Bạn đã Luôn Học Tiếng Anh Phản Khoa Học Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
ecorp@ecorp.edu.vn
Search: Facebook page opens in new windowTwitter page opens in new windowInstagram page opens in new windowYouTube page opens in new window Bạn đã luôn học tiếng Anh phản khoa học như thế nào?Sau nhiều năm dùi mài đèn sách, bạn vẫn không giỏi tiếng Anh? Bạn nói ”I have learned English for 12 years” có cảm thấy bùi ngùi không? Hầu hết chúng ta đã học tiếng Anh từ khi đi học. Và quãng thời gian đó là quá dài, quá thừa cho một ngôn ngữ. Vậy tại sao bạn vẫn gần như 1 người chẳng biết gì tiếng Anh cả. Lí d là bạn đã luôn học tiếng Anh rất phản khoa học, bạn biết không?
1. Nhất định phải dịch sang tiếng Việt mới hiểu
Sự phản khoa học đầu tiên xuất phát từ tâm lý dịch thuật của người Việt. Đâu có ai bắt bạn phải dịch sang tiếng Việt thì mới hiểu được tiếng Anh? Mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa. Và cứ từ nào không dịch được thì tự động ”đóng cửa” bộ não, không tiếp nhận. Cho rằng mình chỉ hiểu đến đó thôi. Nhưng bạn cần biết: Việc dịch thuật là 1 quá trình phức tạp, đòi hỏi sự thông thạo cả 2 ngôn ngữ, và sự nhanh nhạy trong việc xử lý và ghi nhớ thông tin. Thường thì để có thể dịch được tức thời những từ, những câu vừa nghe đòi hỏi người dịch phải có trình độ tiếng Anh lẫn tiếng Việt rất cao, đồng thời phải thực hành dịch rất nhiều văn bản trước đó.
Bạn đã luôn học tiếng Anh phản khoa học như thế nào?
Dịch tiếng Anh là công việc khó dành cho những người chuyên sâu về ngôn ngữ. Bạn chỉ là người mới học, làm sao bạn dịch được đây? Bởi thế, đừng dịch nữa mà hãy đón nhận tiếng Anh như ngôn ngữ đầu đời của bạn!
2. Đặt kĩ năng nghe cuối cùng
Bạn học một ngôn ngữ thế nào? Nghe – Nói – Đọc – Viết. Chính là trình tự như vậy. Bạn cần nghe âm thanh từ người lớn, học nói vào độ tuổi 3 – 4 tuổi. Sau đó biết đọc khi nhận mặt chữ ở tuổi lên 6. Và học viết chữ khi đi học tiểu học. Bạn đã học tiếng Việt như vậy đúng không? Và chúng ta học tiếng Anh thế nào? Nhận mặt chữ trước tiên, ghi chép ra sổ và nghĩa của chúng rồi cố gắng học thuộc. Đọc to từng từ lên (theo cách nghĩ của mình). Còn kĩ năng nghe thường bị cho vào quên lãng.
Chúng ta không nghe tiếng Anh nhưng chỉ chăm chú học từ vựng và ngữ pháp. Chúng ta chỉ muốn đọc được, viết được mà không học nghe nói. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình hiểu thôi! Còn người bản ngữ thì ngơ ra dù đấy là tiếng Anh của họ. Có lẽ chính họ còn phát hoảng khi biết tiếng Anh của mình bị nói thành như thế…
Bạn đã luôn học tiếng Anh phản khoa học như thế nào?
Hãy nhớ: Nghe là quan trọng nhất, và phải học nghe đầu tiên. Những thứ khác cứ từ từ, hãy đặt kĩ năng Nghe lên hàng đầu!
3. Coi trọng ngữ pháp
Một điều rất kì lạ ở Việt Nam là dùng ngữ pháp để đo lường khả năng học tiếng Anh. Một người giỏi tiếng Anh kiểu gì cũng phải giỏi ngữ pháp. Những kì thi thời đi học cũng luôn là bài thi ngữ pháp. Vì vậy mà chúng ta coi trọng ngữ pháp đến mức tôn thờ. Thực chất thì người bản ngữ không sát sao về ngữ pháp như thế. Bạn phát âm chuẩn, nghe hiểu tốt là được, ngữ pháp có sai một chút cũng không phải vấn đề. Và vì có thói quen dùng ngữ pháp nên khi nghe nói tiếng Anh, người Việt chỉ quan tâm sửa lỗi ngữ pháp và dịch!
Tương tự như việc dịch thuật, sử dụng ngữ pháp cũng là trình độ cao siêu của ngôn ngữ. Điều phản khoa học ở đây chính là chúng ta đang cố học cái khó nhất mà bỏ qua những thứ lẽ ra phải học ở trình độ của chúng ta. Đó chính là điều bạn cần thay đổi càng sớm càng tốt!
4. Phiên âm tiếng Anh bằng tiếng Việt
Thực chất các âm giữa 2 ngôn ngữ của chúng ta không giống nhau. Người Việt sẽ rất khó nghe 1 số âm của người Anh, và ngược lại. Ví dụ các vần ”iê”, ”ươ” của tiếng Việt chắc chắn sẽ gây khó khăn rất nhiều cho người bản ngữ. Nhưng điều phản khoa học chính là chúng ta luôn nghe gần gần giống và gán cho từ đó một phiên âm y như tiếng Việt. Ví dụ, chúng ta nghe âm /ou/ thành ô, /ei/ thành ê dù 2 chữ cái này không hề xuất hiện trong tiếng Anh. Và chúng ta cứ thản nhiên phát âm ”I’m alone” thành ”Am ơ lôn” hay ”My classmate” thành ”Mai cờ lát mết”. Tại sao âm ô và ê lại xuất hiện ở đây? Vì trong tiếng Việt có âm đó, và chúng ta nghe những từ đó phát âm hơi giống. Sau đó tự động phát âm như tiếng Việt.
Bạn đã luôn học tiếng Anh phản khoa học như thế nào?
Chính vì cách phát âm như vậy, bạn sẽ không thể hiểu ra vấn đề của mình nằm ở đâu. Vấn đề là bạn đang sai rồi, hoàn toàn sai. Âm đó không phải là như vậy, và hãy nghe lại cùng với học bảng phiên âm IPA ngay lập tức!
5. Ghép vần theo kiểu tiếng Việt
Tiếng Anh có các chữ cái riêng biệt nhau và mỗi chữ cái đều cần phải phát âm. Trong khi đó trong tiếng Việt lại có các chữ ghép thành vần với nhau. Ví dụ, từ ”hát” của tiếng Việt, âm ”át” trở thành 1 vần và không cần đọc âm ”t” ở cuối. Nhưng từ ”hat” của tiếng Anh thì không như vậy: ”h-a-t”. Mỗi chữ là một phát âm riêng biệt và bạn cần phải phát âm đầy đủ. Nếu không, từ bạn nói ra vẫn là tiếng Việt chứ chẳng phải là tiếng Anh gì hết.
Hãy dừng kiểu ghép vần hay đánh vần như tiếng Việt đi. Vì đơn giản là tiếng Anh không như thế. Hãy học theo đúng cách của ngôn ngữ đó chứ không phải cố gắng đưa về ngôn ngữ của mình cho dễ. Có thể dễ thật, nhưng so với thời gian 12, 13 năm vẫn không học được gì thì thà chịu khó chịu khổ vẫn tốt hơn đúng không? Cố lên các bạn của tôi!
Kết lại, những cách học phản khoa học thế này sẽ nhấn chìm bạn, không bao giờ cho bạn cơ hội thành công! Nếu đã hiểu được mình đang khổ sở lội ngược dòng như thế nào, thì hãy thay đổi ngay đi nhé! Chúc các bạn thành công!
Đọc thêm các bài viết cùng chuyên mục: nghe tiếng Anh và những tác dụng bất ngờ,muôn vàn lí do gây mất điểm trong bài thi nghe
- Tổng hợp cách làm bài thi nghe tiếng Anh theo từng dạng đề thi
- Bí quyết xử lý gọn những bài thi nghe tiếng Anh
- Không nghe kịp khi luyện nghe tiếng Anh – phải làm sao?
- Cách chọn tài liệu nghe chuẩn nhất
Post navigation
Previous post:Học cách ghi nhớ từ vựng vừa nhanh vừa hiệu quả từ người Do TháiNext post:Chữa ngay bệnh ”hay quên” từ vựng tiếng Anh triệt để cho ”não cá vàng”Bài viết liên quan
Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho dân công sở03/12/2024Ngữ pháp đóng vai trò gì trong tiếng Anh giao tiếp?03/12/2024Vì sao người mất gốc gặp khó khăn khi học tiếng Anh?03/12/2024Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cần lưu ý những yếu tố nào?03/12/2024Trả lời Hủy
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Comment
Name * Email * WebsiteSave my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
Post comment
Go to TopTừ khóa » Bùi Ngùi Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Bùi Ngùi Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
'bùi Ngùi' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh
-
Bùi Ngùi Bằng Tiếng Anh - Glosbe
-
"bùi Ngùi" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Từ điển Việt Anh "bùi Ngùi" - Là Gì?
-
Từ điển Việt Anh - Từ Bùi Ngùi Dịch Là Gì
-
Bùi Ngùi Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ Bùi Ngùi Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
De Ve 77 Hom Sau Danh Con Gi
-
Bác Hồ Bùi Ngùi Xúc động Bên Những Kỷ Vật Của Gia đình
-
Nghĩa Của Từ Bùi Ngùi - Từ điển Việt