Bí Quyết Tạo Ra Lợi Nhuận Từ Phụ Phẩm Nông Nghiệp

Vốn được biết đến là một đất nước nông nghiệp, Việt Nam hàng năm đều có một lượng lớn các loại phụ phẩm nông nghiệp dư thừa thải ra môi trường sau khi thu hoạch nông sản. Tuy nhiên, những nguyên liệu này chưa được chú trọng triệt để và được cho là “rác thải” dẫn đến nhiều cách xử lý không đúng, gây ô nhiễm môi trường. Vậy làm cách nào để “làm giàu” từ phụ phẩm nông nghiệp? Xem hết bài viết này để có được bí quyết nhé!

Phụ phẩm nông nghiệp là gì?

Phụ phẩm nông nghiệp bao gồm những gì?

Phụ phẩm nông nghiệp (hay còn gọi là phế phẩm nông nghiệp) là sản phẩm thứ cấp phát sinh trong quá trình sản xuất, chế biến các loại cây công nghiệp, lương thực, hoa quả, thực phẩm… của nhà nông. Các phế phẩm nông nghiệp thường thấy trong cuộc sống bao gồm: vỏ trấu, mùn cưa, bã mía, cùi ngô, bẹ ngô, xơ dừa, rơm, rạ, cám…

phu-pham-nong-nghiep

Phụ phẩm nông nghiệp từ ngô như cùi, vỏ có rất nhiều sau mùa thu hoạch

Một số phụ phẩm nông nghiệp có thể bán được nhưng giá trị không cao, số khác thì được coi là “rác thải” và được xử lý bằng cách đốt bỏ hoặc vứt vào bãi rác.

Phụ phẩm nông nghiệp có phải là một loại “rác thải” bỏ đi?

Trước đây, phụ phẩm nông nghiệp được nông dân Việt Nam tận dụng rất nhiều trong chăn nuôi, trồng trọt, thậm chí là sáng tạo thành các vật dụng, vật liệu xây dựng trong nhà. Nếu phụ phẩm nông nghiệp đã từng được ứng dụng nhiều như thế trong quá khứ thì tại sao vào thời điểm hiện tại chúng lại được coi là “rác thải” và bị người nông dân bỏ đi?

Có nhiều nguyên nhân khiến nhà nông không còn “mặn mà” với phế phẩm nông nghiệp như trước

  • Lượng nguyên liệu dư thừa mỗi năm quá lớn, không có giá trị gì nhiều nên đốt hay vứt đi là biện pháp nhanh nhất.
  • Sự tiện lợi khi sử dụng các sản phẩm thay thế có sẵn được sản xuất hàng loạt ngày nay (phân bón hóa học, thức ăn gia súc tổng hợp, nhựa…)
  • Cơ giới hóa trong nông nghiệp giúp con người tiết kiệm hơn rất nhiều sức lực hơn trong công việc đồng áng. Tuy nhiên, phụ phẩm công nghiệp lại được coi là “rác thải” dư thừa của quá trình sản xuất, được người nông dân đốt ngay trên đất.

Những thực trạng đáng buồn của việc xử lý phế phẩm nông nghiệp xảy ra trong đời sống

  • Đốt rơm rạ hàng loạt sau mùa vụ  làm khói lan tỏa khắp nơi gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người và mất an toàn giao thông.

phu-pham-nong-nghiep

Đốt đồng sau mùa vụ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường

  • Đổ trấu ra sông, ao hồ làm chúng nổi lềnh bềnh khắp nơi, chìm xuống đáy gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt người dân dọc hai bên sông.
  • Vứt bẹ và cùi ngô ra bãi rác làm đầy bãi chứa, rác thải sinh hoạt không có chỗ xử lý.

Chúng ta không thể phủ nhận sự tiện ích mà khoa học – kỹ thuật mang lại cho đời sống, nhất là ứng dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nhà nông cần xem xét lại việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp sao cho hợp lý bởi chúng là những nguyên liệu tự nhiên không gây hại cho sức khỏe con người và tốt cho môi trường. Nếu biết tận dụng, tái chế thì không những tạo thêm nhiều điều kiện việc làm cho nhiều lao động nông thôn mà còn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường.

Vậy phụ phẩm nông nghiệp có phải là một loại “rác thải” cần bỏ đi hay không? Câu trả lời của EcoClean là KHÔNG bởi người nông dân có thể tận dụng chúng theo nhiều cách khác nhau. Một trong số những biện pháp hiệu quả nhất để sinh ra giá trị chính là trở thành nguyên liệu để ủ phân hữu cơ bón cho cây!

Phụ phẩm nông nghiệp – nguyên liệu làm phân bón cho cây trồng chất lượng nhất

Tại sao chúng ta nên chuyển qua sử dụng phân bón hữu cơ thay vì vô cơ như hiện tại?

Vốn dĩ diện tích đất trồng/canh tác tại Việt Nam đã rất ít (địa hình chủ yếu ở nước ta là cao nguyên, đồi núi), còn thường xuyên luân canh, tăng vụ liên tục nên đất dễ bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Nông sản trồng trên đất bị bạc màu sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, dễ mắc sâu bệnh hại dẫn đến sản lượng và chất lượng đều không cao. 

phu-pham-nong-nghiep

Bón phân hóa học lâu dài sẽ dẫn đến đất canh tác bạc màu, nghèo dinh dưỡng

Nếu trường hợp trên xảy ra trong thực tế, nhà nông thường sẽ sử dụng ngay phân bón hóa học để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, mặc dù làm tỷ lệ sống của cây trồng cao hơn nhưng chỉ có thể trong thời gian ngắn và đất canh tác sẽ bạc màu hơn, tại sao vậy?

Bởi sử dụng phân bón hóa học tràn lan sẽ khiến đất mất đi phần lớn lượng chất hữu cơ vốn có, còn bị khô cứng bởi tồn dư các chất hóa học và nhiều hậu quả như:

  • Phân hóa học làm giảm sự miễn dịch của cây trồng với các loại sâu bệnh.
  • Phân hóa học ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết.
  • Phân hóa học gây nguy hiểm, độc hại đến môi trường sống và sức khỏe con người.

Xem thêm bài viết: Bí quyết hạn chế tác hại của phân bón hóa học 

Chính vì vậy, việc hạn chế sử dụng phân hóa học trong trồng trọt và chuyển hướng sang các loại phân bón hữu cơ đang là giải pháp tối ưu nhất để phục hồi đất sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay.

Phụ phẩm nông nghiệp – nguyên liệu làm phân bón hữu cơ cực kỳ có lợi cho cây trồng 

phu-pham-nong-nghiep

Phụ phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để làm phân bón hữu cơ

Theo thống kê của Tổ chức phát triển Hà Lan, riêng với các phụ phẩm từ lúa gạo, trung bình mỗi năm Việt Nam sản xuất ra xấp xỉ 40 triệu tấn. Tổng sản lượng phụ phẩm nông nghiệp hằng năm ở nước ta có thể đạt tới 50 triệu tấn – một khối lượng khổng lồ nếu ta xem chúng là rác thải ra. Nhưng khi biến số phụ phẩm này thành phân bón hữu cơ và nhìn lại nhu cầu tiêu thụ phân bón tại nước ta (xấp xỉ khoảng 11 triệu tấn) thì khác. Nếu người Việt có thể tận dụng được lượng nguyên liệu có sẵn này làm phân bón thì chúng ta có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và hướng tới việc xuất khẩu thay vì sử dụng phân bón hóa học.

Phụ phẩm nông nghiệp khi được chuyển đổi thành nguyên liệu làm phân hữu cơ sẽ giúp nhà nông giải quyết nhiều vấn đề

  • Giảm bớt chi phí bỏ ra để mua phân bón hóa học.
  • Xử lý được số lượng lớn “rác thải” hữu cơ mà còn kiếm thêm lợi nhuận từ việc này.
  • Cải thiện chất lượng đất trồng, đất canh tác ngày một “giàu” dinh dưỡng, tơi xốp, khiến đất trở nên “đen” hơn.

phu-pham-nong-nghiep

Cải thiện đất ngày một “giàu dinh dưỡng hơn nhờ phân bón từ phụ phẩm nông nghiệp

  • Cây trồng được cung cấp các nguyên tố dễ hấp thụ, sản lượng và giá trị dinh dưỡng ngày một cao.
  • Ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, nhất là các bệnh về rễ cây.
  • Đáp ứng đúng xu hướng “sống xanh – sạch – lành” của người tiêu dùng.

Cũng theo kết quả nghiên cứu gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng phụ phẩm trồng trọt có giá trị dinh dưỡng cao (từ 45 – 70% tổng chất dinh dưỡng tiêu hóa) và có khả năng cung cấp lớn lượng calo (1662 – 2549 kcal/kg chất khô) cho đất và cây trồng. Thế nên, phụ phẩm nông nghiệp được coi là nguyên liệu làm phân hữu cơ có lợi nhất cho cây trồng và đất canh tác.

Phụ phẩm nông nghiệp – Rác thải hữu cơ tạo ra lợi nhuận bất ngờ

Trong Hội thảo “Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý phụ phẩm nông nghiệp” được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực chia sẻ rằng: “Đa số nông dân ở các vùng nông thôn không còn sử dụng chất thải trồng trọt làm chất đốt mà đốt bỏ ngay tại ruộng. Điều này đang gây lãng phí lượng phụ phẩm nông nghiệp vốn có thể làm nguyên liệu ủ phân hữu cơ vốn tốt cho nhà nông và môi trường.”

Cũng theo tính toán của Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ, nếu chỉ tính riêng lượng phụ phẩm nông nghiệp từ lúa là rơm rạ thì: 1 ha thu được 6 tấn rơm rạ, nếu đem ủ và sản xuất sẽ được 3,5 – 4 tấn phân hữu cơ. Diện tích trồng lúa một vụ của cả nước khoảng 4 triệu ha, lượng rơm rạ đốt bỏ 80%, nghĩa là đã đốt gần 40 ngàn tỷ đồng mỗi năm, chưa kể các phụ phẩm khác cũng không được xử lý.

Cách phụ phẩm nông nghiệp tạo ra lợi nhuận

Hiện nay, nhiều kỹ thuật – công nghệ đã được ứng dụng tại Việt Nam nhằm xử lý phụ phẩm trong nông nghiệp như: pin từ vỏ trấu, phân ủ vi sinh hữu cơ, trồng nấm linh chi, làm đồ thủ công mỹ nghệ… Trong đó, ủ phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp vừa dễ thực hiện, vừa mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân nhất. 

Tại thời điểm hiện tại, nhu cầu phân hữu cơ hay phân hữu cơ vi sinh dùng trong trồng trọt là rất lớn. Nhiều công ty, nhà máy ở khắp cả nước đang thu mua những sản phẩm ủ phân hữu cơ do chính người nông dân sản xuất. Chính vì vậy, nhà nông hoàn toàn có thể tự ủ phân hữu cơ và kiếm thêm nhiều lợi nhuận hơn từ chính nguyên liệu mà chúng ta đã từng coi là “rác thải” này.

phu-pham-nong-nghiep

Ủ phân hữu cơ đem lại nhiều lợi ích cho nhà nông

EcoClean cũng là một trong các công ty thu mua phân bón hữu cơ hiện nay tại thị trường Việt Nam mà nhà nông có thể tìm đến. Mọi thông tin cũng như phương thức mua bán, vui lòng liên hệ hotline: 0909 752 990 hoặc Fanpage Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost

Cách ủ phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp bằng vi sinh ủ phân EcoClean Compost

Khi biết những lợi ích từ phân hữu cơ mang lại, nhà nông đã muốn tự bắt tay vào thực hiện một mẻ ủ phân hữu cơ hay chưa? Dưới đây, EcoClean sẽ hướng dẫn bạn các bước tự ủ phân với EcoClean Compost – bí quyết tạo ra thành phẩm phân hữu cơ vi sinh chất lượng, tuyệt vời nhất!

Tại sao lại là EcoClean Compost?

Do vi sinh vật trong chế phẩm được kích hoạt ngay sau khi được phóng thích ra ngoài môi trường, nên các chất hữu cơ nhanh chóng được phân hủy (rơm rạ chỉ mất từ 7 – 10 ngày, thông thường mất hơn 20 ngày). Vì vậy tiết kiệm được 20 – 30% lượng phân bón cho vụ lúa tiếp theo. Đồng thời, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 3 – 4 lần/vụ, tăng hiệu quả kinh tế từ 4 – 6 triệu/ha. 

phu-pham-nong-nghiep

Với EcoClean Compost nhà nông sẽ có được mẻ ủ nhanh chóng – tiết kiệm thời gian

Ngoài ra, vi sinh vật có thể hoạt động trong điều kiện nước nhiễm mặn nên có thể phân hủy rơm, gốc rạ thành nguồn thức ăn cho tôm sau khi thu hoạch lúa trong canh tác lúa tôm. Bên cạnh đó, chế phẩm còn có thể dùng để ủ phân hữu cơ từ các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt như thân cành thanh long, ngô, khoai, vỏ cà phê … với thời gian ủ rất nhanh.

Xem thêm bài viết: Quy trình ủ phân hữu cơ 

Kết luận

Những bí quyết trên không chỉ giúp bạn tận dụng được những phụ phẩm nông nghiệp để sinh lợi nhuận mà còn giúp bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Mong rằng với những sản phẩm hiệu quả và an toàn từ EcoClean, bạn sẽ có được bí quyết tự làm giàu cho bản thân và môi trường sống nhé! Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

  • TẬN DỤNG RÁC THẢI SINH HOẠT ĐỂ SỐNG XANH CÙNG ECOCLEAN
  • TRỒNG RAU BẰNG RÁC NHÀ BẾP – TƯỞNG KHÔNG DỄ MÀ DỄ KHÔNG TƯỞNG

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM

Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982

Email: [email protected]

Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost

Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM

Từ khóa » Các Phế Phụ Phẩm Nông Nghiệp Là Gì