Quy định Pháp Luật Về Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
- Thứ ba, 29/08/2023 |
- Tìm hiểu pháp Luật |
- 7440 Lượt xem
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự:
“1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.”
Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.”
Tư vấn quy định pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Thứ nhất: Bắt người, bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Bắt người là biện pháp ngăn chặn, bao gồm bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Người có thể bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người không bị Toà án quyết định đưa ra xét xử không phải là đối tượng bắt để tạm giam. Tuy vậy, không phải mọi bị can, bị cáo đều có thể bị bắt để tạm giam mà chỉ bị can, bị cáo được quy định ở Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự mới có thể bị bắt để tạm giam (xem bình luận Điều 88).
Thứ hai: Những người có quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể những người có quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Theo khoản 1 Điều luật đang được bình luận, những người đó là:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Điều luật quy định việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong khi điều tra, truy tố và trước khi xét xử. Do đó, nếu vụ án đã được đưa ra xét xử tại phiên toà mà cần thiết bắt người thì tuỳ trường hợp mà áp dụng các quy định khác của Bộ luật tố tụng hình sự.
Thứ ba: Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Khoản 2 và 3 Điều luật đang được bình luận quy định cụ thể thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Thủ tục đó gồm:
– Việc bắt bị can, bị cáo phải có lệnh. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
– Người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Biên bản về việc bắt phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt, người chứng kiến phải cùng ký vào biên bản. Nếu có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung của biên bản thì có quyền ghi ý kiến đó vào biên bản và ký tên.
– Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
– Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã. Ban đêm được tính từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng.
Điều luật quy định rõ hơn, cụ thể hơn theo hướng thu hẹp những người có quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Việc quy định như vậy là nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của bị can, bị cáo, đồng thời đề cao quyền và trách nhiệm của người cò quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật về bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Công ty Luật Hoàng Phi, mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6557
Tác giả: Nguyễn Văn Phi Kiểm duyệt bởi: Nguyễn Văn Phi Theo dõi chúng tôi trên: Đánh giá bài viết: Tagsbắt bị cantạm giamBÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không
Điều luật quy định hai tội gồm: Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không; Tội giao cho ngưòi không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đưòng...
Hành vi xúi giục làm người khác tự sát có coi là tội phạm không?
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ; Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của...
Tài xỉu trong bóng đá là gì? Chơi tài xỉu có phải cá độ không?
Tài xỉu trong bóng đá là kiểu cá độ bóng đá phổ biến trong đó người chơi sẽ chọn một con số về thông số nhất định trong một trận bóng mà nhà cái đưa ra như tổng số bàn thắng, tổng số thẻ, tổng số quả ném biên….trong tài xỉu bóng đá, thì mọi người thường chơi Tài Xỉu trên tổng số bàn thắng của một trận...
Đe doạ người khác bằng tin nhắn phạm tội gì?
Đe dọa tính mạng người khác là hành vi vi phạm pháp luật của một người bằng lời nói, hành động hoặc những thủ đoạn khác làm cho người khác lo sợ rằng mình có khả năng bị...
Tội cản trở giao thông đường thủy theo quy định mới nhất 2025
Cản trở giao thông đường thủy, được hiểu là hành vi khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thủy; tạo chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo...
Xem thêm
Bài viết xem nhiều nhất
Có Được Lập Di Chúc Thừa Kế Tài Sản Cho Con Dâu Không?
Có Được Lập Di Chúc Thừa Kế Tài Sản Cho Con Dâu Không?...
Thế chấp tài sản là gì?
Hiện nay, để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả...
Có nên Đầu tư trái phiếu không?
Có nên đầu tư trái phiếu không? là vấn đề được rất...
Rừng phòng hộ là gì?
Rừng là một trong những nguồn tài nguyên quý giá của...
[Cập nhật] Phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?
Đối với những văn bản hành chính, việc công chứng là...
Hướng dẫn tra cứu công bố mỹ phẩm
Tra cứu công bố mỹ phẩm không chỉ mang lại những thông...
Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ...
Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?
Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc...
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?
Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh...
Đội ngũ tư vấnBà Vũ Thu Hà
Ông Bùi Văn Đạt
Bà Ngô Linh Trang
Bà Nguyễn Cẩm Tú
Ông Nguyễn Cao Cường
Bà Nguyễn Hà Trang Nhung
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngự
Bà Nguyễn Thị Khánh Huyền
Ông Nguyễn Văn Phi
Bà Phạm Thị Kim Oanh
Bà Phạm Thị Phương
Bà Phạm Trần Minh Khuê
Bà Tô Kim Liên
Bà Trần Thị Diệu Linh
Bà Trần Thị Hiền
Bà Trần Thị Ngọc
Ông Trần Văn Nam
Ông Trần Vũ Long
Ông Trương Ngọc Vũ
Copyright: ©2012 Luật Hoàng Phi. All rights reserved.
GỌI: 1900.6557Tư vấn pháp luật Đăng ký tư vấn Tư vấn qua Zalo Tư vấn qua messenger Yêu cầu báo phí vụ việc Email liên hệ Luật Hoàng Philienhe@luathoangphi.vn Hotline 1: 0981.378.999 - Hotline 2: 0981.393.686Tư vấn Dịch vụ Doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Giấy phép, Đầu tư Hotline: 0904.686.594Tư vấn các vấn đề khác Zalo 1: 0981.378.999 - Zalo 2: 0981.393.686Tư vấn Dịch vụ Doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Giấy phép, Đầu tư Tư vấn qua messenger Yêu cầu báo giá dịch vụ Yêu cầu tư vấn dịch vụ Email liên hệ Luật Hoàng Philienhe@luathoangphi.vn0981.378.999
0981.393.686
Từ khóa » Khái Niệm Bắt Bị Can Bị Cáo để Tạm Giam
-
Quy định Về Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam Mới Nhất Năm 2022
-
BLTTHS 2015 Quy định Về Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam Như Thế ...
-
Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam - Luật LawKey
-
Tìm Hiểu Nội Dung Điều 113 BLTTHS Năm 2015 Về “Bắt Bị Can, Bọ ...
-
Tạm Giam Là Gì? Quy định Luật Tố Tụng Hình Sự Về Tạm Giam, Tạm Giữ ...
-
Một Số Nội Dung Mới Về Biện Pháp Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam ...
-
Hoàn Thiện Quy định Về Biện Pháp Bắt, Tạm Giam Trong Bộ Luật Tố ...
-
Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam - Hệ Thống Tư Vấn Luật Việt Online
-
[PDF] NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
-
Biện Pháp Tạm Giam Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
-
Quy định Về Bắt Bị Can - Bị Cáo để Tạm Giam - Luật Minh Gia
-
“Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phân Biệt Nghi Can, Nghi Phạm, Bị Can, Bị Cáo?
-
Quy định Về Tạm Giam Những Vấn đề Cơ Bản Cần Lưu