử dụng hai loại bị động.
Như vậy, việc sử dụng bị động loại nào là phụ thuộc vào bạn. Bạn muốn diễn tả quá trình hay kết quả? Hãy sử dụng thể bị động theo ý tưởng của riêng mình nhé. Đừng sợ sai.
Cách thành lập thể bị động trong tiếng Đức
Tương ứng với hai cách diễn tả thể bị động, chúng ta có hai cách thành lập.
Thể bị động quá trình
0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
werden | phân từ II. |
- Ở thể bị động quá trình, ta mượn trợ động từ werden để ở vị trí số 2, và phân từ II ở vị trí cuối cùng.
Lưu ý:
- Nếu werden đi với nguyên thể nó sẽ diễn tả thì tương lai.
- Khi chia bị động ở các thì, ta chỉ chia trợ động từ werden. Phân từ II giữ nguyên không đổi.
Thể bị động trạng thái
0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
sein | phân từ II. |
- Ở thể bị động quá trình, ta mượn trợ động từ werden để ở vị trí số 2, và phân từ II ở vị trí cuối cùng.
Lưu ý:
- Rất dễ nhầm lẫn với các thì hoàn thành.
- Khi chia bị động ở các thì, ta chỉ chia trợ động từ sein. Phân từ II giữ nguyên không đổi.
Chia mẫu thể bị động ở các thì
Ví dụ câu: Das Brot wird um 8 Uhr gegessen. | Cái bánh mì được ăn lúc 8 giờ.
0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
Hiện tại | Das Brot | wird | um 8 Uhr | gegessen. |
Hiện tại hoàn thành | Das Brot | ist | um 8 Uhr | gegessen worden. |
Quá khứ | Das Brot | wurde | um 8 Uhr | gegessen. |
Quá khứ hoàn thành | Das Brot | war | um 8 Uhr | gegessen worden. |
Tương lai | Das Brot | wird | um 8 Uhr | gegessen werden. |
Tương lai hoàn thành | Das Brot | wird | um 8 Uhr | gegessen worden sein. |
Giả định I hiện tại | Das Brot | werde | um 8 Uhr | gegessen. |
Giả định I quá khứ | Das Brot | sei | um 8 Uhr | gegessen worden. |
Giả định I tương lai | Das Brot | werde | um 8 Uhr | gegessen werden. |
Giả định I Tương lai HT | Das Brot | werde | um 8 Uhr | gegessen worden sein. |
Giả định II hiện tại | Das Brot | würde | um 8 Uhr | gegessen. |
Giả định II quá khứ | Das Brot | wäre | um 8 Uhr | gegessen worden. |
Giả định II tương lai | Das Brot | würde | um 8 Uhr | gegessen werden. |
Giả định II tương lai HT | Das Brot | würde | um 8 Uhr | gegessen worden sein. |
Những động từ không thể dùng ở thể bị động trong tiếng Đức
Động từ đi với „sein“ ở các thì hoàn thành
Ví dụ như từ „fahren“ khi đi với sein:
- Ich bin selbst nach Berlin gefahren. | Tôi tự lái xe đi Berlin. (Câu này không thể chuyển sang bị động được, vì tôi tự lái.)
Tuy nhiên, khi nó đi với haben, chúng ta lại có thể chia ở bị động được.
- Mein Vater hat mich nach Berlin gefahren. | Bố tôi chở tôi đi Berlin.
- Ich wurde (von meinem Vater) nach Berlin gefahren. | Tôi được bố chở đi Berlin.
Động từ phản thân
- Ich habe mich versteckt. | Tôi đi trốn.
Động từ không có tân ngữ trực tiếp (nội động từ)
- Er schläft. | Anh ta ngủ.
Trong văn nói, đôi khi chúng ta vẫn thấy người ta dùng bị động cho những động từ dạng này với hàm ý ra lệnh.
- Jetzt wird geschlafen! | Giờ thì đi ngủ đi.
Xem thêm phần „bị động với nội động từ“ bên dưới để hiểu rõ hơn.
Một số động từ có tân ngữ trực tiếp nhưng không thể thành lập bị động trong tiếng Đức
Đó là: haben, kennen, wissen, es gibt.
Ví dụ:
- Ich habe einen Hund. (Ein Hund wird gehabt.)
- Ich kenne die Frau. (Die Frau wird gekannt.)
- Ich weiß die Antwort. (Die Antwort wird gewusst.)
- Es gibt viele Museen. (Viele Museen werden gegeben.)
Các trường hợp bị động đặc biệt
Tân ngữ gián tiếp trong câu bị động
Chỉ có tân ngữ trực tiếp mới có thể trở thành chủ ngữ trong câu bị động.
Ví dụ:
- Tôi ăn cái bánh mì đó. | Ich esse das Brot.
Bánh mì là tân ngữ trực tiếp trong câu chủ động. Khi chuyển sang bị động nó sẽ trở thành chủ ngữ.
Ví dụ:
- Cái bánh mì được tôi ăn. | Das Brot wird von mir gegessen.
Vậy điều gì xảy ra khi câu chủ động có thêm tân ngữ gián tiếp? Ta cần nhớ qui tắc sau:
- Tân ngữ gián tiếp được đưa lên đầu câu.
- Tân ngữ gián tiếp vẫn giữ nguyên cách, không thay đổi.
Ví dụ:
- Chủ động: Man legte dem Verletzten einen Verband an. | Người ta đã băng bó cho người bị thương.
- Bị động: Dem Verletzten wurde ein Verband angelegt. | Người bị thương đã được băng bó.
Bị động với động từ gián tiếp
Trong tiếng Đức có một số động từ chỉ đi với tân ngữ gián tiếp mặc dù chúng có nghĩa trực tiếp. Tương tự như trường hợp trên, tân ngữ gián tiếp được giữ nguyên, không đổi. Chúng cũng mượn chủ ngữ giả „es“ để thành lập câu, với đặc điểm sau:
- Trợ động từ „werden“ sẽ được chia theo „es“.
- Nếu trong câu có một từ nào đó đứng trước thì „es“ sẽ được lược bỏ. Tuy nhiên, trợ động từ vẫn phải chia theo nó.
- Trường hợp có thêm động từ khuyết thiếu thì không được bỏ „es“.
Ví dụ:
- Chủ động: Sie hilf mir. | Cô ta giúp đỡ tôi.
- Bị động: Es wird mir von ihr geholfen. -> Mir wird von ihr geholfen. | Tôi được cô ta giúp đỡ.
Một số ví dụ khác:
- Es wird uns geholfen. -> Uns wird geholfen. | Chúng tôi đang được giúp đỡ.
- Es wurde ihm noch eine Chance gegeben. -> Ihm wird noch eine Chance gegeben. | Anh ta được trao một cơ hội khác.
- Es wird mir geholfen. -> Mir wird geholfen. | Tôi đang được giúp đỡ.
- Es wurde ihr oft gedankt. -> Oft wurde ihr gedankt. | Cô ta đã thường được cám ơn.
Bị động với nội động từ
Nội động từ là động từ không có tân ngữ. Câu chủ động không có tân ngữ đôi khi cũng có thể thành lập được câu bị động bằng cách sử dụng chủ ngữ giả „es.“ Chúng có đặc điểm sau:
Ví dụ:
- Câu chủ động: Wir tanzten gestern viel. | Hôm qua chúng tôi nhảy rất nhiều.
- Câu bị động: Es wurde gestern viel getanzt. -> Gestern wurde viel getanzt. | Hôm qua nhảy rất nhiều.
Các ví dụ khác:
- Es wurde die ganze Nacht getanzt. -> Die ganze Nacht wurde getanzt. | Đêm qua nhảy thâu đêm.
- Es wird bei uns zu Hause viel gelacht. -> Bei uns zu Hause wird viel gelacht. | Nhà tôi tràn ngập tiếng cười.
- Es wird hier selten geraucht. -> Hier wird selten geraucht. | Hiếm khi có khói ở đây.
- Es darf nicht geredet werden. | Không được nói. (Không bỏ es được trong trường hợp này.)
Chủ ngữ giả „es“ trong câu bị động
Đôi khi chúng ta sử dụng chủ ngữ giả „es“ để viết câu bị động. Chủ ngữ thật thường đứng thứ ba.
- Nếu trong câu có một từ nào đó đứng trước thì „es“ sẽ được lược bỏ.
- Trường hợp có thêm động từ khuyết thiếu thì không được bỏ „es“.
Ví dụ:
- Es werden viele Häuser aus Holz gebaut. | Rất nhiều nhà được làm bằng gỗ.
- Heute werden viele Häuser aus Holz gebaut. | Ngày nay, rất nhiều nhà được làm bằng gỗ.
- Es wird nur Deutsch gesprochen. | Chỉ có tiếng Đức được nói.
- Hier wird nur Deutsch gesprochen. | Ở đây chỉ nói tiếng Đức.
Lưu ý:
- Cần phân biệt trường hợp này với các trường hợp khác cũng dùng chủ ngữ „es.“
Điểm khác nhau nằm ở chỗ:
- Trường hợp câu chủ động có cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp: werden chia theo es.
- Trường hợp động từ chỉ đi với gián tiếp: werden chia theo es.
- Trường hợp nội động từ: werden chia theo es.
- Trường hợp có chủ ngữ thật (đứng ở vị trí thứ ba): werden chia theo chủ ngữ thật.
Điểm giống nhau nằm ở chỗ:
- Bỏ „es“ nếu một thành phần nào đó đứng trước nó. Trừ trường hợp có động từ khuyết thiếu trong câu.
„geboren“ trong bị động
Trong văn nói, chúng ta thường sử dụng:
- Wann bist du geboren? | Bạn sinh năm nào?
- Ich bin 2010 geboren. | Tôi sinh năm 2010.
Tuy nhiên, khi khai sơ yếu lý lịch, bạn phải dùng „wurden.“
- Ich wurde am 17. 10. 2010 geboren.
Khi nào dùng von, khi nào dùng durch, khi nào dùng aus?
Nếu vẫn muốn đề cập tới tác nhân gây ra hành động, ta sử dụng:
- „von“ khi diễn tác nhân khởi xướng (người): Du wirst von mir gesehen. | Bạn bị tôi thấy rồi.
- „durch“ khi diễn tả phương tiện của hành động (vật): Berlin wurde durch eine Mauer geteilt. | Berlin đã từng bị một bức tường chia cắt.
- „aus“ khi diễn tả vật liệu tạo thành: Dieser Tisch ist aus Holz gemacht. | Cái bàn này được làm từ gỗ.
Một số dạng bị động trong tiếng Đức khác
Bị động với chủ ngữ „man“
Mặc có là câu chủ động, nhưng nó lại có nghĩa như bị động, khi tác nhân thực sự gây ra hành động không được làm rõ.
Ví dụ:
- Man kann den Wagen leicht reparieren. | Người ta có thể sửa chiếc xe đó thật dễ dàng. (Câu này có thể dịch thành: chiếc xe đó có thể được sửa một cách dễ dàng. Vì chủ ngữ người ta là rất mơ hồ.)
- Man schleppt den Wagen ab. | Người ta đang kéo chiếc xe đó đi. (Chiếc xe đang được kéo đi.)
sich lassen
Cấu trúc này thường được sử dụng khi muốn nói về bị động của ngôi thứ ba.
Ví dụ:
- Der Wagen lässt sich leicht reparieren. | Chiếc xe sẽ được sửa một cách dễ dàng.
- Das Problem ließ sich nur schwer erkennen. | Vấn đề được nhìn nhận là rất khó khăn.
Động từ phản thân
Một số động từ phản thân mang nghĩa bị động.
Ví dụ:
- Der Wagen repariert sich leicht. | Chiếc xe được sửa một cách dễ dàng.
- Diese Sportschuhe verkaufen sich wie warme Semmeln. | Đôi giày thể thao này được bán chạy như tôm tươi.
- Wie schreibt sich dieser Name? | Tên này được viết như nào nhỉ?
- Das versteht sich von selbst. | Rõ ràng rằng.
Bạn thấy bài viết này hữu ích không?
Bạn chỉ cần nhấn vào nút Có hoặc Không để giúp chúng tôi biết cần phải hoàn thiện thêm bài viết này như nào trong tương lai. Rất nhanh thôi phải không nào? Hữu ích 8 Chưa hữu ích 1 This article is also published as a forum topic here »Continue Reading
Previous Bài 45: Giới từ trong tiếng Đức – PräpositionenNext Bài 47: Thể giả định I trong tiếng ĐứcTừ khóa » Es Gibt Cách Dùng
-
Cách Phân Biệt Và Sử Dụng Những Cặp động Từ Tương đồng Về ý ...
-
FAQ - Các Câu Hỏi Thường Gặp Về Ngữ Pháp Tiếng Đức
-
Hỏi đáp Về Ngữ Pháp Tiếng Đức
-
Verwendung Von Es - Cách Dùng Của Es - Học Tiếng Đức
-
Bao Quát Về Những Cách đặt Câu Với "Es"
-
Es Gibt Trong Tiếng Việt, Dịch, Câu Ví Dụ | Glosbe
-
Hãy Chỉ Cho Tôi Những Câu Ví Dụ Với "es Gibt". | HiNative
-
Tiếng Đức Cơ Bản - Bài 11: Phân Biệt 2 Cụm Từ Es Gibt Và Haben
-
Tại Sao Es Gibt Lại Có?
-
Đại Từ Nhân Xưng Trong Tiếng Đức Và Cách Sử Dụng
-
600 Câu Tiếng Đức Giao Tiếp Căn Bản - Phần 4 - Pennacademy Deutsch
-
Trạng Từ: Phần 1 - Pennacademy Deutsch