“Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Luật
“Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.45 KB, 17 trang )

A. Đặt vấn đềBiện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sựđược áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với nhữngngười chưa bị khởi tố, nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xãhội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc cóhành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành ánhình sự.Trong các biện pháp ngăn chặn, bắt người là một trong những biệnpháp ngăn chặn thường gặp nhất. Trong quy định về bắt người, có quyđịnh về bắt bị can bị cáo để tạm giam ( điều 80 BLTTHS). Đây là một thủtục quan trọng trong tố tụng hình sự. Chính vì thế, để hiểu rõ hơn về vấnđề này, em xin lựa chọn đề tài “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam”.B. Giải quyết vấn đềI. Một số khái niệm.1. Khái niệm bị can.Điều 49 BLTTHS quy định tại khoản 1: “ Bị can là người đã bị khởitố về hình sự”.Theo quy định tại điều 49 thì bị can là người đã bị khởi tố về hình sựvà tham gia tố tụng hình sự kể từ khi có quyết định khởi tố bị can đối vớihọ. Bị can tham gia vào giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạnxét xử sở thẩm. Tư cách tố tụng của họ sẽ chấm dứt khi Cơ quan điều trara quyết định đình chỉ điều tra; Viện kiểm sát đình chỉ vụ án; Tòa án đìnhchỉ vụ án ( trong giai đoạn chuẩn bị xét xử) đối với bị can hoặc Tòa án raquyết định đưa vụ án ra xét xử. Khi trở thành bị can, họ trở thành đốitượng bị buộc tội trong vụ án, điều đó không đồng nghĩa với việc họ làngười có tội. Họ vẫn được hưởng những quyền và nghĩa vụ theo quy địnhcủa pháp luật.2. Khái niệm bị cáo.1Khoản 1 điều 50 BLTTHS quy định: “ Bị cáo là người đã bị Tòa ánquyết định đưa ra xét xử”.Thời điểm tham gia tố tụng của bị cáo là kể từ khi có quyết định đưavụ án ra xét xử đến khi bản án hay quyết định của Tòa án có hiệu lựcpháp luật. Khái niệm bị cáo không đồng nghĩa với khái niệm chủ thể củatội phạm bởi một người bị coi là bị cáo khi bị Tòa án đưa ra quyết địnhđưa ra xét xử và quyết định đó có thể đúng hoặc sai. Bị cáo chỉ bị coi làcó tội khi bản án hay quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.3. Khái niệm “ Bắt bị can, bị cáo để tạm giam”.Điều 80 BLTTHS quy định khá chi tiết về thủ tục bắt bị can bị cáođể tạm giam nhưng lại không giải thích thế nào là bắt bị can bị cáo để tạmgiam. Trong khi đó, Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Đại học LuậtHà Nội lại đưa ra khái niệm: “ Bắt bị can, bị cáo để tạm giam la bắt ngườiđã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xửđể tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng nhưtạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành ánhình sự”.Khái niệm nêu trên chưa được đầy đủ do không nêu được căn cứ ápdụng biện pháp ngăn chặn này.II. Nội dung biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam.1. Đối tượng áp dụng.Theo định nghĩa nêu trên thì đối tượng của biện pháp ngăn chặn nàylà bị can, bị cáo. Những người chưa bị khởi tố hình sự hoặc chưa bị Tòaán đưa ra quyết định đưa ra xét xử không phải là đối tượng áp dụng củabiện pháp này. Điều này thể hiện rõ ngay ở tên gọi của biện pháp ngănchặn.BLTTHS không quy định cụ thể việc bắt bị can, bị cáo để tạm giamđược áp dụng trong trường hợp nào nhưng không phải bị can, bị cáo nàocũng bị bắt để tạm giam. Mục đích của việc bắt người trong trường hợp2này là để tạm giam nên trước khi ra quyết định bắt, chủ thể có thẩmquyền cần xác định có cần thiết bắt hay không.Có những bị can, bị cáo không thể là đối tượng áp dụng của biệnpháp ngăn chặn này. Điều này được quy định tại khoản 2 điều 88BLTTHS: “ Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36tháng tuổi; người già yếu; người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràngthì không bị tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”. Bên cạnhđó, đối với những bị can, bị cáo phạm tội lần đầu cũng như có thái độ hốicải, tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng mà có nơi cư trú rõràng thì cũng không tạm giam mà áp dụng các biện pháp ngăn chặn khácnhư : bảo lãnh, đặt tiền…Đây là những quy định thể hiện sự nhân đạo củapháp luật Việt Nam.2. Điều kiện áp dụng.Thông thường các cơ quan tiến hành tố tụng thường căn cứ vào tínhchất của tội phạm bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, các đặc điểm vềnhân thân cũng như thái độ chấp hành pháp luật của bị can, bị cáo trongquá trình giải quyết vụ án để đưa ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạmgiam. Các yếu tố được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau đểđảm bảo quyết định đưa ra là hoàn toàn chính xác. Tuy điều 80 khôngquy định nhưng có thể thấy, để ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạmgiam thì phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại điều 88 BLTTHS .- Căn cứ áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam.+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể trốn không được quy địnhtrong luật. Tuy vậy, thực tiễn đấu tranh chống tội phạm đã đúc kết nhữngcăn cứ chủ yếu cần phải dựa vào đó để xem xét là: Tình trạng cư trú củabị can, bị cáo (Có nơi cư trú? Thường trú hay tạm trú? Nếu tạm trú thì dàihạn hay ngắn hạn? Có khai báo với chính quyền hay không? Nơi cư trúcó ở quá xa nơi tiến hành các hoạt động tố tụng hay không?); Tình trạngnghề nghiệp (Có nghề nghiệp không? Làm việc trong cơ quan, tổ chức3hay làm nghề tự do?); Tính chất hành vi đã thực hiện (cướp, trộm cắp,giết người hay lừa đảo...); Nhân thân (tiền án, tiền sự, hoàn cảnh gia đình,lịch sử bản thân...); Sự ràng buộc với gia đình, quê quán, cơ sở làm việc;Mối tương quan về lợi ích giữa việc bỏ trốn với việc chấp nhận bị xử lýtrước pháp luật; Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như liên hệ vớingười thân ở xa, mua vé đi xa...Khi vận dụng các căn cứ để xét bị can, bị cáo có thể trốn cần lưu ýlà không phải khi nào cũng có thể làm rõ được tất cả các nội dung trên màtùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và phải biết căn cứ vào nội dungnào là chủ yếu. Để quyết định việc tạm giam không nhất thiết phải làm rõtất cả các nội dung trên, có thể chỉ một nội dung cũng đã đủ để nhận địnhlà đối tượng sẽ trốn.+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xétxử: được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiêu hủy chứngcứ, làm giả hiện trường, thông đồng với nhau về những lời khai gian dối,mua chuộc, khống chế người làm chứng, người bị hại hoặc các hình thứckhác. Cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử là trường hợp “gây khó khăncho việc điều tra, truy tố, xét xử” nhưng ở mức độ cao hơn mang tính đốiphó lại việc tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.Việc xác định bị can, bị cáo cản trở việc điều tra, truy tố, xét xửphải dựa trên những căn cứ khách quan và phải xuất phát từ yêu cầu củaviệc điều tra, truy tố, xét xử chứ không phải sự suy đoán chủ quan tùytiện.+ Căn cứ cho rằng bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội: phải dựa vàonhiều tình tiết và xem xét đánh giá một cách tổng hợp. Những tình tiết đóthường là: Tính chất của tội phạm mà bị can, bị cáo đã thực hiện; Nhânthân của bị can, bị cáo; Những biểu hiện cụ thể của bị can, bị cáo như đedọa, khống chế, mua chuộc người làm chứng, người bị hại, sử dụng thờigian bất minh, đi lại gặp gỡ bọn tội phạm.43. Thẩm quyền ra quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam.Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạmgiam:a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Việnkiểm sát quân sự các cấp;b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sựcác cấp;c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúcthẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trongtrường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩntrước khi thi hành. ( khoản 1 điều 80 BLTTHS).,Theo đó:+ Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam doThủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp quyết định.+ Trong giai đoạn truy tố, việc bắt bị can bị cáo để tạm giam do Việntrưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quânsự các cấp quyết định.+ Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam doChánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp,Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm tòa ánnhân dân tối cao; Hội đồng xét xử quyết định.Sở dĩ có quy định như vậy là bởi : Việc bắt giữ bị can, bị cáo để tạmgiam là vấn đề quan trọng, liên quan đến 1 số quyền cơ bản của bị can , bịcáo như quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bảo hộ tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân…được quy địnhtrong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Chính vì thế, việc ra lệnhbắt phải được thực hiện bởi những người có chức vụ đứng đầu các cơquan tiến hành tố tụng.54. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam.Khoản 2 điều 80 BLTTHS quy định: Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ củangười ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắtphải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩavụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diệnchính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắtchứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đạidiện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hànhbắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyềnxã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩncấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều81 và Điều 82 của Bộ luật này.Những quy định về thủ tục nêu trên là bắt buộc để quyết định ra lệnhbắt bị can, bị cáo để tạm giam có hiệu lực. Việc thực hiện những thủ tụcnêu trên vừa đảm bảo tính hợp pháp của lệnh bắt, đảm bảo tính khả thi,minh bạch cũng như khách quan của quyết định.5. Những việc cần làm ngay sau khi nhận người bị bắt.Vấn đề này được quy định chi tiết tại điều 83 và 85 BLTTHS.Điều 83 BLTTHS: Những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhậnngười bị bắt1. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấphoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trongthời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bịbắt.62. Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tranhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truynã để đến nhận người bị bắt.Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải rangay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyếtđịnh truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lờikhai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạmgiữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã cóthẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạmgiam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tranhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tranhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giamnơi gần nhất.Điều 85 BLTTHS: Thông báo về việc bắtNgười ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thôngbáo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấnhoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thôngbáo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ralệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay.III. Về việc áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam đốivới người nước ngoài.Khi bắt người nước ngoài phạm tội, ngoài việc thỏa mãn các điềukiện nêu trên thì phải tuân theo các văn bản pháp luật khác cũng như cácđiều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.- Đối với người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao,lãnh sự: theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừdành cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chứcquốc tế tại Việt Nam năm 1993 thì viên chức ngoại giao được hưởng7quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được đối xử trọng thị, họ khôngthể bị bắt, bị tạm giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu họ phạm tội quảtang thì cơ quan có thẩm quyền chỉ lập biên bản, thu giữ vật chứng, sauđó trả tự do cho họ và báo cáo ngay lên lãnh đạo Bộ Công an, cơ quan đạidiện ngoại giao biết để phối hợp, xử lý. Các thủ tục tiếp theo giải quyếtbằng con đường ngoại giao.- Đối với người nước ngoài không được hưởng quyền miễn trừngoại giao và lãnh sự: phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam. Theo Côngvăn số 318/CV-BNV(V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Công an trong về việcbáo cáo xin ý kiến trước khi bắt, giam giữ một số đối tượng đặc biệt, thìviệc bắt người nước ngoài phạm tội phải báo cáo xin ý kiến lãnh đạo Bộtrước khi bắt; nếu phạm tội quả tang thì ngay sau khi bắt phải báo cáonhanh nhất lên lãnh đạo Bộ. Quy định này là cần thiết và phù hợp với đặcđiểm tình hình trước đây, thời điểm đó số lượng người nước ngoài vàonước ta còn hạn chế, đối tượng phạm tội chưa nhiều, chưa phổ biến.Thời gian vừa qua, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam và đãthực hiện hành vi phạm tội có chiều hướng gia tăng. Khi bắt các đốitượng này, các đơn vị, địa phương có thể chủ động giải quyết mà khôngcần xin ý kiến trước của lãnh đạo Bộ. Việc báo cáo xin ý kiến lãnh đạoBộ sẽ gây khó khăn, cản trở công tác điều tra, tạo tâm lý ỷ lại cấp trên,thụ động trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Chỉ thị số 52-CT/TWngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị yêu cầu việc báo cáo xin ý kiến cấp uỷchỉ trong phạm vi “người phạm tội là người nước ngoài hoạt động chínhtrị phản động hoặc phạm pháp về kinh tế, nhưng việc xét xử có ảnhhưởng về chính trị”. Với những trường hợp này, khi Công an cấp tỉnhphát hiện thì Ban giám đốc báo cáo với đồng chí Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ,đồng thời báo cáo với Đảng uỷ Công an Trung ương xin ý kiến chỉ đạo”.Công văn số 81 ngày 10/6/2002 của TAND tối cao quy định: “đối với vụán hình sự có bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên8quan, nguyên đơn dân sự là người nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoàithì thẩm quyền xét xử thuộc về tòa án cấp tỉnh”, nếu cấp huyện phát hiệnngười nước ngoài phạm tội thì phải chuyển vụ việc cho cơ quan điều tracấp tỉnh trở lên xử lý. Hiện nay, theo Quyết định số 1044/QĐ - BCA(C11) ngày 05/9/2007 về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợptrong hoạt động điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp,thì thủ tục bắt đối tượng là người nước ngoài tiến hành như thủ tục bắtđược quy định trong BLTTHS. Trên thực tế, sau khi bắt những đối tượngnày, các cơ quan tiến hành tố tụng thường có văn bản thông báo cho Sởngoại vụ để theo dõi, xác định quốc tịch và thông báo cho cơ quan đạidiện ngoại giao nước họ để phối hợp xử lý.Nghiên cứu thực tiễn về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt ngườitrong Tố tụng hình sự đối với người nước ngoài không có thân phậnngoại giao phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam còn gặp một số khó khăn,vướng mắc:Một là, khi tiến hành bắt khẩn cấp hoặc bắt bị can để tạm giam đốivới họ phải tuân theo theo quy định của luật Tố tụng hình sự như: đọc vàgiải thích lệnh bắt, hoạt động này thường phải có người phiên dịch. Khithi hành lệnh bắt khẩn cấp cũng rất khó thực hiện, vì trường hợp bắt nàymang cấp tính cấp bách, người phiên dịch của ta còn ít, khả năng ngoạingữ của lực lượng tiến hành bắt còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề đọc lệnh;giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị bắt chỉ mang tính hình thức,đối tượng bị bắt không hiểu được họ có quyền và nghĩa vụ gì khi thamgia Tố tụng hình sự.Hai là, Điều 24 BLTTHS cho phép người tham gia tố tụng đượcquyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, vì thế một số đốitượng người nước ngoài đã lợi dụng điểm này, dù biết tiếng Anh nhưnghọ vẫn cứ dùng ngôn ngữ bản địa giao dịch với cơ quan điều tra. Ngườiphiên dịch của nước ta chủ yếu dùng tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc;9các thứ tiếng khác như: Thái Lan, Pakistan, Iran, Nigieria, Ghana,Congo… rất ít người phiên dịch. Khi không giao dịch được thì khó khăncho việc thu thập tài liệu, chứng cứ ban đầu để bắt người phạm tội. Cótrường hợp quần chúng bắt người nước ngoài phạm tội quả tang giao chocơ quan Công an, do bất đồng ngôn ngữ nên cơ quan Công an không lấylời khai, thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh tội phạm, khi hết thờihạn tạm giữ thì phải trả tự do cho họ. Như vậy, trường hợp này đã để lọttội phạm, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tộiphạm.Ba là, để bắt người theo quyết định truy nã có kết quả thì trongquyết định này phải có đủ những thông tin về đối tượng bị bắt, thực tếnhiều quyết định truy nã người nước ngoài phạm tội lại thiếu nhữngthông tin cần thiết. Khi có quyết định truy nã người nước ngoài phạm tộithì cơ quan có thẩm quyền phải báo cáo ngay cho Văn phòng Interpol đểphối hợp truy bắt. Công an các tỉnh, thành phải xác định được đầy đủ cácthông tin cần thiết về đặc điểm nhân thân, đặc điểm dạng người, quốc tịchcủa người bị bắt và báo ngay cho Văn phòng Interpol để phối hợp truybắt đối tượng, đồng thời phải báo ngay cho phòng Quản lý xuất nhậpcảnh không làm thủ tục xuất cảnh với các đối tượng trên và ra thông báotruy nã toàn quốc để mọi người phát hiện bắt giữ phục vụ cho yêu cầugiải quyết vụ án.Để nâng cao hiệu quả bắt người nước ngoài phạm tội, theo chúng tôiphải làm tốt công tác sau:Quy định rõ hơn thủ tục xử lý đối với người được hưởng quyềnmiễn trừ ngoại giao có phạm tội quả tang (ai lập biên bản phạm tội quảtang, ai thu giữ vật chứng, thủ tục tiến hành như nào?). Bộ Công an cầnban hành một quy trình quy định về: việc tiếp nhận tin báo về tội phạm cóyếu tố nước ngoài, thủ tục xử lý và giải quyết các nguồn tin trên cho đếnkhi kết thúc hồ sơ, chuyển vụ án tới Viện Kiểm sát để đề nghị truy tố.10Cần có quy định riêng, nới rộng hơn về thời gian kiểm tra, xác minhnguồn tin về tội phạm do người nước ngoài thực hiện.IV. Thực trạng quy định của pháp luật về biện pháp bắt bị can,bị cáo để tạm giam, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.1. Thực trạng.Thứ nhất: Về đối tượng và các trường hợp áp dụng.Pháp luật chưa có quy định rõ ràng , cụ thể về từng trường hợp đượcbắt để tạm giam. Khi áp dụng biện pháp này, cơ quan và người tiến hànhtố tụng phải có căn cứ vào quy định tại khoản 1,2 điều 88 BLTTHS trongkhi đó tại điều 80 lại không viện dẫn được điều kiện đối với bị can, bị cáocó thể bị bắt để tạm giam. Điều này cho thấy chưa có sự liên hệ giữa cácđiều luật.Thêm vào đó, luật không quy định chặt chẽ và thiếu sự thống nhất vềcác đối tượng bị bắt để tạm giam. Không hề có biện pháp để ngăn chặnnhững chủ thể được quy định tại điều 88 khoản 2 nếu nhưng chủ thể nàytiếp tục phạm tội hoặc cố ý cản trở công tác điều tra, truy tố, xét xử ; bịcan, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ để chorằng nếu không tạm giam thì họ sẽ gây hại cho an ninh quốc gia.Trường hợp bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quyđịnh hình phạt tù dưới 2 năm thì không bị bắt để tạm giam; nhưng đối vớicác trường hợp bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cưtrú nhưng ở cách xa Cơ quan điều tra hoặc có tiền án tiền sự hoặc là lưumanh chuyên nghiệp có biểu hiện trốn, cản trở hoạt động điều tra, truy tố,xét xử thì có thể bắt tạm giam. Mặc dù, quan điểm hiện nay nên giảmthiểu các trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam, nhưng việc quy địnhbắt tạm giam đối với đối tượng này là cần thiết cho hoạt động điều tra củaCơ quan điều tra.Thứ hai: Về thời hạn bắt theo lệnh.11Khi đem lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhưng việc triển khai cóthể chậm trễ do đối tượng bỏ trốn. Như vậy, trong trương hơp này,thờihạn bắt là có giới hạn. Tuy nhiên, luật lại không có quy định cụ thể vềthời gian giới hạn việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Chính điều này cóthể gây ra sự chậm trễ, kéo dài đến hết hạn điều tra.Thứ ba: Khoản 3 Điều 80 BLTTHS quy định “Không được bắtngười vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặcbắt người đang bị truy nã quy định tại các Điều 81 và Điều 82 của Bộ luậtnày” theo em là chưa chính xác, không thống nhất mà phải quy định rõ“không được bắt tạm giam bị can, bị cáo vào ban đêm”.Thứ tư: việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều80 BLTTHS, với tên gọi của chế định này là: “Bắt bị can, bị cáo để tạmgiam” nên đã dẫn đến cách hiểu: “Bắt người là một biện pháp để thựchiện lệnh tạm giam”. Cách hiểu như vậy là không đúng bởi lẽ nếu coi“bắt bị can, bị cáo để tạm giam” là một biện pháp để thực hiện lệnh tạmgiam thì việc cưỡng chế bị can, bị cáo thực hiện lệnh tạm giam dựa trêncăn cứ pháp lý nào? Vì vậy xác định tên gọi của chế định này là “bắt tạmgiam bị can, bị cáo”.2. Nguyên nhân.Trước hết phải thấy rằng kĩ thuật lập pháp của chúng ta chưa cao.Tuy các quy định đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn còn những hạn chế,chưa theo sát thực tiễn tội phạm. CHính vì thế khi áp dụng nảy sinh nhiềuvấn đề mà pháp luật không phù hợp.Thêm vào đó, việc hướng dẫn các quy định của pháp luật nhiều khikhông rõ ràng, mập mờ. Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luậtkhông phải là thiếu nhưng quy định chưa đồng bộ, nhiều điểm mâu thuẩnnhau dẫn đến việc áp dụng khó khăn.12Một nguyên nhân nữa là trình độ hiểu biết pháp luật của người ápdụng chưa cao nên dẫn đến việc áp dụng luật không thành thạo, nhiều saisót.Thêm vào đó, hiện nay tình hình tội phạm ngày càng biến đổi nhanhchóng, nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, nguy hiểm hơn trong khi cácquy định của pháp luật lại chưa dự liệu được. Bên cạnh đó, trình độ, nănglực , trang bị của các cơ quan bảo vệ pháp luật lại hết sức đơn giản, hoạtđộng mang nặng tính hành chính sự nghiệp.Nguyên nhân tiếp theo là nguồn kinh phí chi cho hoạt động nghiêncứu, bồi dưỡng, đào tạo nhân lực còn chưa được đảm bảo. Điều đó dẫnđến người làm công tác còn hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao…3. Giải pháp.Một là: cần có khái niệm cụ thể về biện pháp bắt bị can, bị cáo đểtạm giam nhằm tạo ra một cách hiểu thống nhất về biện pháp ngăn chặnnày.Hai là: Cần phải quy định về các trường hợp bắt bị can, bị cáo đểngười có thẩm quyền áp dụng trên thực tế và tạo ra sự logic giữa các điềuluật.Ba là: thời hạn bắt bị can, bị cáo cần được quy định cụ thể, khôngthể để kéo dài gây khó khăn cho công tác tố tụng.Bốn là: nâng cao hơn nữa năng lực , trình độ, trách nhiệm và thái độlàm việc của đội ngũ nhân lực, Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị…Năm là,Cần phải ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất, chi tiếtviệc bắt các đối tượng là đại biểu dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩCAND; người có chức sắc trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người códanh tiếng, có uy tín lớn trong các dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ cótên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới vàngười nước ngoài.13Bộ Luật Tố tụng hình sự chưa có điều luật quy định việc bắt các đốitượng nêu trên. Trong khi đó việc bắt những “đối tượng đặc biệt” nàyđược quy định trong một số văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản củaĐảng và Bộ Công an, như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Công văn số 318/CV-BNV(V11)ngày 29/3/1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc xin ý kiếntrước khi bắt, giam, giữ một số đối tượng đặc biệt; chỉ thị số 52-CT/TWngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về phạm vi, trách nhiệm, quyền hạngiữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng VKSND,Ban cán sự Đảng TAND trong công tác bảo vệ Đảng và xử lý tội phạmliên quan đến cán bộ, đảng viên; Hướng dẫn số 05-HD/NCTW ngày15/01/2001 của Ban Nội chính Trung ương về sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác xử lý tội phạm theo tinh thần chỉ thị số 52-CT/TW ngày16/3/2000 của Bộ Chính trị về việc bắt giữ các đối tượng đặc biệt.* Nhận xét.Nhìn chung, các quy định của pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạmgiam là khá hoàn chỉnh và chính xác. Điều này đã giúp ích rất nhiều chocông tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tạo điều kiện thuận lợi chocông tác tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền mà còn là sự đảm bảoquan trọng cho các quyền tự do cá nhân của bị can, bị cáo không bị xâmphạm. Tuy còn tồn tại những hạn chế nhưng không thể phủ nhận nỗ lựccủa các chủ thể có thẩm quyền.C.Kết luận.Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là quy định cần thiết nhằm đảm bảoviệc thực thi pháp luật . Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đê các quyền tựdo của các nhân. Do vậy, việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định củapháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo các quyền tự do cánhân đó không bị xâm phạm . Để làm được điều đó trước hết đòi hỏi sự14cố gắng của tất cả các chủ thể có thẩm quyền để tránh tình trạng sai sótkhi thực hiện.15Danh mục tài liệu tham khảo- Trường Đại học Luật Hà Nội- Giáo trình Luật Tố tụng hình sự ViệtNam 2007- NXB CAND.- Bộ luật tố tụng hình sự- Viện khoa học pháp lý- Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự2003, NXB Tư pháp.- luathinhsu.wordpress.com16Mục Lục

Tài liệu liên quan

  • Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
    • 3
    • 716
    • 2
  • “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
    • 17
    • 567
    • 2
  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BÀO CHỮA CHO BỊ CAN, BỊ CÁO MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI BÀO CHỮA CHO BỊ CAN, BỊ CÁO
    • 18
    • 956
    • 0
  • BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
    • 14
    • 588
    • 0
  • những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao a trong mọi trường hợp, thẩm phán không được ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao a trong mọi trường hợp, thẩm phán không được ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam
    • 4
    • 368
    • 2
  • Thực trạng quy định của pháp luật về biện pháp bắt bị cáo, bị can để tạm giam, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Thực trạng quy định của pháp luật về biện pháp bắt bị cáo, bị can để tạm giam, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
    • 9
    • 1
    • 2
  • Những quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003 về biện pháp bắt bị căn, bị cáo để tạm giam Những quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003 về biện pháp bắt bị căn, bị cáo để tạm giam
    • 10
    • 1
    • 2
  • Lý luận chung về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam Lý luận chung về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
    • 5
    • 1
    • 5
  • Tiểu luận nghiên cứu nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Tiểu luận nghiên cứu nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự
    • 18
    • 1
    • 5
  • Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong luật tố tụng hình sự việt nam (tt) Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong luật tố tụng hình sự việt nam (tt)
    • 26
    • 215
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(98.5 KB - 17 trang) - “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Khái Niệm Bắt Bị Can Bị Cáo để Tạm Giam