Quy định Về Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam Mới Nhất Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
- 1.1 1.1. Về đối tượng áp dụng:
- 1.2 1.2. Điều kiện áp dụng:
- 1.3 1.3. Căn cứ áp dụng:
- 1.4 1.4. Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
- 1.5 1.5. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
- 2 2. Thời gian tạm giam bị can để điều tra được quy định như thế nào?
- 3 3. Thời gian tạm giam tối đa làm bao nhiêu lâu?
- 4 4. Trường hợp phải áp dụng biện pháp tạm giam:
- 5 5. Quy chế về tạm giữ, tạm giam người phạm tội:
- 6 6. Không đánh nhau nhưng vẫn bị tạm giam phải làm thế nào?
1. Quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự thì bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Trường hợp bị can là pháp nhân thì quyền và nghĩa vụ của bị can sẽ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự thì bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 113 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo quy định tại Điều luật này thì có thể thấy:
1.1. Về đối tượng áp dụng:
Theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì có thể thấy đối tượng áp dụng của biện pháp này là bị can, bị cáo. Như vậy, có thể thấy đây là hai đối tượng đã bị khởi tố về hình sự (bị can) hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử (bị cáo). Các chủ thể không thuộc trường hợp trên thì không được coi là đối tượng áp dụng của biện pháp này.
1.2. Điều kiện áp dụng:
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 không quy định cụ thể về những trường hợp nào bị can, bị cáo có thể bị bắt để tạm giam. Tuy nhiên, dựa vào quy định tại khoản 1 Điều 119 của Bộ luật này thì có thể thấy các điều kiện để bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:
Thứ nhất, đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng (khoản 1 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự). Xuất phát từ mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội đồng thời trong trường hợp này, người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội thường nhận thức rõ được trách nhiệm pháp lí mà họ phải gánh chịu là rất nặng nề nên tìm mọi cách để trốn tránh gây khó khăn cho việc giải quết vụ án nên việc bắt tạm giam những đối tượng này là rất cần thiết. Các bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự thường sẽ phải chịu hình phạt rất nghiêm khắc bởi sự nguy hiểm của các loại tội này là rất cao. Đặc biệt là những bị can, bị cáo phạm tội về ma túy, giết người, xâm phạm an ninh quốc gia hoặc là tái phạm, tái phạm nguy hiểm…
Thứ hai, đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng đối tượng thuộc một trong những trường hợp sau: (khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự)
– Bị can bị cáo đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
– Bị can không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
– Có hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
– Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
– Có hành vi cưỡng ép, mua chuộc, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; giả mạo, tiêu hủy chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; có hành vi khống chế, đe dọa hoặc trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
1.3. Căn cứ áp dụng:
Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định cụ thể trong điều luật các căn cứ để bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Tuy nhiên, bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn cho nên khi bắt người cần phải thỏa mãn các quy định tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
Thứ nhất: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm;
Thứ hai: Khi có căn cứ chứng tỏ rằng người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp tạm giam
1.4. Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Thẩm quyền này được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
– Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp quyết định. Trường hợp Cơ quan điều tra ra lệnh bắt thì lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát là một thủ tục pháp lí bắt buộc nhằm kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của lệnh bắt để để đảm bảo hiệu lực của lệnh bắt người cũng như sự cần thiết phải bắt tạm giam bị can. Giúp hạn chế tình trạng lạm dụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để tác động một cách trái pháp luật đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vì những mục đích cá nhân.
– Trong giai đoạn truy tố, việc bắt bị can để tạm giam do Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định.
– Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử quyết định.
1.5. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự:
– Trước hết, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh bắt của người có thẩm quyền; lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu cơ quan. Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải đảm bảo yêu cầu pháp lí nêu trên mới có giá trị thi hành. Lệnh bắt người vi phạm thủ tục như bắt người theo lệnh miệng, lệnh bắt của người không có thẩm quyền, lệnh bắt không ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh,… hay không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì không có hiệu lực thi hành.
– Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe. Người thi hành phải lập biên bản về việc bắt, giao lệnh, quyết định này cho người bị bắt.
Xem thêm: Bị hại có được quyền đề nghị hình phạt cho bị cáo không?– Khi bắt phải lập biên bản bắt người. Biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản.
– Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Ngoài ra, khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Nếu bắt người tại nơi khác thì phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, vì vậy khi tiến hành lệnh phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hay đại diện cơ quan tổ chức nơi người bị bắt cư trú, làm việc. Đại diện chính quyền địa phương tham gia với tư cách là người quản lí về nhân hộ khẩu của người bị bắt trong địa bàn quản lí của mình. Gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, đồng thời sự có mặt cuat chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ giúp sức khi cần thiết để thực hành lệnh bắt người được thuận lợi. Sự có mặt của người láng giềng trong trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam tại nơi cư trú có ý nghĩa đảm bảo việc bắt người được công khai dân chủ, đồng thời tăng cường tính giáo dục tuyên truyền pháp luật.
Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam không mang tính chất cấp bách như bắt người trong trường hợp khẩn cấp, quả tang hay truy nã. Vì vây, để đảm bảo chính đáng quyền lợi của người bị bắt, của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, tránh gây căng thẳng do việc bắt người gây ra tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng sunh sự quy định: “không được bắt người vào ban đêm…”. Ban đêm được tính từ 22h tối hôm trước tới 6h sáng hôm sau, điều đó có nghĩa là chỉ có thể bắt bị can, bị cáo để tạm giam từ 6h sáng tới 22h đêm. Ngoài thời gian đó mà bị bắt là vi phạm thủ tục Tố tụng hình sự.
2. Thời gian tạm giam bị can để điều tra được quy định như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật luật sư! Tôi có một câu hỏi như sau rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Bạn tôi vừa bị cơ quan công an ra lệnh bắt bị can để tạm giam? Vậy tôi muốn hỏi thời gian tạm giam điều tra được quy định như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Tại điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về thời hạn tạm giam bị can để điều tra như sau:
Thứ nhất, thời hạn tạm giam bị can để điều tra là không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng và không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp mà xét thấy cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
– Đối với tội phạm nghiêm trọng: gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: gia hạn tạm giam hai lần và mỗi lần không quá 04 tháng.
Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định rõ ràng thời gian để được tạm giam bị can để điều tra. Trường hợp của bạn của bạn cần xác định thuộc loại tội phạm nào, khi đó chiếu theo quy định trên sẽ có căn cứ về thời gian được phép tạm giam.
3. Thời gian tạm giam tối đa làm bao nhiêu lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Chồng tôi bị bắt ở 40 Hàng Bài bắt vào ngày 07/09/2020. Vì có ma túy trong người. Nhưng số lượng qua ít nên đã trả hồ sơ về quận,nơi chồng tôi bị bắt. Hiện tại chồng tôi đang bị tạm giam, đến bây giờ đã gần 5 tháng. Mà tôi vẫn chưa thấy có cáo trạng hay bất cứ thông tin gì. Tôi có ra gặp bên điều tra thì người ta nói là số lượng ma túy chồng tôi mang theo không đủ để truy tố. Tôi muốn biết như vậy chồng tôi có bị xét xử không? Hay sẽ được về và nếu về thì thời gian là bao lâu ạ? Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý như sau:
“Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm…”
Chồng bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý Hoặc có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo tại mục 3.6 Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP . Đồng thời, theo Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về thời hạn tạm giam để điều tra quy định:
Thứ nhất, thời hạn tạm giam bị can để điều tra là không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng và không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp mà xét thấy cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
– Đối với tội phạm nghiêm trọng: gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: gia hạn tạm giam hai lần và mỗi lần không quá 04 tháng.
Hiện tại chồng bạn bị tạm giam gần 5 tháng thì bạn yêu cầu công an điều tra cho bạn biết lý do chồng bị tam giam lâu mà trong khi giải thích nếu chồng bạn bị truy cứu trách nhiệm về khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 thuộc tội nghiêm trọng với thời gian tạm giam không quá 3 tháng, nếu có gia hạn thì tổng sẽ không quá 05 tháng nên đã hết thời gian tạm giam. Thứ hai nếu chồng bạn không đủ chịu trách nhiệm hình sự với khối lượng ma túy ít mà cơ quan công an không thấy trả tự do cho chồng bạn thì bạn có thể làm đơn khiếu nại về hành vi bắt người sai trái của cơ quan công an.
4. Trường hợp phải áp dụng biện pháp tạm giam:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Trong lúc tôi ngồi uống rượu với bạn có một thanh niên vào kiếm chuyện và đánh tôi trước. Tôi tức giận đi ra ngoài thì thấy con dao, sau đó tôi có chém thanh niên đó vài nhát. Thanh niên đó làm đơn đơn lên cơ quan công an huyện. Giờ công an huyện mời tôi lên làm việc. Vậy tôi muốn hỏi nếu tôi lên thì tôi có bị tạm giam không? Nếu tôi không lên và bỏ đi nơi khác thì có bị truy nã không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm: Hồ sơ quản lý tạm giam, quản lý tạm giữ gồm những gì?Luật sư tư vấn:
Trước tiên bạn cần xác định cơ quan công an mời bạn lên làm việc dưới hình thức nào, có giấy triệu tập không? Nếu trường hợp có giấy triệu tập mà bạn không lên làm việc sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật. Khi bạn lên lấy lời khai, cơ quan điều tra không được phép áp dụng ngay biện pháp tạm giam với bạn. Biện pháp tạm giam chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng (khoản 1 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự). Xuất phát từ mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội đồng thời trong trường hợp này, người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội thường nhận thức rõ được trách nhiệm pháp lí mà họ phải gánh chịu là rất nặng nề nên tìm mọi cách để trốn tránh gây khó khăn cho việc giải quết vụ án nên việc bắt tạm giam những đối tượng này là rất cần thiết. Các bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự thường sẽ phải chịu hình phạt rất nghiêm khắc bởi sự nguy hiểm của các loại tội này là rất cao. Đặc biệt là những bị can, bị cáo phạm tội về ma túy, giết người, xâm phạm an ninh quốc gia hoặc là tái phạm, tái phạm nguy hiểm…
Thứ hai, đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có hình phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng đối tượng thuộc một trong những trường hợp sau: (khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự)
– Bị can bị cáo đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
– Bị can không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
– Có hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
– Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
– Có hành vi cưỡng ép, mua chuộc, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; giả mạo, tiêu hủy chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; có hành vi khống chế, đe dọa hoặc trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Như vậy, nếu bạn chưa nhận được quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra không có quyền áp dụng biện pháp tạm giam với bạn. Theo đó, cơ quan điều tra sẽ có thẩm quyền triệu tập bạn để tiến hành lấy lời khai phục vụ cho quá trình điều tra vụ án.
Vấn đề truy nã được xác định được đặt ra trong trường hợp trong quá trình điều tra bạn có dấu hiệu của tội phạm mà bỏ trốn, Thủ trưởng cơ quan điều tra cơ quyền ra quyết định truy nã.
5. Quy chế về tạm giữ, tạm giam người phạm tội:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, chồng con vừa mới bị bắt 3 ngày trước về ma tuý, có lệnh bắt khẩn cấp và khi bắt chồng con không có heroin ở trong người cũng như không lục soát thấy ở nhà. Con không rõ khi bắt chồng con có đang giao hàng cho người ta hay không. Vậy cho con hỏi án của chồng con giao động từ bao nhiêu năm với tội buôn bán chất ma tuý ạ. Và cho con hỏi trong thời kì tạm giam chồng con có được ăn uống đầy đủ không ạ. Vì các chú công an điện thoại bảo con đem tiền kí nhận gửi cho chồng con ở căng tin ăn uống, nhưng con hỏi và được biết thời kì tạm giam chồng con không được ra khỏi phòng tạm giam thì có sử dụng được số tiền ấy để ăn uống hay không hay lại không được ăn uống ở căng tin như lời con được biết. Mong luật sư phản hồi sớm giúp con ạ, con xin cám ơn.?
Luật sư tư vấn:
Vì bạn không nêu rõ hành vi cụ thể cuả chồng bạn như thế nào nên không có đủ căn cứ để xác định chồng bạn bị xử lý như thế nào. Bạn có thể tham khảo quy định tại Khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Về quy chế trại giam tại Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 113/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 14/12/2021:
– Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg cá ; 01 kg thịt lợn; 0,5 kg đường; 0,2 lít dầu ăn; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
– Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền, có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở giam giữ.
Như vậy, đối với trường hợp chồng của bạn là trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì căn cứ theo quy định trên thì tiêu chuẩn ăn trong một tháng của chồng bạn là 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg cá ; 01 kg thịt lợn; 0,5 kg đường; 0,2 lít dầu ăn; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than, định lượng này do Nhà nước cấp. Trường hợp việc đưa tiền ký nhận cho người tạm giữ, tạm giam pháp luật không quy định vì vậy bạn có thể mua quà hoặc đồ dùng sinh hoạt cho chồng bạn, nhưng bạn cũng phải lưu ý rằng lượng quà không được vượt quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy định cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam.
6. Không đánh nhau nhưng vẫn bị tạm giam phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một người bạn là nam bị bắt giam vì tham gia đánh hội đồng ạ, nhưng sự thật thì bạn ấy không tham gia, những người chứng kiến sự việc đã làm chứng cho bạn ấy vô tội nhưng công an vẫn bắt giam bạn ấy. Có cách nào giúp bạn không ạ. Năm nay bạn ấy 18 tuổi ạ.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về đồng phạm thì đồng phạm được xác định là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Thứ hai, phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Thứ ba, người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Trong đó:
– Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm;
– Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm;
– Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm;
– Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
Xem thêm: Tố cáo sai phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giamThứ tư, người đồng phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Theo đó, nếu bạn nam này và những người khác cố ý cùng thực hiện tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, tuy bạn này không tham gia trực tiếp nhưng có thể là người tổ chức là chỉ huy việc đánh nạn nhân hay là người xúi giục như kích động, dụ dỗ, thúc đẩy thông qua lời nói hành động khiến cho những người đó đánh nạn nhân hay là người giúp sức cho việc thực hiện tội phạm bằng cách chuẩn bị các công cụ phạm tội thì bạn nam sẽ là đồng phạm với tội cố ý gây thương tích không phải với vai trò người thực hành. Với hành vi này, các bạn đánh hội đồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017:
– Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người…
Với hành vi đánh hội đồng cố ý gây tổn hại sức khỏe cho người khác thì tùy vào tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân mà các bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt khác nhau. Bạn của bạn hiện nay 18 tuổi đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trừ những tội phạm mà bộ luật này có quy định.
Bạn của bạn đang bị tạm giam. Tạm giam là một trong các biện pháp ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án. Tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
– Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
– Tạm giam là biện pháp có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội …
Đồng thời, Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra:
Thứ nhất, thời hạn tạm giam bị can để điều tra là không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng và không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai, trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp mà xét thấy cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
– Đối với tội phạm nghiêm trọng: gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: gia hạn tạm giam hai lần và mỗi lần không quá 04 tháng.
Theo đó, nếu bạn này là đồng phạm và bị khởi tố theo khoản 1 của Điều 134 thì mức phạt là cải tạo không tham giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm thuộc tội phạm ít nghiêm trọng nên bạn nam sẽ bị tạm giam trong 2 tháng và được gia hạn một lần không quá 1 tháng nên tối đa thời gian tạm giam là 3 tháng.
Nếu bạn nam là đồng phạm bị khởi tố theo khoản 2 Điều 134 thì mức phạt là phạt tù từ 2 đến 6 năm sẽ thuộc tội phạm nghiêm trọng nên bạn nam sẽ bị tạm giam không quá 3 tháng và được gia hạn tạm giam một lần tối đa không quá 2 tháng nên thời gian tạm giam tối đa không quá 5 tháng.
Nếu bạn nam là đồng phạm bị khởi tố theo khoản 3, 4 Điều 134 thì mức phạt tù từ 5 đến 10 năm và từ 7 năm đến 14 năm sẽ thuộc tội phạm rất nghiêm trọng nên thời hạn tạm giam 4 tháng và có thể được gia hạn tạm giam 1 lần không quá 3 tháng nên thời hạn tạm giam tối đa 7 tháng.
Nếu bạn nam là đồng phạm bị khởi tố theo khoản 5 Điều 134 thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân sẽ thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn điều tra là 4 tháng và có thể được gia hạn 2 lần mỗi lần không quá 4 tháng nên tối đa là 12 tháng.
Theo đó, bạn có thể tự xác định xem bạn của bạn có thuộc trường hợp bị tạm giam như trên không chỉ bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Nếu là tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hạn tạm giữ không quá 12 giờ, có thể kéo dài hơn đến 24 giờ kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm, ở vùng biên giới xa xôi có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, hết thời hạn này bạn nam sẽ được thả. Còn nếu bạn nam bị tam giam thì gia đình bạn nam có thể làm thủ tục để bảo lĩnh bạn ấy ra ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam và phải tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân bị can thì sẽ được xem xét cho được bảo lĩnh. Người bảo lĩnh cho bạn nam là người thân thích của bạn này và ít nhất phải là 2 người. Những người này phải đảm bảo các điều kiện sau: đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý được bạn nam này và phải lập giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương nơi họ đang cư trú thì bạn nam sẽ không bị tạm giam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017;
– Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của “Bộ luật hình sự năm 2015”;
– Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 113/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 14/12/2021;
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Từ khóa » Khái Niệm Bắt Bị Can Bị Cáo để Tạm Giam
-
BLTTHS 2015 Quy định Về Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam Như Thế ...
-
Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam - Luật LawKey
-
Quy định Pháp Luật Về Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam Mới Nhất
-
Tìm Hiểu Nội Dung Điều 113 BLTTHS Năm 2015 Về “Bắt Bị Can, Bọ ...
-
Tạm Giam Là Gì? Quy định Luật Tố Tụng Hình Sự Về Tạm Giam, Tạm Giữ ...
-
Một Số Nội Dung Mới Về Biện Pháp Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam ...
-
Hoàn Thiện Quy định Về Biện Pháp Bắt, Tạm Giam Trong Bộ Luật Tố ...
-
Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam - Hệ Thống Tư Vấn Luật Việt Online
-
[PDF] NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
-
Biện Pháp Tạm Giam Trong Tố Tụng Hình Sự Việt Nam
-
Quy định Về Bắt Bị Can - Bị Cáo để Tạm Giam - Luật Minh Gia
-
“Bắt Bị Can, Bị Cáo để Tạm Giam - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phân Biệt Nghi Can, Nghi Phạm, Bị Can, Bị Cáo?
-
Quy định Về Tạm Giam Những Vấn đề Cơ Bản Cần Lưu