Phụ Phẩm Nông Nghiệp Việt Nam Có Thể Mang Lại Giá Trị 4-5 Tỷ USD ...
Có thể bạn quan tâm
- TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, góp phần đưa đất nước vươn mình bước vào kỷ nguyên giàu mạnh và thịnh vượng
- Thủ tướng giao nhiệm vụ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025
- Thông điệp "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" tạo ra sự hứng khởi chưa từng có
- Chuyến tàu Metro số 1 mang số hiệu 1700 gặp lỗi khi tới nhà ga Ba Son
- Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích
- Hà Nội: Giữ vững mặt trận nông nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội
Mỗi năm, Việt Nam thải ra 156 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp
Ngày 10/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) tổ chức hội thảo trực tuyến “Hiện trạng phụ phẩm nông, lâm, thủy sản và đề xuất cách xử lý” với các tỉnh phía Nam.
Tận dụng rơm cho bò ăn, mỗi năm, một hộ chăn nuôi ở huyện Ba Vì (Hà Nội) có thể tiết kiệm 200 triệu đồng. (Ảnh: Nguyễn Nga) |
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ , Tổ trưởng Tổ công tác 970 Bộ NNPTNT nêu vấn đề: Mỗi năm, Việt Nam thải ra 156 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp từ quá trình sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, cần làm gì để biến khối nguyên liệu khổng lồ này thành tiền. Nếu được cầu tư, chế biến sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích, tăng thêm thu nhập cho nhà nông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo TS. Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), tổng phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông, lâm, thủy sản và chăn nuôi của nước ta thải ra trong năm 2020 ở mức khoảng 156,8 triệu tấn. Trong đó, 2 lĩnh vực có phụ phẩm lớn là trồng trọt (88,9 triệu tấn) và chăn nuôi (61,4 triệu tấn chất thải). Phụ phẩm trồng trọt thải ra chủ yếu là trong quá trình thu hoạch, như rơm, rạ từ sản xuất lúa, vỏ trấu, cám gạo khi chế biến gạo.
Lĩnh vực lâm nghiệp mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 30 triệu m3 gỗ tròn, thải ra 3,4 triệu tấn vỏ, cành, lá và quá trình chế biến tạo ra 2,4 triệu tấn mùn cưa. Các phụ phẩm này được dùng ép viên nén, cồn công nghiệp, phát điện sinh khối, làm đệm lót sinh học chăn nuôi, phân hữu cơ…
Về thủy sản, năm 2020 Việt Nam có tổng sản lượng 8,4 triệu tấn, trong đó khai thác là 3,85 triệu tấn, nuôi trồng 4,56 triệu tấn và nhập thêm 1 triệu tấn nguyên liệu về chế biến. Riêng phụ phẩm trong chế biến thủy sản mỗi năm khoảng 1 triệu tấn. Hiện 90% được thu gom, đưa vào chế biến, làm ra các sản phẩn hữu ích.
TS. Tống Xuân Chinh cho rằng, cần có thể chế ngưỡng hóa tỷ lệ sử dụng phân vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, còn lại là phải sử dụng dụng phân hữu cơ. Từ đó, hướng tới một nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và cao hơn là nông nghiệp tuần hoàn không chất thải. Đồng thời, có thể phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch canh nông.
Phụ phẩm nông nghiệp có thể mang lại giá trị 4-5 tỷ USD/năm
Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Lê Văn Thiệt cho biết, trong lĩnh vực trồng trọt hiện nay Việt Nam có nhu cầu sử dụng khoảng 11 triệu tấn phân bón vô cơ, với mức trung bình sử dụng là 1.000 kg/ha.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng phân bón vô cơ chỉ đạt ở mức 45 - 50%. Năm 2020, Việt Nam đã sử dụng 19,5 triệu tấn phân bón hữu cơ, trong đó nông hộ tự sản xuất là chủ yếu, chiếm khoảng hơn 16 triệu tấn và sản xuất công nghiệp là 2,3 triệu tấn. Trung bình cả nước sử dụng phân bón hữu cơ khoảng 1.431 kg/ha, trong đó khu vực ĐBSCL có mức trung bình rất thấp, chỉ đạt 392 kg/ha.
Cũng theo ông Thiệt, thời gian qua Cục Trồng trọt đã xây dựng các mô hình sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả, với sự tham gia của các doanh nghiệp nông nghiệp, với tổng nguồn kinh phí là 526 tỷ đồng. Đã xây dựng được 124 mô hình, với diện tích 45.000 ha, gồm cả trên lúa, cây ăn trái và rau màu…
“Theo đánh giá, tiềm năng phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể mang lại giá trị lên đến 4-5 tỷ USD/năm, tuy nhiên năm 2020 chỉ đạt 275 triệu USD. Vì vậy, cần có các chính sách thu hút các doanh nghiệp vào thu gom, xử lý, chế chế biến các phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, tập trung ưu tiên làm ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao, sau đó mới đến chế biến phân hữu cơ”, TS. Tống Xuân Chinh đề xuất giải pháp.
GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ dẫn chứng, trong chế biến thủy sản xuất khẩu, hiện nay con cá tra đang được sử dụng các phụ phẩm rất tốt, để chế biến chuyên sâu. Hầu hết các phụ phẩm từ mỡ, da, nội tạng… đều đã được chế biến thành các sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao.
GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Viện trưởng Viện sinh học (Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng: “Khối lượng 156 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp sẽ là nguồn nguyên liệu cực kỳ quý. Nếu được chế biến, đưa vào sử dụng sẽ tạo ra một nền nông nghiệp tuần hoàn. Đầu ra của quy trình sản xuất này sẽ là đầu vào của quy trình sản xuất khác, cho hiệu quả kinh tế cao hơn”.
Là người đã ứng dụng các phụ phẩm nông nghiệp vào sản xuất, bà Nguyễn Thị Thiên, Giám đốc Công ty Cổ phần Thái Hưng Thịnh (TP.HCM) cho biết, đã sử dụng các phế phụ phẩm để tạo ra phân hữu cơ bón cho cây và tự làm các sản phẩm như dấm gỗ để phun xịt tưới cho cây, giảm sâu bệnh, hoặc cách làm dùng nước tro bếp để phun, tưới cho cây vì có rất nhiều kali, tăng độ ngọt cho trái...
Bà Thiên đề xuất phương pháp chế biến vỏ sầu riêng để làm ra sản phẩm than hoạt tính và giấm gỗ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hay như sử dụng các sản phẩn từ cây dừa của tỉnh Bến Tre để làm các sản phẩm tương tự. Sau đó, quay lại phục vụ trồng dừa kết hợp với nuôi tôm, mang lại giá trị gia tăng cao cho nhà vườn.
Để biến 156 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp thành “vàng”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh, thời gian tới, ngành nông nghiệp cần tập trung để khai thác được hết tiềm năng lợi thế từ phụ phẩm nông nghiệp. Phải xác định, phụ phẩm nông nghiệp không phải thứ bỏ đi, mà đầu ra của lĩnh vực sản xuất này sẽ là đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác, mang lại giá trị cao hơn và tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
#phụ phẩm nông nghiệp Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- Kéo dài thời gian thực hiện Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia đến ngày 31/12/2026
- Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, góp phần đưa đất nước vươn mình bước vào kỷ nguyên giàu mạnh và thịnh vượng
- Thủ tướng giao nhiệm vụ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025
- Thông điệp "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" tạo ra sự hứng khởi chưa từng có
- Chuyến tàu Metro số 1 mang số hiệu 1700 gặp lỗi khi tới nhà ga Ba Son
- Thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích
- Đề xuất doanh nghiệp nợ thuế 500 triệu đồng, đại diện pháp luật sẽ bị hoãn xuất cảnh
- Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Muốn cống hiến, ở cương vị nào cũng có thể cống hiến
- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80
- Sau sắp xếp, TP.HCM dự kiến giảm từ 21 sở xuống còn 15 sở
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 27/12
- 2 Ngành điện sắp có hành lang pháp lý thông thoáng hơn
- 3 Bước chuẩn bị cho kinh tế năm 2025 đột phá
- 4 Bước tiến mới tại “siêu” dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
- 5 Trình phương án đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 36.594 tỷ đồng
- Sao Vàng đất Việt 2024
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
Từ khóa » Các Phế Phụ Phẩm Nông Nghiệp Là Gì
-
Phế Phẩm Nông Nghiệp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phụ Phẩm Nông Nghiệp: Nguồn Tài Nguyên đang Bị Lãng Phí
-
Để Sử Dụng Hiệu Quả Tài Nguyên Phụ Phẩm Nông Nghiệp
-
Bí Quyết Tạo Ra Lợi Nhuận Từ Phụ Phẩm Nông Nghiệp
-
Trồng Nấm Bằng Phế Phụ Phẩm Nông Nghiệp
-
Phụ Phẩm Nông Nghiệp - Thức ăn Tiềm Năng Cho Gia Súc
-
Đa Lợi ích Của Phế Phụ Phẩm Nông Nghiệp - Hànộimới
-
[PDF] Nghiên Cứu Xử Lý Phụ Phẩm Nông Nghiệp Thành Phần Hữu Cơ Sử ...
-
[PDF] PHÂN LOẠI PHẾ PHỤ PHẨM ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ LÀM PHÂN ...
-
Phụ Phẩm Nông Nghiệp Và Giá Trị Kinh Tế Mang Lại - Tài Liệu Text
-
Công Nghệ Tạo Thức ăn Cho Gia Súc Và Cây Trồng Từ Rơm, Lá Mía
-
TỔNG HỢP Các Phương Pháp Xử Lý Phế Phụ Phẩm Nông Nghiệp
-
Để Phế Phẩm Nông Nghiệp Phát Huy Giá Trị Kinh Tế