Phụ Phẩm Nông Nghiệp Và Giá Trị Kinh Tế Mang Lại - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.84 KB, 22 trang )

Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiMỤC LỤCDANH SÁCH BẢNG1Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiDANH SÁCH HÌNHLỜI NÓI ĐẦUViệt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa với một số ngànhchủ lực về kinh tế trong đó có ngành nông nghiệp. Mặc dù, nhiều diện tích đất nôngnghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng cho ngành công nghiệp. Số lượng các khucông nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng lên, chiếm dần diện tích đất nông nghiệp. Tuy2Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạinhiên sản lượng nông nghiệp không ngừng gia tăng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệpvà phát triển nông thôn sản lượng lúa niên vụ 2015/2016 đạt mức 44,94 triệu tấn, sảnlượng cà phê niên vụ 2015/2016 đạt 28,7 triệu bao, sản lượng ngô năm 2014 đạt 5,19 triệutấn. (Nguồn: Cục xúc tiến thương mại, 2016)Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh sản phẩm chínhcòn có phụ phẩm. Cùng với việc gia tăng sản lượng nông nghiệp hàng năm, phụ phẩmnông nghiệp như rơm rạ, trấu, vỏ lạc,...cũng tăng lên đáng kể. Một số nơi người nông dânsử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm chất đốt nhưng hiệu quả chưa cao, đốt bỏ gây ônhiễm môi trường. Việc nghiên cứu tái sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp để phục vụcho đời sống và công nghiệp càng trở nên cần thiết để bảo vệ môi trường, qua đó gópphần hướng tới một nền nông nghiệp xanh và bền vững. Trong khoảng hai thập kỷ qua,không chỉ các nước đang phát triển và tổ chức FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệpLiên hợp quốc) coi việc nghiên cứu chế biến và sử dụng nguồn phụ phẩm như một chiếnlược quan trọng, mà ngay cả các nước có ngành chăn nuôi tiên tiến như các nước Bắc Âucũng hết sức quan tâm. Đối với Việt Nam, đây thực sự là một hướng đi mới và có triểnvọng trong tương lai.3Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiChương 1TỔNG QUAN VỀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP1.1 Khái quát chung về phụ phẩm nông nghiệpPhụ phẩm nông nghiệp phát sinh trong quá trình trồng trọt, chế biến các loại câylương thực, cây ăn trái, hoa quả, thực phẩm...Theo dự báo của tổ chức Lương thực thế giới (FAO), sản lượng ngũ cốc thế giớinăm 2013 có thể đạt mức kỷ lục mới là 1259 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm trước và caohơn mức 1167 triệu tấn năm 2011. (Nguồn: Hoàng Ngọc Thuận, Đặng Thanh Long, 2010. Sử dụng rơm rạcây trồng vụ trước bón cho cây trồng vụ sau trên đất bạc màu Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát triển, TrườngĐại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 8.)Thành phần chủ yếu của phụ phẩm nông nghiệp là chất hữu cơ và nó là loại phế thảichiếm nhiều nhất trong các chất thải hữu cơ.Kết quả ước tính lượng phụ phẩm từ trồng trọt của Viện Môi trường Nông nghiệp đãcho thấy lượng phụ phẩm này là rất lớn, kết quả này được thể hiện ở bảng 1.1Bảng 1. Ước tính khối lượng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp chính ở Việt NamTên phụphẩmRơmThân cây ngôDây lạcDây langNgọn, lá sắnLá míaTổng cộngDiện tích gieo trồng(triệu ha/ năm)Khối lượng phụ phẩm(triệu tấn chất khô/ năm)7,50,650,270,260,230,28-25,02,00,480,240,290,4228,4(Nguồn: Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, 2002. Số liệu thống kê 2001, NXB Thống kê)Những phụ phẩm này thực sự là nguồn nguyên liệu phong phú, chúng có thể đượcsử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể tạo thêm giá trị kinh tế, đồng thời gópphần bảo vệ môi trường. Tiềm năng sinh khối của một số phụ phẩm nông nghiệp ở nướcta được trình bày ở bảng 1.2Bảng 1. Tiềm năng sinh khối của một số nguồn phụ phẩm nông nghiệp4Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiNguồn sinh khối nông nghiệpRơm rạTrấuBã míaNgôThân lá míaKhácTổngTiềm năng (triệu tấn)39,987,994,454,431,203,3761,43Tỷ lệ (%)65,1013,007,207,201,955,55100,00(Nguồn: Báo cáo tổng kết viện Môi trường Nông Nghiệp, 2014)1.2 Thực trạng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp hiện nayVới lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp, nếu không được xử lý sẽ là nguyên nhân gâyô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Trong khi có thể sử dụng nguồnphụ phẩm này cho sản xuất và đời sống nếu được tái chế sử dụng hợp lý. (Minh Trí, 2015. Thulợi từ tái chế phế, phụ phẩm nông nghiệp, 20/9/2016)Tại nhiều địa phương trong cả nước như xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng (NamÐịnh), xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) nguồn phụ phẩm từ lúa gạo cụ thểlà rơm rạ đã được tận dụng để trồng nấm rơm.Việc trồng các loại nấm ăn được bằng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ là mộtquá trình có giá trị gia tăng nhằm chuyển hóa loại nguyên liệu này từ chỗ được coi là phếthải thành thức ăn cho người. Trồng nấm được coi là một trong những phương pháp sinhhọc tận dụng nguồn rơm rạ có hiệu quả nhất bởi nguồn đầu mẫu rơm rạ có thể dùng quayvòng lại được. Sản lượng trồng nấm tại nước ta liên tục gia tăng trong những năm gầnđây. Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc trồng nấm bằng rơm rạ kết hợp với hạt bôngmang lại hiệu quả chuyển hóa sinh học cao nhất, đạt 12,82% (được xác định bằng tỷ lệphần trăm chuyển hóa chất nền thành thân cây nấm trên cơ sở trọng lượng khô). Trồngnấm là một trong những phương pháp thay thế để giảm nhẹ các vấn đề ô nhiễm môitrường liên quan đến các phương pháp xử lý hiện nay như đốt ngoài trời. Trồng nấm trênnền rơm rạ còn mang lại những biện pháp khuyến khích kinh tế đối với nghề nông, coinguồn phụ phẩm như một nguồn nguyên liệu có giá trị và có thể phát triển các cơ sở kinhdoanh sử dụng chúng để sản xuất các loại nấm giàu chất dinh dưỡng. Với hiệu suấtchuyển hóa sinh học 10% và 90% hàm lượng ẩm ở nấm tươi, một tấn rơm rạ khô có thểcho sản lượng khoảng 1000 kg nấm sò. Vì vậy việc trồng nấm có thể trở thành một nghềnông mang lại lợi nhuận cao, có thể tạo ra thực phẩm từ rơm rạ và giúp tái sử dụng loạiphụ phẩm này theo cách thân thiện môi trường.5Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiHình 1. Nấm trồng từ rơmCông việc trồng nấm không quá phức tạp và nặng nhọc. Cây nấm phát triển khôngđòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Nguyên liệu trồng nấm là các phụ phẩm từ nông nghiệp cósẵn như rơm, rạ, bông phế liệu, mùn cưa, lõi ngô, lục bình, bã mía…Vì vậy, hầu hết cáchộ nông dân đều có khả năng tham gia trồng nấm được.Nếu mức đầu tư ban đầu là 1 tấn rơm nguyên liệu không quá 5 triệu đồng thì sau haitháng, người trồng nấm có thể thu hái được 600kg nấm sò (nấm bào ngư). Với mức giábán khoảng 30000 ÷ 40000/kg (giá bán thực tế tại địa phương) thì một tấn rơm nguyênliệu có thể thu lãi gần từ 15 ÷ 20 triệu đồng. Đối với những hộ gia đình làm nông nghiệp,nguồn nguyên liệu có sẵn, nếu biết tận dụng thì nguồn thu từ cây nấm khá cao.Ngoài ra, phụ phẩm nông nghiệp có thể được sử dụng như một thành phần thức ănthô nuôi gia súc để đảm bảo một lượng năng lượng trong thời gian ngắn. Đặc biệt khiđược ủ chua sẽ tạo nên nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, dự trữ vào mùa đông thiếu thứcăn xanh. Phương pháp này xuất hiện từ rất lâu và được áp dụng phổ biến ở miền bắc nướcta.Các phụ phẩm nông nghiệp thường được sử dụng là rơm rạ, thân cây lạc, ngọn lásắn, bã mía, thân lá ngô…Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên menyếm khí. Nhờ hệ vi sinh vật lên men, tạo ra acid lactic và một lượng nhất định các acidhữu cơ khác. Qua quá trình ủ chua hàm lượng độc tố có trong một số phụ phẩm sẽ giảmđáng kể như HCN có trong lá sắn sẽ bị giảm đi chỉ còn 32 ÷ 34 mg/kg (theo tiêu chuẩnquốc tế giới hạn cho phép không được quá 57 mg/kg). Do vậy khi cho gia súc ăn rất antoàn.6Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiHình 1. Cây bắp ủ chuaTuy nhiên, các phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng trựctiếp hơn chính phẩm và do đó giá trị kinh tế hiện tại cũng thường thấp hơn. Muốn sử dụngchúng cần thêm phí vận chuyển và các biện pháp kỹ thuật khác. Việc cân nhắc chi phí vàlợi ích là rất cần thiết; đôi khi nhờ chế biến mà lợi nhuận thu được từ phụ phẩm lại nhiềuhơn chính phẩm. Sự phát triển của xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ có thể giúp conngười sử dụng tốt hơn nguồn phụ phẩm nông nghiệp và qua đó làm thay đổi cách nhìnnhận về sản phẩm nông nghiệp.Tuy nhiên, việc tận dụng và tái chế cũng có khá nhiều hạn chế. Nguồn phụ phẩm táichế chủ yếu tập trung ở nông thôn, nơi trực tiếp sản xuất ra những phụ phẩm này trongkhi đó nguồn thu mua chủ yếu chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp, thành phố hay khuđông dân cư. Đặc thù của sản xuất nông nghiệp ở nước ta mang tính nhỏ lẻ, phân tán nênviệc thu gom, phân loại và tái chế còn nhiều khó khăn. Các cơ sở sản xuất, chế biến chủyếu tập trung vào dây chuyền sản xuất, ít quan tâm tới các khâu khác. Do đó, những cơ sởnày không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây ra tình trạng lãng phí. Nhiều nơi cònxử lý bằng biện pháp chôn lấp, đốt bỏ, đổ xuống ao hồ.Trong những năm qua, đã có nhiều nhà khoa học của các trường đại học, học việnnghiên cứu, trung tâm công nghệ sinh học và doanh nghiệp...của nhiều bộ, ngành đã thamgia đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào việc tận dụng các phụ phẩmtrong quá trình sản xuất nông sản, thực phẩm để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, vật liệu xâydựng, thức ăn chăn nuôi, khí đốt...Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, việc thu gom, táichế sử dụng lại các nguyên liệu nói chung và phụ phẩm trong quá trình sản xuất, chế biếnnông sản, thực phẩm nói riêng là một biện pháp tiết kiệm hết sức cần thiết, nhất là khi tìnhhình kinh tế đang có nhiều khó khăn như hiện nay. Quan trọng hơn khi các phụ phẩmđược tận dụng, tái chế sử dụng lại sẽ góp phần giảm lượng chất thải ra môi trường, làmtrong lành bầu không khí vốn đang bị đe dọa bởi quá dư thừa các chất độc hại.7Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiChương 2MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP2.1 Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ vi sinhKhi được sử dụng là nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ, phụ phẩm nôngnghiệp được phối trộn với một số nguyên liệu khác như phân chuồng, đạm, chế phẩm visinh vật. Các phụ phẩm thường dùng là xác bã thực vật như rác rau xanh, thân cây lạc,rơm rạ, vỏ cà phê, thân cây ngô, bẹ ngô…Quy trình chế biến:Phụ phẩm sau khi thu hoạch được thu gom và tập trung thành từng đống tại chỗ.Tiến hành xử lý bằng chế phẩm sinh học Biomix – RR, đống ủ có chiều rộng khoảng 2m,cứ mỗi lớp 30cm thì tưới một lượt dung dịch chế phẩm men phân giải cellulose (độ đậmđặc của dung dịch tùy thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu sao cho khi nguyên liệu có độ ẩmlà 50%). Bổ sung thêm phân chuồng và lân, khi kiểm tra độ ẩm của đống ủ thấy nướcngấm đều trong nguyên liệu và khi cầm vào thấy mềm là đạt yêu cầu. Tiếp tục rải cho tớikhi chiều cao đạt 1,5 ÷ 1,6 m. Sau đó, dùng các loại vật liệu đã chuẩn bị như nilon để cheđậy. Phải che kín cả đống ủ để duy trì nhiệt độ đống ủ khoảng 40ºC. Cách 10 ngày kiểmtra và đảo đống ủ một lần. Sau 20 ÷ 30 ngày, nguyên liệu phân hủy tốt thành phân ủ hữucơ bón cho cây trồng. Dùng bón lót trước khi trồng cây, loại phân này giúp giảm từ20 ÷ 30% lượng phân hóa học và làm tăng năng suất cây trồng từ 5 ÷ 7%.Theo đánh giá của các chuyên gia, việc sử dụng phân hữu cơ từ phụ phẩm nôngnghiệp sẽ giúp hạn chế, phòng chống bệnh vàng lá, giúp lúa cứng cây, phát triển cân đối,đẻ nhánh tập trung nên giảm được tỷ lệ sâu bệnh gây hại. Bên cạnh đó, phân hữu cơ từphụ phẩm cũng mang lại kết quả cao trên các cây trồng khác như ngô, khoai, rau màu….Ngoài việc xử lý phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, làm thành phân bón hữu cơ còncó ý nghĩa thực tiễn trong việc bảo vệ môi trường do việc đốt đồng... Đây là điều kiện đểxây dựng nền sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững.Hình 2. Phân hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp8Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiHiện nay tại nhiều tỉnh thành trong cả nước đã ứng dụng công nghệ vi sinh phân hủyphụ phẩm để làm phân bón. Chẳng hạn, tại tỉnh Quảng Nam, người dân đã ứng dụng côngnghệ vi sinh phân hủy phụ phẩm để làm phân bón ở Hội An. Kết quả sử dụng phân hữucơ vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp đã cho thấy cây phát triển tốt hơn so với mẫu đốichứng về mật độ gieo trồng, bộ lá xanh, mượt, cây cao, chắc khoẻ và đặc biệt là đã hạnchế được nấm bệnh cho cây trồng.Tại Hải Dương, huyện Bình Giang đã kết hợp với công ty cổ phần công nghệ sinhhọc Fitohoocmon và Công ty TNHH NAB đã thử nghiệm thành công mô hình xử lý rơmrạ ủ làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất lúa gạo an toàn tại xã Nhân Quyền vàxã Thái Hòa, huyện Bình Giang với 280 tấn rơm rạ xử lý. Huyện Bình Giang là huyệntrong điểm sản xuất lúa của tỉnh Hải Dương với diện tích gieo cấy là 12600 ha/năm lượngrơm rạ sau khi thu hoạch là rất lớn. Nếu dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ thì giảmđược một lượng chi phí lớn đầu vào cho nông dân và cải tạo đất giảm thiểu ô nhiễm môitrường. Đồng thời tạo ra một sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe cộng đồng,hướng tới một thương hiệu gạo an toàn chất lượng. Rơm rạ sau thu hoạch được các hộnông dân thu gom tập kết vào một địa điểm thuận lợi cho việc ủ hoặc thu gom về tại cácgia đình. Việc dùng men vi sinh xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất lúagạo an toàn đã tận dụng toàn bộ lượng rơm rạ của nông nghiệp sau mỗi vụ thu hoạch lúacùng với chế phẩm sinh học tạo ra nguồn phân ủ bón lót cho cây trồng, cải tạo đất, đảmbảo năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm lúa an toàn ít tồn dư hoặc không còn tồn dư cáchóa chất độc hại trong sản phẩm lúa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộngđồng.Hàng năm, nông dân đổ xuống đồng ruộng lượng lớn phân hoá học, thuốc bảo vệthực vật làm cho cấu trúc đất bị thay đổi. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đồng ruộng sẽ mất dầnđộ phì nhiêu, môi trường ô nhiễm, sức khoẻ con người bị ảnh hưởng. Do vậy, việc sửdụng rơm, rạ làm phân bón hữu cơ có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, xã hội.2.2 Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp trong việc tạo nguồn nhiên liệu sạch (Biogas– Ethanol)2.2.1 Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp tạo khí sinh học BiogasNhững phụ phẩm như phân động vật, xác động và thực vật thường bị thối rửa vàchuyển hóa thành các chất khác. Quá trình này xảy ra do tác động của rất nhiều vi sinh vậtchủ yếu là vi khuẩn. Quá trình phân hủy yếm khí thu được sản phẩm là hỗn hợp khí sinhhọc (Biogas). Thành phần chủ yếu của biogas là khí carbonic và metan có khả năng bốccháy. Tiềm năng sinh năng lượng sinh học từ các phụ phẩm nông nghiệp được thể hiện ởbảng 2.1Bảng 2. Tiềm năng sinh năng lượng sinh học của một số phụ phẩm nông nghiệp9Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiNguồn phụ phẩmPhụ phẩm từ cây lúa nướcPhụ phẩm từ cây lúa mìPhụ phẩm từ cây ngôPhụ phẩm từ cây thân rểPhụ phẩm từ cây míaTổng sốTiềm năng năng lượng (PJ/năm)3,4073,2992,6144071,55011,277(Nguồn: FAO statistical Database, 2000)Nguyên liệu dùng để sản xuất khí sinh học (biogas) được chia thành hai loại: cónguồn gốc động vật và có nguồn gốc thực vật.- Nguyên liệu có nguồn gốc động vật thường là phân gia súc, gia cầm là phổ biến.Vì đã được xử lý trong bộ máy tiêu hóa nên phân dễ phân hủy và nhanh chóng cho khísinh học. Tuy vậy, thời gian phân hủy của phân không dài (khoảng 2 ÷ 3 tháng) và tổnglượng khí thu được từ 1 kg phân cũng không lớn.- Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật bao gồm phụ phẩm cây trồng như rơm rạ, thânlá ngô, khoai, đậu…Các nguyên liệu này có lớp vỏ cứng nên rất khó phân hủy. Để choquá trình phân hủy xãy ra thuận lợi, những nguyên liệu thực vật cần được xử lý trước(chặt, băm nhỏ và ủ sơ bộ hiếu khí) để phá vỡ lớp vỏ cứng, tăng diện tích bề mặt tạo điềukiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Quá trình phân hủy nguyên liệu thực vật dài hơn sovới nguyên liệu động vật (có thể tới hàng năm). Do vậy nguyên liệu thực vật nên được sửdụng theo cách nạp từng mẻ, mỗi mẻ kéo dài từ 3 ÷ 6 tháng.Đặc tính và sản lượng khí biogas có thể thu được của một số nguyên liệu thường gặpđược thể hiện ở bảng 2.2Bảng 2. Đặc tính và sản lượng khí biogas có thể thu được của một số nguyên liệu thường gặp10Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiNguyên liệuPhânBòTrâuLợnGia cầmThực vậtBèo tây tươiRơm rạ khôLượng thảihang ngày (kg/đầu động vật)Hàm lượng chấtkhô (%)15 ÷ 2018 ÷ 251,2 ÷ 1,40,02 ÷ 0,05Tỷ lệ carbon/Nitơ (C/N)Sản lượng khíhàng ngày (lít/kg nguyên liệutươi)18 ÷ 2016 ÷ 1824 ÷ 3325 ÷ 5024 ÷ 2524 ÷ 2512 ÷ 135 ÷ 1515 ÷ 3215 ÷ 3240 ÷ 6050 ÷ 604÷680 ÷ 8512 ÷ 2548 ÷ 1170,3 ÷ 0,51,5 ÷ 2,0(Nguồn: Nguyễn Quang Khải, 2002, Công nghệ khí sinh học, NXB Lao động – Xã hội)2.2.2 Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp vào sản xuất ethanolTrên thực tế ethanol thường được sản xuất bằng phương pháp sinh học. Khi đó sảnphẩm ethanol được gọi là cồn sinh học hay bio-ethanol. Công nghệ chiếm ưu thế hiện naylà chuyển hóa sinh khối thành ethanol thông qua men rượu rồi chưng chất. Sinh khối sẽ bịmen của vi khuẩn hoặc nấm men phân hủy. Phương pháp lên men có thể áp dụng đối vớinhiều nguồn nguyên liệu sinh khối khác nhau.Nguyên liệu sản xuất ethanol thích hợp nhất là đường (từ củ cải đường, mía), rỉđường, tinh bột (khoai tây, lúa, ngô,…). Năng suất ethanol trung bình dao động từ 2100đến 2600 lít/ha đất trồng trọt tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Đối với các loại hạt, năngsuất ethanol thu được vào khoảng 2800 lít/ha, tương đương với 3 tấn nguyên liệu sẽ thuđược 3 tấn ethanol.Hiện nay các hoạt động nghiên cứu đang phát triển ở châu Âu về lĩnh vực ethanolsinh học chủ yếu tập trung vào sử dụng các nguồn nguyên liệu cellulose (từ dăm bào gỗ).Cứ 2 ÷ 4 tấn vật liệu gỗ khô hoặc cỏ khô đã có thể cho ra 1 tấn ethanol.Ở Việt Nam, theo nghiên cứu thuộc đề tài “Nghiên cứu công nghệ xử lý một số loạiphụ phẩm nông nghiệp bằng áp suất cao để thu dung dịch đường có khả năng lên men tạothành ethanol” của Nguyễn Hoàng Dũng (Đại học Bách Khoa, TP.HCM), phụ phẩm nôngnghiệp được sử dụng là rơm, rạ, trấu được xử lý bằng thiết bị phản ứng thủy nhiệt ở quymô phòng thí nghiệm. Sau đó được tiếp tục nghiên cứu ở quy mô pilot trên thiết bị cấphơi nước áp suất cao. Thiết bị thủy nhiệt này do trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) cungcấp.2.3 Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp vào sản xuất điệnSử dụng phụ phẩm nông nghiệp vào ngành công nghiệp sản xuất điện đã và đangđược nghiên cứu nhằm tận dụng triệt để nguồn tài nguyên có sẵn, mang lại lợi ích về kinhtế. Các phụ phẩm được sử dụng là vỏ trấu, lõi ngô, bã mía, vỏ lạc, vỏ cà phê.11Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiNăm 2006, Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch đã hoànthiện công nghệ sản xuất điện từ các phụ phẩm nông nghiệp. Viện đã xây dựng được 7 lòsấy và phát điện ở các tỉnh Long An, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh, Gia Lai…với côngsuất 50kW. Không chỉ sản xuất điện, các lò đốt này còn có thể dùng để sấy nông sản vớicông suất khoảng 8 tấn/giờ.Dây chuyền công nghệ sản xuất điện gồm 6 bộ phận: nồi hơi, lò đốt, tuabin hơi, máyphát, thiết bị trao đổi nhiệt, máy sấy tầng sôi.Tiến sĩ Phạm Văn Lang, chủ nhiệm đề tài, cho biết nguồn phụ phẩm nông nghiệpthu gom được của cả nước ước tính hơn 11 triệu tấn, trong khi sản xuất 1kW điện chỉ cầnkhoảng 3 ÷ 4 kg chất thải là phụ phẩm nông nghiệp. Như vậy, mỗi năm cả nước có thể sảnxuất ra 3,8 ÷ 4 triệu kW điện. (Thông tấn xã Việt Nam, 2006, 05/10/21016).2.4 Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệTại một số địa phương, tận dụng nguồn phụ phẩm từ lúa, chuối và dừa dùng làmnguyên liệu trong một số nghề thủ công. Điển hình là sử dụng xơ dừa, rơm, vỏ trấu, bẹchuối để làm một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ.Tại Bến Tre, những sản phẩm từ cây dừa được tận dụng triệt để mang lại nguồn lợikinh tế cao. Ngoài những phần có giá trị dinh dưỡng cho con người như cơm dừa, nướcdừa thì những phụ phẩm như gáo dừa, vỏ dừa, xơ dừa…cũng mang lại nguồn lợi khôngkém. Tận dụng nguồn phụ phẩm dồi dào, người dân Bến Tre từ ngàn xưa đã làm ra đượcnhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp không những phục vụ nhu cầu trong nước màcòn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.Hình 2. Sản phẩm thủ công từ vỏ dừa12Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiHình 2. Thảm xơ dừa Bến TreBên cạnh những thảm xơ dừa bẹ ngô ra, người khuyết tật Hậu Lộc – Thanh Hóa cònbiết tận dụng nguồn phế phẩm từ lúa là rơm để làm ra những sản phẩm khác như chổirơm, dép rơm và quả trứng mỹ thuật….Hai mặt hàng là dép rơm và quả trứng mỹ thuậtdùng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.Hình 2. Dép được đan từ rơmHiện nay trên thị trường đã xuất hiện một sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuấttừ vỏ trấu, với chất lượng không thua kém những sản phẩm mỹ nghệ được làm từ gỗ. Vềmặt kinh tế, chi phí chỉ bằng một phần ba so với dùng gỗ, ngoài ra còn giúp giảm tìnhtrạng khai thác gỗ. Hơn nữa, dùng trấu để sản xuất cũng sẽ giúp bảo vệ môi trường donhiều nhà máy xay xát khỏi phải mang trấu đổ ra môi trường.13Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiHình 2. Sản phẩm mỹ nghệ được làm từ vỏ trấu2.5 Ứng dụng sản xuất vật liệu xây dựngTiến sỹ Vũ Duy Thoại, thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư VJO huyện Đồng Hỷ, tỉnhThái Nguyên, vừa nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất gạch khôngnung từ phụ phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường.Tiến sỹ Vũ Duy Thoại cho biết quy trình sản xuất loại gạch này rất đơn giản, từnhững phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cỏ cây được nghiền nhỏ, sau đó trộn với trobay là phế phẩm của nhà máy nhiệt điện rồi trộn với nước và xi măng theo một tỷ lệ nhấtđịnh tạo thành một hỗn hợp và được cho vào khuôn, dưới tác dụng của lực nén chúng sẽđược ép lại, sau đó mang phơi và bảo quản trong vòng một tuần là có thể sử dụng nhưmột viên gạch bình thường.Hình 2. Gạch không nung từ phụ phẩm nông nghiệpDo làm từ những phụ phẩm nông nghiệp, nên tỷ trọng của những viên gạch này nhẹhơn so với gạch đất nung, độ uốn gấp ba lần các loại gạch khác, thích hợp với việc xâydựng cho các công trình cao tầng hay xây dựng nhà tại các vùng sâu, vùng xa có địa hìnhxấu khó vận chuyển vật liệu.14Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiBên cạnh đó, cường độ chịu nén sau khi sốc nhiệt 10 chu kỳ tăng lên chứng tỏ tuổithọ của gạch rất cao và loại gạch này hoàn toàn dùng vữa xi măng cát bình thường nhưvữa xây gạch đất nung nên rất tiện lợi cho việc xây trát truyền thống.Đặc biệt, chi phí làm ra loại gạch này chỉ bằng 60% các sản phẩm nung đang bántrên thị trường.Sản phẩm gạch không nung từ phụ phẩm nông nghiệp thân thiện với môi trường củatiến sỹ Vũ Duy Thoại đã được cấp bằng sáng chế số 9198 do Cục sở hữu trí tuệ cấp ngày31/3/2011 và được Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp giấy chứng nhận Doanhnghiệp Khoa học và Công nghệ.Theo thống kê, với tốc độ xây dựng như hiện nay, nếu sử dụng gạch nung từ đất thìmỗi năm Việt Nam sẽ mất đi 30000ha đất canh tác dành cho nông nghiệp, tương đươngmất đi một xã.Việc tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp không chỉ giúp tiết kiệm tài nguyênkhoáng sản mang lại nguồn lợi kinh tế, giúp cải thiện môi trường mà còn có thể mang lạicông ăn việc làm cho những nông dân lúc nông nhàn.Hàng năm, ngành nông nghiệp Việt Nam thải ra hàng trăm nghìn tấn phụ phẩm, đâyđược coi là một nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ khoahọc công nghệ mà nguồn tài nguyên này đang bị lãng phí hoặc bị sử dụng sai mục đích,điều này không chỉ gây ra sự lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường. Hiện tượng đốtrơm rạ tràn lan sau mỗi vụ gặt là một ví dụ điển hình cho bất cập này.(Nguồn: Lý Thanh Hương (TTXVN), 2012, 06/10/2016)2.6 Ứng dụng chế tạo tấm panel cách nhiệtCác tấm panel rơm ép không có gì mới lạ. Quy trình sản xuất panel “sợinông nghiệp ép” được sáng chế ra năm 1935 ở Thụy Điển bởi Theodor Dieden, sau đóđược phát triển thành sản phẩm thương mại ở Anh dưới tên gọi Stramit vào cuối nhữngnăm 1940. Do sáng chế đã hết thời hạn bảo hộ công nghệ nên hàng loạt công ty sử dụngquy trình Stramit đã mọc lên trên toàn cầu. Các nhà sản xuất Stramit phát triển mạnh mẽ ởmột số nước Châu Âu và Úc, và Công ty Stramit Industries, Ltd. của Anh tuyên bố rằngtrên 250000 ngôi nhà đã được xây dựng có sử dụng các tấm panel này.15Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiHình 2. Tấm panel cách nhiệt sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệpTất cả các sản phẩm sử dụng công nghệ Stramit cơ bản đều khai thác một tính chấtthú vị của rơm là khi rơm được ép dưới nhiệt độ cao (khoảng 200ºC), các sợi rơm sẽ gắnkết với nhau mà không cần đến chất keo dính.Các tấm panel Stramit có chiều dày từ 50 ÷ 100 mm, và được phủ bên ngoài bằnggiấy kraft trọng lượng cao (tương tự giấy sử dụng để dán tường). Do không sử dụng keodính để liên kết các sợi rơm nên bề mặt của tấm panel cần được bảo vệ cẩn thận.Các tấm panel Stramit chủ yếu được sử dụng cho những ứng dụng trong nhà, nhưlàm các hệ thống vách ngăn hoàn chỉnh.2.7 Một số ứng dụng khác2.7.1 Sản xuất bột giấyBột giấy được sử dụng để làm giấy và các sản phẩm cellulose có nhiều ứng dụngcông nghiệp. Dự án nghiên cứu làm giấy và bột giấy từ rơm rạ của Mỹ đã sản xuất rađược giấy và bột giấy hòa tan có độ dai cao bất thường nhưng lực chịu xé không tốt. Bộtgiấy làm từ rơm có hàm lượng alpha-cellulose và mức polyme hóa tương đương với bộtgiấy sản xuất từ gỗ. Bột giấy hòa tan thường được làm từ gỗ và có nhiều ứng dụng khácnhau trong công nghiệp, gồm sản xuất sợi nhân tạo và các dẫn xuất cellulose. Các dẫnxuất cellulose được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, chất tẩy rửavà dệt. Các kết quả phân tích giấy và bột giấy làm từ rơm rạ theo quy trình này cho thấyrơm rạ có thể là một nguồn cellulose thay thế hiệu quả để sản xuất giấy và bột giấy.2.7.2 Ván épMột thí nghiệm sử dụng khoảng 1,5 tấn rơm cùng với gỗ băm để làm ván ép chothấy rơm là loại vật liệu khó xử lý, nhưng loại ván mật độ trung bình (MDF)cũng được sản xuất thành công với hỗn hợp 50/50 giữa rơm và gỗ băm. Rơmđược chặt thành những mẩu ngắn và được sàng để loại bỏ bụi và tạp chất. Sau đó chúngđược trộn lẫn với gỗ băm và được xử lý bằng máy làm tinh bằng hơi nước áp suất cao16Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiđược thiết kế cho ván gỗ băm. Sau đó sợi được sấy khô và gia công thành các tấm ván ép.MDF.2.7.3 Keo dínhMột số loại keo dính được thử nghiệm trong chế tạo các tấm panel ván ép. Các tấmván sử dụng keo Isocyanate có các tính chất chung tốt hơn cả. Nghiên cứu kết luận rằngcác tấm panel có độ bền cao thích hợp làm vách nhà và các biển chỉ dẫn trên đường cóthể được sản xuất từ hỗn hợp rơm rạ/gỗ và keo isocyanate.2.7.4 Khí hóa để sản xuất năng lượngKhí hóa là một quá trình hóa nhiệt cần thiết để chuyển hóa rơm rạ thành loại nhiênliệu khí có thể sử dụng thay thế khí tự nhiên và diesel. Khí hóa tầng sôi đã được nghiêncứu từ năm 1981 và là phương pháp sản xuất khí có đơn vị nhiệt lượng thấp từ rơm rạ. Hệthống này sử dụng một tầng cát bên trong một lò phản ứng hình trụ lót gạch chịu lửa.Nhiên liệu (rơm rạ) được phun vào cát tầng sôi do không khí bơm từ dưới.Lượng không khí này chỉ cung cấp 1/5 đến 2/5 lượng khí cần để cháy hết. Rơm rạđược xử lý qua máy nghiền kiểu búa đập trước khi đi vào hệ thống nạo nhiên liệu. Hệthống này có thể chuyển hóa 250 đến 500 kg rơm mỗi giờ thành khí máy phát nóng thôchiếm 60 ÷ 65% năng lượng trong nhiên liệu thô.Khí máy phát là hỗn hợp các khí đốt cháy được là carbon dioxide, hydro, methane,và một lượng nhỏ các khí carbon cao hơn. Nó cũng chứa hơi nước và khí nitơ. Các khícháy này chiếm khoảng 25 đến 40 thể tích của toàn thể các loại khí. Lượng khí này phụthuộc vào loại nhiên liệu được sử dụng để khí hóa.Thiết bị thử nghiệm đã hoạt động khoảng 400 giờ sử dụng 8 loại phế thải cây trồngkhác nhau, trong đó có khoảng 60% là rơm rạ. Hệ thống khí nóng này được nghiên cứucho hoạt động của động cơ.Qua kiểm tra, các kết quả hoạt động, Ủy ban nghiên cứu lúa của Mỹ kết luận rằngnghiên cứu đã chứng minh khả năng kỹ thuật chuyển hóa rơm rạ thành khí máy phát sửdụng được.2.7.5 Chuyển hóa thành rỉ đường và protein menRỉ đường và protein men đã được sản xuất từ rơm rạ trong phòng thí nghiệm. Quytrình thành công nhất đã sản xuất được 25 gam đường từ 100 gam rơm rạ. Đường nàyđược sử dụng làm men thực phẩm. Protein men đơn bào này tương đương với các nguồnprotein khác khi men được sử dụng cho chuột với tỷ lệ 50% tổng số nguồn protein. Nếudùng riêng thì protein men đơn bào này có giá trị dinh dưỡng thấp hơn.17Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lại2.7.6 Sản xuất than sạchVới mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyênthiên nhiên, đáp ứng nhu cầu chất đốt ngày càng tăng cao, với sự hỗ trợ kinh phí từ BộCông Thương và hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển côngnghiệp tỉnh Quảng Ninh, cuối năm 2014 Công ty TNHH MTV PT Computer (Tiên Yên Quảng Ninh) đã đưa vào sản xuất thí điểm thành công than sạch từ phụ phẩm trong nôngnghiệp.Là huyện miền núi với cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biếnnông lâm sản, hàng năm huyện Tiên Yên có khối lượng lớn phụ phẩm nông nghiệpvà nguyên liệu sinh thái - thực vật bị tiêu huỷ hoặc tái sử dụng nhưng hiệu quả thấp. Côngty TNHH MTV PT Computer đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn pháttriển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu và áp dụng công nghệ chế biến các loại phụphẩm nông lâm nghiệp ở địa phương để sản xuất thành than có tính năng tương tự nhưnhững loại than khác.Sau một thời gian ngắn nghiên cứu và tham khảo thị trường, công ty đã thử nghiệmthành công và đưa vào sản xuất đại trà sản phẩm than sạch từ phụ phẩm nông nghiệp nhưrơm rạ, thân cây ngô, cành cây, mùn cưa, cám, hạt bông trấu…Sau khi được ép thành khối và xử lý cabon, các phụ phẩm nông lâm nghiệp này hóathành sản phẩm có tính năng tương tự như than trong tự nhiên nhưng ưu việt hơn vì khicháy không sinh ra khói và có nhiệt độ cao gấp 50 ÷ 70% so với nguyên liệu thôngthường, có thể dùng cho các loại bếp - bếp lò, lò sưởi, lò sấy và bếp hóa khí PRAIRIE, vàcó thể dùng sưởi ấm trong mùa đông mà không độc hại như than đá và đặc biệt có giáthành rẻ, rất phù hợp cho những người dân có thu nhập thấp.Hình 2. Than sạch từ phụ phẩm nông nghiệpVới chi phí sản xuất vào khoảng 2,7 triệu đồng/1 tấn than sạch và giá bán ra thịtrường là 2,9 triệu đồng/tấn thì tỷ suất lợi nhuân sau thuế có thể đạt 6%. Mỗi tháng, côngty cung ứng ra thị trường nội địa 20 ÷ 30 tấn than sạch, dự kiến thời gian thu hồi vốn là18Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lại5,2 năm. Dự án sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 15 lao động địa phương vớithu nhập trung bình 3000000 đồng/người/tháng.Trong quá trình đốt cháy, than được sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp không có dưlượng khí sulfur dioxide và các chất khí độc hại khác nên không gây ô nhiễm môi trườngvà ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đây được xem là một dự án điển hình trongtiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn khi nó không chỉ góp phần thay đổi nhận thức,phương thức sử dụng năng lượng trong sản xuất cũng như tiêu dùng năng lượng trongsinh hoạt của người dân trong vùng mà còn mở ra hướng đi mới trong việc xử lý các phụphẩm trong sản xuất nông nghiệp.19Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiKẾT LUẬNTừ lúc khoa học chưa phát triển chúng ta đã biết ứng dụng những phụ phẩm nôngnghiệp sau mỗi mùa vụ để phục vụ cho mục đích sinh hoạt như làm nguyên liệu để đốtphục vụ việc nấu nướng, dùng rơm rạ để làm vật liệu xây nhà…Tuy nhiên những ứngdụng này chưa mang lại lợi ích kinh tế cao và vẫn chưa tận dung được triệt để nguồn lợimang lại từ chúng.Ngày nay, cùng với việc sản lượng nông sản tăng dần hàng năm, đồng thời khốilượng phụ phẩm cũng theo đó mà tăng đáng kể. Tuy nhiên cùng với sự phát triển về khoahọc kỹ thuật, chúng ta đã và đang tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm này với nhiều mụcđích khác nhau nhằm đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất. Đồng thời góp phần bảo vệmôi trường khi giải quyết vấn đề bãi chứa, khói thải khi tiêu hủy lượng phụ phẩm nôngnghiệp này.Mặt khác, cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề như sản xuất sản phẩm mỹnghệ từ phụ phẩm, trồng nấm…cũng góp phần giải quyết vấn nạn thất nghiệp ở nông thônhiện nay.20Phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lạiTÀI LIỆU THAM KHẢO1.Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, 2002. Số liệu thống kê 2001. NXB Thống kê.2.Nguyễn Quang Khải, 2002. Công nghệ khí sinh học. NXB Lao động – Xã hội.3. Hoàng Ngọc Thuận, Đặng Thanh Long, 2010. Sử dụng rơm rạ cây trồng vụ trước bóncho cây trồng vụ sau trên đất bạc màu Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát triển,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 8.4. Huỳnh Ngọc Điền, 2013. Sử dụng tốt hơn phụ phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập, 21/09/2016.5. Cổng giao tiếp điện tử Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc, 2011. Vỏ trấu và công dụngcủa vỏ trấu, />03/10/2016.6. Minh Trí, 2015. Thu lợi từ tái chế phế, phụ phẩm nông nghiệp, 20/9/2016.7. Phòng phân tích thông tin, 2013. Tổng luận nguồn phế thải nông nghiệp rơm ra vàkinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng. Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.8. Lê Văn Liễn, 2004. Kỹ thuật chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc.NXB Lao động – Xã hội.9. Định Thế Lộc, 2009. Sử dụng phân bón từ phụ phẩm khí sinh học (Biogas) bón cho câytrồng. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.10. Lý Thanh Hương (TTXVN), 2012. Gạch không nung sản xuất từ phụ phẩm nôngnghiệp, 06/10/2016.11. Thông tấn xã Việt Nam, 2006. Sản xuất điện từ phụ phẩm nông nghiệp, 05/10/21016.21

Tài liệu liên quan

  • Các nhân tố xã hội, kinh tế và kỹ thuật tác động đến việc trồng cây thức ăn xanh, thu gom chế biến, dự trữ và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong hệ thống chăn nuôi trang trại và nông hộ ở vùng sinh thái Các nhân tố xã hội, kinh tế và kỹ thuật tác động đến việc trồng cây thức ăn xanh, thu gom chế biến, dự trữ và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong hệ thống chăn nuôi trang trại và nông hộ ở vùng sinh thái
    • 18
    • 743
    • 0
  • tóm tắt luận án tiến sĩ ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp đến lý, hóa tính đất và năng suất lúa, ngô trên đất phù sa sông hồng và đất xám bạc màu tóm tắt luận án tiến sĩ ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp đến lý, hóa tính đất và năng suất lúa, ngô trên đất phù sa sông hồng và đất xám bạc màu
    • 27
    • 840
    • 1
  • nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp đến sinh trưởng và chất lượng của giống chè ldp2 tuổi 5 tại khải xuân - thanh ba - phú thọ nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp đến sinh trưởng và chất lượng của giống chè ldp2 tuổi 5 tại khải xuân - thanh ba - phú thọ
    • 110
    • 649
    • 0
  • Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm vật liệu che phủ đất Hoàn thiện công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm vật liệu che phủ đất
    • 11
    • 626
    • 0
  • luận án tiến sĩ nông nghiệp Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp đến lý, hóa tính đất và năng suất lúa, ngô trên đất phù sa sông Hồng và đất xám bạc màu luận án tiến sĩ nông nghiệp Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp đến lý, hóa tính đất và năng suất lúa, ngô trên đất phù sa sông Hồng và đất xám bạc màu
    • 274
    • 255
    • 1
  • Tổng hợp, nghiên cứu vật liệu hấp phụ compozit từ polyanilin và các phụ phẩm nông nghiệp hướng đến ứng dụng xử lý môi trường Tổng hợp, nghiên cứu vật liệu hấp phụ compozit từ polyanilin và các phụ phẩm nông nghiệp hướng đến ứng dụng xử lý môi trường
    • 79
    • 460
    • 1
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp đến bọ nhảy (insecta collembola) ở đất nông nghiệp đan phượng   hà nội Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp đến bọ nhảy (insecta collembola) ở đất nông nghiệp đan phượng hà nội
    • 48
    • 285
    • 0
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm vi sinh đến đặc điểm định cư của bọ nhảy ( collembola) ở đất nông nghiệp đan phượng   hà nội Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm vi sinh đến đặc điểm định cư của bọ nhảy ( collembola) ở đất nông nghiệp đan phượng hà nội
    • 44
    • 461
    • 0
  • Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp và qui trình sản xuất ethanol từ phụ phẩm Ứng dụng phụ phẩm nông nghiệp và qui trình sản xuất ethanol từ phụ phẩm
    • 18
    • 1
    • 11
  • Xây dựng mô hình ứng dụng xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón trên địa bàn xã lương phú   huyện phú bình   tỉnh thái nguyên Xây dựng mô hình ứng dụng xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón trên địa bàn xã lương phú huyện phú bình tỉnh thái nguyên
    • 63
    • 599
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(915.52 KB - 22 trang) - phụ phẩm nông nghiệp và giá trị kinh tế mang lại Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Phế Phụ Phẩm Nông Nghiệp Là Gì