Bất Phương Trình Bậc Nhất Một ẩn Có Dạng Là Gì ? Lý Thuyết Và Ví Dụ

Home » Toán Học » Bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng là gì ? Lý thuyết và ví dụ – Toán lớp 8 Toán Học Bất phương trình bậc nhất một ẩn có dạng là gì ? Lý thuyết và ví dụ – Toán lớp 8 admin.ta 30 Tháng Mười Hai, 2021 11 Views 0 SaveSavedRemoved 0
bat phuong trinh bac nhat mot an

Bất phương trình bậc nhất một ẩn có những thông tin, nội dung nào cần bạn cần theo dõi và ghi nhớ. Cùng tìm hiểu ngay nội dung trong bài viết này để hiểu rõ nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Giải bài toán bằng cách lập phương trình Lớp 8 – Hướng dẫn các bước giải
  • Bí quyết giải bài toán bằng cách lập phương trình với các dạng khác nhau

      Bất phương trình bậc nhất một ẩn là gì ?

Tóm tắt nội dung

  • 1       Bất phương trình bậc nhất một ẩn là gì ?
  • 2        Hai quy tắc biến đổi bất phương trình
  • 3          Giải phương trình bậc nhất một ẩn
  • 4         Bài tập vận dụng giải bất phương trình

– Bất phương trình một ẩn là bất phương trình có dạng ax + b < 0 ( hoặc ax + b > 0, ax + b ≤ 0, ax + b ≥ 0 ) trong đó a và b là hai số đã cho, a ≠ 0.

       Hai quy tắc biến đổi bất phương trình

–  Quy tắc chuyển vế:

+) Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.

– Quy tắc nhân với một số: 

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:

+) Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.

+) Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.

         Giải phương trình bậc nhất một ẩn

Áp dụng hai quy tắc biến đổi trên, ta giải bất phương trình bậc nhất một ẩn như sau:

Dạng ax + b > 0 ⇔ ax > – b

⇔ x > – b/a nếu a > 0 hoặc x < – b/a nếu a < 0.

Vậy bất phương trình có tập nghiệm là

nghiem phuong trinh bac nhat

Các dạng toán như ax + b < 0, ax + b ≤ 0, ax + b ≥ 0 tương tự như trên

bat phuong trinh bac nhat mot an

        Bài tập vận dụng giải bất phương trình

Bài tập 1: Giải các bất phương trình sau:

a)  2x – 3 > 0

b) 2x – 1 ≤ 3x – 7

– Hướng dẫn giải

a)

Ta có: 2x – 3 > 0

⇔ 2x > 3 (chuyển – 3 sang VP và đổi dấu)

⇔ 2x:2 > 3:2 (chia cả hai vế cho 2)

⇔ x > 3/2.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là { x| x > 3/2 }.

b)

Ta có: 2x – 1 ≤ 3x – 7 ⇔ – 1 + 7 ≤ 3x – 2x

⇔ x ≥ 6.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là { x| x ≥ 6 }.

Cám ơn bạn đã theo dõi những thông tin chúng tôi đã chia sẻ đến bạn trong bài viết, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo !

Người xem: 478

Từ khóa » định Nghĩa Hệ Bất Phương Trình Bậc Nhất Một ẩn