Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Thông Dụng Và Cách Sử Dụng

5/5 - (2 bình chọn)

Chữ Việt là chữ Quốc ngữ hiện nay đang dùng sử dụng bảng ký tự Latinh, ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng dành cho người Việt.

Tiếng việt còn trong mọi người, người việt còn thì còn nước non Giữ tiếng việt như ngày nào, hào hùng xưa mãi vọng ngàn sau Tiếng việt còn trong mọi người Hồn việt mình còn nguyên vẹn tròn Giữ tiếng việt cho nối đời, lời quê hương ấy lời sắc son

2015-12-29_180710

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y

Mỗi chữ cái đều có hai hình thức viết lớn và nhỏ. Kiểu viết lớn gọi là “chữ hoa” (chữ in hoa,chữ viết hoa). Kiểu viết nhỏ gọi là “chữ thường” (chữ in thường, chữ viết thường).

Có một chữ cái đã bỏ không dùng nữa là Ꞗ ꞗ (Latin capital letter B with flourish.svg Latin small letter B with flourish.svg). Chữ này được dùng để ghi lại phụ âm /β/ của tiếng Việt trước thế kỷ 19. Phụ âm /β/ không còn tồn tại trong tiếng Việt hiện đại, nó đã biến đổi thành phụ âm “b” và “v”.

Chữ quốc ngữ có 11 chữ ghép biểu thị phụ âm gồm:

  • 10 chữ ghép đôi: ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr
  • 1 chữ ghép ba: ngh

Chữ ghép là tổ hợp gồm từ hai chữ cái trở lên được dùng để ghi lại một âm vị hoặc một chuỗi các âm vị có cách phát âm không giống với âm vị mà các chữ cái trong tổ hợp chữ cái đó biểu thị. Chữ ghép đôi là chữ ghép có hai chữ cái, chữ ghép ba là chữ ghép có ba chữ cái.

2015-12-29_180754

Có bốn chữ ghép biểu thị phụ âm sau đây hiện nay không được sử dụng nữa do sự thay đổi của ngữ âm tiếng Việt:

  • tl: Biểu thị phụ âm kép /tl/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép “tl” đã biến đổi thành phụ âm “tr” của tiếng Việt hiện đại.
  • bl: Biểu thị phụ âm kép /ɓl/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép “bl” đã biến đổi thành phụ âm “tr”, “gi” của tiếng Việt hiện đại.
  • ml: Biểu thị phụ âm kép /ml/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép “ml” đã biến đổi thành phụ âm “nh” của tiếng Việt hiện đại.
  • mnh: Biểu thị phụ âm kép /mɲ/ của tiếng Việt trung đại. Phụ âm kép “mnh” đã biến đổi thành phụ âm “nh” của tiếng Việt hiện đại.

Tên gọi các chữ cái

Chữ cái Tên gọi
A a
Ă á
Â
B bê, bê bò, bờ
C xê, cờ
D dê, đê, dờ
Đ đê, đờ
E e
Ê ê
G gờ, giê
H hắt, hờ
I i, i ngắn
K ca
L e-lờ, lờ cao, lờ
M e-mờ, em-mờ, mờ
N e-nờ, en-nờ, nờ thấp, nờ
O o, ô
Ô ô
Ơ ơ
P pê, pê phở, pờ
Q cu, quy, quờ
R e-rờ, rờ
S ét, ét-xì, sờ, sờ nặng
T tê, tờ
U u
Ư ư
V vê, vờ
X ích, ích xì, xờ, xờ nhẹ
Y y dài, y gờ-réc

Có hai kiểu tên gọi chữ cái là kiểu ờ và kiểu Pháp. Kiểu ờ là ghép phụ âm mà nó biểu thị với vần “ơ” và mang dấu huyền (`). Mọi chữ cái và chữ ghép phụ âm (trừ “q” và “qu”) đều có thể gọi tên theo kiểu này. Gọi theo kiểu ờ thì hai chữ cái “c” và “k” có cùng tên gọi, đều được gọi là “cờ”. Vì trong mọi từ được ghi lại bằng chữ quốc ngữ, “q” luôn luôn đi với “u”, sau “q” không bao giờ có chữ cái nguyên âm nào khác và cũng là để tránh cho “q” có cùng tên gọi với “c” và “k” nên “q” và “qu” được gọi là “quờ”. Các tên gọi kiểu Pháp được vay mượn từ tiếng Pháp. Không phải chữ cái chữ quốc ngữ nào cũng có tên gọi kiểu Pháp, các chữ ghép thì hoàn toàn không có tên gọi kiểu Pháp (trừ chữ ghép “qu”). Khác với tên gọi kiểu ờ, tên gọi kiểu Pháp của chữ cái có thể không mang phụ âm đầu mà chữ cái đó biểu thị. Ví dụ: Chữ “c” có hai tên gọi là “cờ” và “xê”. Tên gọi “xê” bắt nguồn từ tiếng Pháp. Trong tiếng Pháp chữ cái “c” biểu thị phụ âm /k//s/. Trong chữ quốc ngữ chữ “c” chỉ dùng để ghi lại biểu thị phụ âm /k/, không bao giờ dùng để ghi lại phụ âm /s/. Các chữ cái phụ âm tiếng Pháp thường mang nguyên âm “é” /e/, được phiên âm sang tiếng Việt là “ê”. Với các chữ cái phụ âm vừa có tên gọi kiểu ờ và kiểu Pháp, người Việt thích dùng tên gọi kiểu Pháp hơn. Khi đánh vần bắt buộc phải dùng tên gọi kiểu ờ, không thể dùng kiểu Pháp được.

Tên gọi của hai cặp chữ cái nguyên âm “a”, “ă” và “ơ”, “â” chỉ khác về thanh điệu. Chúng biểu thị các biến thể dài ngắn của cùng một nguyên âm, với “a”, “ă’ là nguyên âm /a/, với “ơ” và “â” là nguyên âm /ə/. Vì trong tiếng Việt khi /a//ə/ là âm tiết thì không có sự phân biệt về độ dài của nguyên âm nên tên gọi của hai cặp chữ cái “a”, “ă” và “ơ”, “â” phải mang thanh điệu khác nhau để tránh cho chúng trở thành đồng âm.

Bốn chữ cái “f”, “j”, “w” và “z” không có trong bảng chữ cái quốc ngữ nhưng trong sách báo có thể bắt gặp chúng trong các từ ngữ có nguồn gốc từ các ngôn ngữ khác. Trong tiếng Việt bốn chữ cái này có tên gọi như sau:

  • f: ép,ép-phờ. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là “effe” /ɛf/.
  • j: gi. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là “ji” /ʒi/.
  • w: vê kép, vê đúp. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là “double vé” /dubləve/.
  • z: dét. Bắt nguồn từ tên gọi của chữ cái này trong tiếng Pháp là “zède” /zɛd/

Hiện đang có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm bốn chữ cái “f”, “j”, “w” và “z” vào bảng chữ cái quốc ngữ để hợp thức hóa cách sử dụng để đáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại.

Xem thêm:

  1. 4 điều thiết yếu để gõ được văn bản tiếng Việt
  2. Gõ tiếng Việt Bkav và Laban Key cho điện thoại Android
  3. Download Unikey 2015 2016 mới nhất ở đâu
  4. 360 Phím tắt đáng giá trong Word 2007, 2010, 2013, 2016
Gõ Tiếng Việt > Thủ thuật > Bảng chữ cái tiếng Việt thông dụng và cách sử dụng HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun Xem thêm: go tieng viet trong win 10

Từ khóa » En Nờ Và E Lờ