Biện Pháp Tổ Chức Trò Chơi Xây Dựng Lắp Ráp Nhằm ...
Có thể bạn quan tâm
- skkn
- đề thi thpt
- luận văn
- khoá luận
Thư viện tài liệu
- Trang chủ
- tài liệu
- Đăng nhập
- 244 trang
- file: .pdf
Chia sẻ từ tailieu
đang tải dữ liệu....
Xem thêm trangTài liệu bị giới hạn, để xem hết nội dung vui lòng tải về máy tính.
Tải xuống - 244 trangNội dung text: Biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng lắp ráp nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lâm Thị Minh Phương BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG LẮP RÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lâm Thị Minh Phương BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG LẮP RÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG THỊ XUÂN HUỆ Thành phố Hồ Chí Minh - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Lâm Thị Minh Phương LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến: Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng Quý Thầy Cô giảng dạy tác giả trong suốt những năm học Đại học đặc biệt trong hai năm học cao học. Những kiến thức và phương pháp Thầy Cô truyền đạt là nền tảng quan trọng để tác giả hoàn thành đề tài này. Quý Thầy Cô Phòng Sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tác giả có thể tham gia học tập và hoàn thành đề tài. Tác giả cũng xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Trương Thị Xuân Huệ đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và định hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh đề tài. Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh và Khoa Giáo dục Mầm Non đã tạo điều kiện và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ban giám hiệu và giáo viên các trường trong tỉnh Tây Ninh: MG 19/5, Mầm Non Rạng Đông, Long Thới, Sao Mai, Hiệp Ninh, Tuổi Ngọc, Vàng Anh, Hướng Dương, Hoa Sen, Rạng Đông (Thành phố) đã nhiệt tình cộng tác trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến quý đồng nghiệp và bạn học cùng lớp cao học khóa 25 đã hợp tác và chia sẻ kiến thức. Cuối cùng, tác giả gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn ủng hộ, động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2016 Tác giả Lâm Thị Minh Phương MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Chú giải các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG LẮP RÁP CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI .....................................6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................6 1.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi và phát triển NT của trẻ ......................6 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm TCXDLR của trẻ MG 5 – 6 tuổi ...............................7 1.1.3. Những nghiên cứu về việc tổ chức TCXDLR cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong trường mầm non ......................................................................................8 1.2. Trò chơi XDLR của trẻ MG 5 - 6 tuổi ..................................................................10 1.2.1. Khái niệm trò chơi và TCXDLR ....................................................................10 1.2.2. Phân loại TCXDLR ........................................................................................14 1.3. Đặc điểm phát triển NT của trẻ MG 5-6 tuổi và phân loại TCXDLR theo NT .........................................................................................................................16 1.3.1. Đặc điểm phát triển NT của trẻ MG 5-6 tuổi .................................................16 1.3.2. Đặc điểm phát triển TCXDLR ở trẻ MG 5 – 6 tuổi .......................................28 1.3.3. Đặc điểm phát triển nhận thức trong TCXDLR của trẻ MG 5 – 6 tuổi .........29 1.3.4. Phân loại TCXDLR theo đặc điểm nhận thức của trẻ ....................................32 1.4. Lý luận về biện pháp tổ chức TCXDLR cho trẻ MG 5 – 6 tuổi .............................46 1.4.1. Khái niệm biện pháp ......................................................................................46 1.4.2. Khái niệm biện pháp tổ chức TCXDLR ........................................................47 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................54 Chương 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG LẮP RÁP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI .....................55 2.1. Vài nét về chương trình Giáo dục mầm non ..........................................................55 2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng ........................................................56 2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng .........................................................................56 2.2.2. Nhiệm vụ khảo sát thực trạng ........................................................................56 2.2.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát ...............................................................56 2.2.4. Thời gian khảo sát ..........................................................................................59 2.3. Kết quả điều tra thực trạng .....................................................................................59 2.3.1. Một số thông tin của GVMN tại địa bàn điều tra............................................59 2.3.2. Thực trạng NT của GVMN về TCXDLR và việc tổ chức TCXDLR cho trẻ MG 5– 6 tuổi ......................................................................................60 2.3.3. Thực trạng biểu hiện mức độ NT của trẻ MG 5 – 6 tuổi ................................75 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................87 Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG LẮP RÁP CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI.......................................................88 3.1. Căn cứ và nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức TCXDLR nhằm phát triển NT cho trẻ MG 5- 6 tuổi ...............................................................................88 3.1.1. Căn cứ.............................................................................................................88 3.1.2. Nguyên tắc......................................................................................................88 3.2. Biện pháp tổ chức TCXDLR nhằm phát triển NT cho trẻ MG 5- 6 tuổi ...............88 3.2.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị trước khi chơi ........................................................90 3.2.2. Nhóm biện pháp tổ chức, hướng dẫn TCXDLR nhằm phát triển NT cho trẻ MG 5-6 tuổi ........................................................................................91 3.2.3. Nhóm biện pháp đánh giá, nhận xét trẻ chơi ..................................................99 3.2.4. Tổ chức TCXDLR........................................................................................ 101 3.3. Tổ chức thực nghiệm các biện pháp .................................................................... 103 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 103 3.3.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ............................................................. 103 3.3.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 103 3.3.4. Khách thể thực nghiệm ................................................................................ 103 3.4. Kế hoạch thực nghiệm ......................................................................................... 104 3.4.1. Điều kiện thực nghiệm ................................................................................ 104 3.4.2. Chuẩn bị thực nghiệm ................................................................................. 104 3.5. Tiến trình thực nghiệm ......................................................................................... 105 3.5.1. Đo đầu trước thực nghiệm (Pre–test) .......................................................... 106 3.5.2. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................... 106 3.5.3. Đo sau thực nghiệm..................................................................................... 108 3.5.4. Phân tích kết quả thực nghiệm .................................................................... 109 3.6. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................ 109 3.6.1. So sánh mức độ phát triển NT trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ....................................................................... 109 3.6.2. So sánh kết quả các Test đánh giá mức độ phát triển NT của trẻ NĐC và NTN sau thực nghiệm ............................................................................ 114 3.6.3. So sánh kết quả các Test đánh giá mức độ phát triển NT của trẻ NĐC trước và sau thực nghiệm ............................................................................ 120 3.6.4. So sánh kết quả các Test đánh giá mức độ phát triển NT của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ............................................. 127 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 144 PHỤ LỤC CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải NT Nhận thức MG Mẫu giáo MN Mầm non GV Giáo viên GVMN Giáo viên mầm non LR Lắp ráp XDLR Xây dựng lắp ráp TCXDLR Trò chơi xây dựng lắp ráp NĐC Nhóm đối chứng NTN Nhóm thực nghiệm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các dạng trò chơi lắp ráp theo sự hình thành các hành động nhận thức ...37 Bảng 1. 2. Tổng hợp các hành động NT của trẻ và định hướng biện pháp tổ chức các loại trò chơi XDLR ................................................................. 52 Bảng 2.1. Quy ước giá trị trung bình tương ứng với các mức độ khảo sát ................58 Bảng 2.2. Phương pháp và đối tượng khảo sát ...........................................................59 Bảng 2.3. Thông tin của GV mầm non tại địa bàn điều tra ........................................59 Bảng 2.4. Ý nghĩa của TCXDLR đối với sự phát triển tâm lí – nhân cách của trẻ ......................................................................................................... 61 Bảng 3.1. Kế hoạch thực nghiệm ............................................................................. 106 Bảng 3.2. Mô thức thực nghiệm ............................................................................... 108 Bảng 3.3. Tiêu chuẩn và phân loại của test E.V. Kolesnikova ................................ 109 Bảng 3.4. So sánh kết quả thực hiện các Test đánh giá mức độ phát triển nhận thức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ............................................................................................. 110 Bảng 3.5. So sánh kết quả thực hiện các Test đánh giá mức độ phát triển nhận thức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ............................................................................................. 115 Bảng 3.6. So sánh kết quả mức độ phát triển nhận thức qua các Test của nhóm đối chứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm ........................ 120 Bảng 3.7. So sánh kết quả phát triển nhận thức của trẻ nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm ......................................................................... 121 Bảng 3.8. So sánh kết quả thực hiện các Test đánh giá mức độ phát triển nhận thức của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ............. 127 Bảng 3.9. So sánh mối tương quan tuyến tính kết quả trung bình giữa trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm ................................... 129 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Nhận thức của giáo viên về những dạng trò chơi xây dựng lắp ráp liên quan đến quá trình phát triển nhận thức của trẻ ................... 65 Biểu đồ 2.2. Các biện pháp chuẩn bị được giáo viên sử dụng phù hợp với từng dạng trò chơi xây dựng lắp ráp ................................................. 68 Biểu đồ 2.3. Các biện pháp tổ chức trong khi chơi được giáo viên sử dụng phù hợp với từng dạng trò chơi xây dựng lắp ráp .......................... 71 Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả thực hiện các Test đánh giá mức độ phát triển nhận thức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ..................................................................... 111 Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả đánh giá mức độ phát triển nhận thức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ................................................................................................... 112 Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả thực hiện các Test đánh giá mức độ phát triển nhận thức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ........................................................................ 116 Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả đánh giá mức độ phát triển nhận thức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ................ 117 Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả đánh giá mức độ phát triển nhận thức của trẻ nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm .................................. 129 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Lắp ráp từ vật liệu xây dựng ........................................................................15 Hình 1.2. Lắp ráp từ giấy, vật liệu thiên nhiên và các vật liệu bổ sung .......................16 Hình 1.3. Lắp ráp theo mẫu hoàn toàn .........................................................................33 Hình 14. Lắp ráp theo ý tưởng ....................................................................................34 Hình 1.5. Lắp ráp theo đề tài ........................................................................................34 Hình 1.6. Lắp ráp theo họa đồ - sơ đồ phẳng ...............................................................35 Hình 1.7. Carkas (bên phải) và lắp ráp theo sự biến đổi một hoặc vài chi tiết so với Carkas ................................................................................................36 Hình 1.8. Lắp ráp theo mô hình ...................................................................................37 Hình 1.9. Phân loại trò chơi xây dựng lắp ráp .............................................................38 Hình 3. 1. Sơ đồ biện pháp tổ chức TCXDLR nhằm phát triển nhận thức cho trẻ MG 5-6 tuổi ............................................................................................89 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, không một nhà nghiên cứu nào bỏ qua vấn đề hoạt động chơi của trẻ. Tất cả đã khẳng định rằng hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Nhà giáo dục học nổi tiếng A.X. Macarencô nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của trò chơi. Ông nhìn nhận trò chơi ở những khía cạnh khác nhau và trước tiên là trong việc chuẩn bị cho đứa trẻ bước vào cuộc sống, vào hoạt động lao động. Theo ông, trò chơi có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống của đứa trẻ. Hiện nay các nhà giáo dục học mầm non đều đã đi đến thống nhất và khẳng định rằng: trong trò chơi bộc lộ khả năng tư duy, sáng tạo, tưởng tượng, tính tích cực, nhu cầu giao tiếp, tính đoàn kết, kỷ luật… Trò chơi là xã hội thu nhỏ của trẻ. Trong khi chơi trẻ vừa sáng tạo, vừa học hỏi, vừa củng cố kiến thức đã lĩnh hội trước đó. Các tác giả như A.N. Lêônchép, A.V. Dapôrôgiests, Đ.B. Elcônhin, A.M. Lêusina, V.V. Đavưđo... đã chỉ ra tiềm năng phát triển trí tuệ của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo (MG) là vô cùng to lớn. Muốn đạt được hiệu quả, bản thân trẻ phải nỗ lực, cố gắng về trí tuệ và người lớn phải khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho trẻ chủ động giải quyết nhiệm vụ nhận thức một cách tích cực và đúng đắn. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về trò chơi của trẻ MG đã chỉ ra rằng, trong các trò chơi, đặc biệt là trò chơi xây dựng lắp ráp (TCXDLR) đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ rất phức tạp, trẻ phải huy động trí tuệ của mình tới mức tối đa để giải quyết nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đã đặt ra. Vì thế, nó tạo điều kiện phát triển nhận thức của trẻ MG, đặc biệt là trẻ MG 5 – 6 tuổi. Trẻ MG 5 – 6 tuổi vốn là những chủ thể với những năng lực riêng, khả năng tư duy riêng, thích khám phá thế giới xung quanh (tri giác xung quanh), thích khám phá ra những ý tưởng mới trong những hoàn cảnh có mục đích, có ý nghĩa với trẻ. TCXDLR làm thỏa mãn ở trẻ nhu cầu chơi và thỏa mãn cả nhu cầu nhận thức về tri giác xung quanh. Ngoài ra, trẻ sử dụng các vật liệu chơi để tạo ra một công trình hoặc một đồ vật nào đó. Qua TCXDLR sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức [20]. TCXDLR liên quan chặt chẽ đến hoạt động thiết kế, tạo hình và liên quan với trò chơi đóng vai. Các cơ hội chơi cung cấp sự kiểm soát và sự độc lập là rất quan trọng 2 đối với bất kì trẻ nào nhưng đặc biệt quan trọng đối với những trẻ MG lớn. Có thể nói như A.X. Macarenco rằng: trò chơi là trường học của cuộc sống. TCXDLR giúp trí tuệ của trẻ được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng và dễ dàng. Khi chơi TCXDLR, hoạt động nhận cảm của trẻ được hình thành và phát triển; biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ cũng trở nên sâu sắc hơn. TCXDLR giúp trẻ phải hình dung và hoạch định công việc của mình. Từ đó tư duy, óc phán đoán, năng lực sáng tạo của trẻ cũng được hình thành và phát triển. Bruner (1972) cũng như Copely và Oto (2006) đều cho rằng trong khi chơi xây dựng trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề và khả năng tư duy một cách sáng tạo. Bên cạnh đó, những biểu tượng không gian về các vật thể hình học và sự tương quan giữa các bộ phận tạo nên vật thể ở trẻ được củng cố và phát triển. Trong TCXDLR, trẻ phải đối mặt để giải quyết nhiều thách thức trí tuệ như đo lường, đẳng thức, cân bằng, hình dạng, mối quan hệ không gian và thuộc tính vật lí. Thông qua TCXDLR trẻ học được các biểu tượng toán học như số và số lượng, trọng lượng, kích thước, so sánh, phân loại [20]. TCXDLR có ý nghĩa đặc biệt to lớn bởi vì nó sẽ góp phần tác động, thúc đẩy về nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp xã hội, chơi xây dựng sẽ cung cấp cho trẻ các cơ hội để thể hiện bản thân mình. Trí tuệ của trẻ được tác động một cách thường xuyên và trực tiếp thông qua TCXDLR. Như vậy, vai trò của TCXDLR đối với sự phát triển nhận thức của trẻ đã được quan tâm. Ở trong nước, những công trình nghiên cứu về TCXDLR mặc dù đã đề cập đến biện pháp hướng dẫn trẻ vui chơi, song các nghiên cứu chưa chỉ ra các biện pháp tổ chức trò chơi cụ thể cho trẻ. Các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc kết luận những biện pháp giúp trẻ MG 5 – 6 tuổi học tốt hơn qua chơi nói chung hoặc thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo. Đề tài “Biện pháp tổ chức TCXDLR nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” được lựa chọn nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay ở các trường mầm non. Nghiên cứu này dựa trên những thành tựu nghiên cứu tiên tiến trên thế giới về TCXDLR và vấn đề phát triển nhận thức cho trẻ. Ngoài ra, cung cấp những gợi ý cho giáo viên trong việc phát huy vai trò của TCXDLR và phát triển nhận 3 thức cho trẻ. Đặc biệt, đề tài cung cấp một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức TCXDLR nhằm phát triển nhận thức cho trẻ MG 5-6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và lựa chọn một số biện pháp tổ chức TCXDLR nhằm phát triển NT cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Biện pháp tổ chức TCXDLR cho trẻ 5-6 tuổi. 4. Khách thể nghiên cứu Công tác tổ chức trò chơi XDLR cho trẻ MG 5 – 6 tuổi. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Thực tiễn giáo dục mầm non tỉnh Tây Ninh chưa quan tâm sâu sắc tới việc sử dụng các biện pháp tổ chức TCXDLR phù hợp với đặc điểm phát triển NT của trẻ MG nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng. - Có thể lựa chọn và sử dụng các biện pháp tổ chức TCXDLR phù hợp với đặc điểm NT của trẻ MG 5 – 6 tuổi. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc tổ chức TCXDLR phù hợp với đặc điểm phát triển NT ở trẻ MG 5 – 6 tuổi. - Khảo sát và đánh giá thực trạng quá trình tổ chức TCXDLR cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non Tỉnh Tây Ninh. - Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tổ chức TCXDLR phù hợp với đặc điểm phát triển NT ở trẻ MG 5 – 6 tuổi. 7. Phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức TCXDLR cho trẻ MG 5-6 tuổi tại một số trường Mầm non tỉnh Tây Ninh, làm sáng tỏ việc sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi đó để nâng cao mức độ hoạt động NT cho trẻ. 4 Trên cơ sở thực trạng đó, tập trung đề xuất một số biện pháp tổ chức TCXDLR nhằm cải thiện mức độ phát triển NT cho trẻ MG 5 -6 tuổi tại một số trường Mầm non tỉnh Tây Ninh. 7.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu Việc khảo sát thực trạng tổ chức TCXDLR cho trẻ MG 5 – 6 tuổi được tiến hành ở 3 trường mầm non tại tỉnh Tây Ninh: - Chỉ khảo sát 75 trẻ MG 5-6 tuổi được chọn ngẫu nhiên từ 3 trường: trường Mầm non Tuổi Ngọc (Thành phố Tây Ninh), Mầm non Long Thới và MG 19/5 tại huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. - Việc thực nghiệm chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm chứng minh hiệu quả của các biện pháp tổ chức TCXDLR đối với sự phát triển NT của trẻ 5 – 6 tuổi. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phân tích và tổng hợp các lí thuyết để làm sáng tỏ các khái niệm: NT, tri giác, tư duy…; trò chơi, TCXDLR; tổ chức, biện pháp, biện pháp tổ chức trò chơi… - Khái quát và hệ thống hoá các lý luận có liên quan: đặc điểm phát triển NT, mức độ phát triển NT, đặc điểm phát triển NT trong TCXDLR ở trẻ 5-6 tuổi, hệ thống phân loại TCXDLR của trẻ em, các dạng TCXDLR phù hợp và thúc đẩy sự phát triển NT của trẻ, tổ chức TCXDLR cho trẻ MG, biện pháp tổ chức TCXDLR phù hợp và thúc đẩy sự phát triển NT ở trẻ 5 – 6 tuổi… 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1. Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Xây dựng các mẫu biên bản (tiêu chí) quan sát biện pháp tổ chức TCXDLR tại các trường mầm non tỉnh Tây Ninh. Quan sát và phân tích các giờ tổ chức TCXDLR. Ghi chép lại những thông tin thu được qua quan sát. 8.2.2. Phương pháp điều tra: Đây cũng là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi trên GV đang phụ trách trẻ 5 – 6 tuổi. Thông qua việc sử dụng phiếu thăm dò ý kiến để thu thập thông tin NT của GVMN về các dạng TCXDLR, ý nghĩa của TCXDLR, quá trình phát triển NT trong TCXDLR; việc 5 GV sử dụng những biện pháp tổ chức TCXDLR cho trẻ 5-6 tuổi. 8.2.3. Test: Đo mức độ phát triển tri giác và tư duy ở trẻ của các GVMN tham gia khảo sát và trẻ tham gia thực nghiệm. 8.2.4. Phương pháp phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu sâu hơn, khai thác thông tin mang tính cá nhân hơn hoặc để làm rõ vấn đề mà kết quả quan sát hoặc kết quả điều tra qua phiếu thăm dò ý kiến chưa đáp ứng được. 8.2.5. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp MG 5-6 tuổi thuộc tỉnh Tây Ninh biện pháp tổ chức TCXLR nhằm phát triển NT cho trẻ 5-6 tuổi để chứng minh tính khả thi của một số đề xuất định hướng cải thiện thực trạng các biện pháp tổ chức TCXDLR. 8.2.6. Phương pháp toán thống kê: Tính % GV sử dụng các biện pháp tổ chức TCXDLR phù hợp và thúc đẩy sự phát triển NT của trẻ 5 – 6 tuổi. Tính % trẻ có mức độ phát triển NT cao, trung bình, thấp. Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được, tính hệ số T để kiểm nghiệm hiệu quả khác biệt giữa các nhóm trong thực nghiệm. 9. Cấu trúc đề tài Đề tài gồm có phần mở đầu, kết luận và phần nội dung gồm 3 chương. Chương 1 xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài; Chương 2 mô tả quá trình điều tra thực trạng và phân tích kết quả điều tra; Chương 3 đề xuất biện pháp tổ chức TCXDLR cho trẻ MG 5–6 tuổi và kết quả thực nghiệm với trẻ 5-6 tuổi tại hai lớp lá trường MG 19/5 ở tỉnh Tây Ninh. 10. Đóng góp của đề tài 10.1. Đóng góp về mặt lí luận: Góp phần làm phong phú lý luận về việc tổ chức TCXDLR cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, trong đó trọng tâm là các khái niệm về TCXDLR, các dạng TCXDLR thúc đẩy sự phát triển NT của trẻ, biện pháp tổ chức TCXDLR phù hợp với đặc điểm phát triển NT của trẻ MG 5 – 6 tuổi. 10.2. Đóng góp về mặt thực tiễn: Chỉ ra sự thiếu vắng của các biện pháp tổ chức TCXDLR phù hợp và thúc đẩy sự phát triển NT của trẻ 5-6 tuổi, góp phần tuyên truyền trong thực tiễn giáo dục tỉnh Tây Ninh những biện pháp hữu ích đó. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG LẮP RÁP CHO TRẺ MG 5 – 6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi và phát triển NT của trẻ Từ những thập niên 80 của thế kỉ XX, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tới vai trò của trò chơi đối với việc phát triển toàn diện của trẻ em. Phần lớn các nhà tâm lý và các nhà giáo dục xem trò chơi ở tuổi MG như một hoạt động quy định sự phát triển tâm lý của trẻ, tức như hoạt động chủ đạo, trong đó xuất hiện cấu trúc tâm lý mới đặc trưng cho lứa tuổi đó (tưởng tượng, tư duy trực quan hình ảnh, tính chủ định). Trò chơi là một hiện tượng của văn hóa trẻ em, trong đó trẻ học, bị lôi cuốn, được giáo dục, được xã hội hóa và được phát triển. Trò chơi, một mặt, là mô hình trưởng thành về mặt xã hội, mặt khác, là nguồn giải trí, hưng phấn, nguồn gốc của niềm vui. Trẻ tái tạo hoạt động của người lớn trong trò chơi. Vì vậy trò chơi được xem là hình thức lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Nghiên cứu về trò chơi tưởng tượng của trẻ em và mối quan hệ giữa chơi giả vờ với sự phát triển NT đã được nghiên cứu sớm hơn với các tên tuổi như: L.X. Vưgôtxky, J. Piaget, D.P. Ekonin. Trong đó, các nghiên cứu đã chỉ ra quá trình phát triển của trò chơi tưởng tượng ở trẻ em, vai trò của chơi tưởng tượng đối với sự phát triển NT của trẻ [33], [24]. Chơi tưởng tượng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình NT của trẻ mầm non mà còn duy trì sự ảnh hưởng đó khi trẻ ở tuổi tiểu học [26]. Nhiều nghiên cứu đã quan tâm tới trò chơi sắm vai đối với sự phát triển NT của trẻ. Theo Kelvin L. Seifert và Robert J. Hoffnung, Hutt (1979) đã khẳng định chơi sắm vai có ý nghĩa kích thích tính sáng tạo và khả năng NT của trẻ bởi vì nó khuyến khích trẻ sử dụng các đồ vật theo các cách khác nhau [32]. Từ việc tổng kết, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các nghiên cứu chính về trò chơi trẻ em và mối quan hệ giữa chơi và sự phát triển NT của trẻ mầm non, có thể khẳng định việc phát triển NT của mỗi trẻ thông qua vui chơi là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc luận giải và xác định mối quan hệ giữa vui chơi và sự phát triển NT, một vài nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý về việc sử dụng trò chơi như một phương tiện để giáo dục cho trẻ nói chung và phát triển nhận thức cho trẻ nói riêng. Trong đó, 7 có ý kiến cho rằng để kích thích và phát triển NT của trẻ khi chơi, GV và cha mẹ cần đưa ra sự điều chỉnh phù hợp giữa vui chơi của trẻ và trải nghiệm của chúng. Một số biện pháp phát triển NT của trẻ qua chơi cũng được cung cấp, như: làm mẫu, kích thích có hệ thống 5 giác quan của trẻ thông qua việc luyện tập và hướng dẫn bằng lời [35]. Trò chơi đã được khẳng định là điều kiện và môi trường học tập hiệu quả cho trẻ [36]. Như vậy có thể nói rằng trò chơi của trẻ MG có lịch sử lâu đời, xuất hiện ở giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người, khi mà trẻ cần có thời gian để luyện tập trước khi tham gia vào guồng máy lao động đã trở nên phức tạp. Nguồn gốc ban đầu quy định nội dung trò chơi của trẻ là cuộc sống xã hội xung quanh của trẻ. Các trò chơi của trẻ MG rất phong phú về nội dung, hình thức và nguồn gốc của nó cũng như về sự tác động của nó đối với trẻ. Trò chơi như là phương tiện dạy học có hiệu quả nhất đối với trẻ MG. Trò chơi không những ảnh hưởng đến tư duy, ngôn ngữ, tưởng tượng của trẻ MG mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển quá trình NT của trẻ MG 5-6 tuổi. 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm TCXDLR của trẻ MG 5 – 6 tuổi Từ khá sớm Friedrich Froebel đã nghiên cứu về ý nghĩa của trò chơi với các khối. Ông tin rằng con người chủ yếu là hoạt động và trẻ em được phát triển đầy đủ thông qua hoạt động thực tiễn và sử dụng trực tiếp những vật liệu cụ thể [37]. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới việc nghiên cứu về trò chơi và phương pháp giáo dục trẻ em sau này, đặc biệt là từ cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI. Các nghiên cứu sau này đã chứng minh sự ảnh hưởng tích cực của TCXDLR đối với việc hình thành các kĩ năng, phẩm chất tâm lí cũng như nhân cách trẻ. Trong đó các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của trò chơi đối với kĩ năng ngôn ngữ (Christie, James F., Johnsen, E. Peter (1987) [27]); Đáng chú ý là một số tác giả cũng đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của TCXDLR đối với sự phát triển khả năng quan sát và sáng tạo (P.G. Xamarukova (1985) [20]), phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề (Riederer, Joe (1996) [28]). Tóm lại, TCXDLR của trẻ MG 5 -6 tuổi là một thể loại của trò chơi sáng tạo, có liên quan đến hoạt động thiết kế, tạo hình và liên quan chặt chẽ với trò chơi đóng vai. 8 Trò chơi này là một phần không thể thiếu trong đời sống của trẻ MG. Nó được phát triển dần ở các độ tuổi tùy thuộc vào sự mở rộng mối quan hệ của trẻ với thế giới xung quanh, vào vốn kinh nghiệm và sự hiểu biết của trẻ, vào sự phát triển tâm lí chung và đặc biệt là phụ thuộc vào sự hướng dẫn tổ chức của GV. Sự phát triển TCXDLR cũng liên quan đến sự phát triển NT ở trẻ. 1.1.3. Những nghiên cứu về việc tổ chức TCXDLR cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong trường mầm non Bên cạnh việc tìm hiểu và chứng minh vai trò của TCXDLR đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, một số nghiên cứu đã cung cấp những gợi ý về biện pháp tổ chức TCXDLR trong trường mầm non. Trong đó, Joe Riederer đã cung cấp những gợi ý cho việc tổ chức TCXDLR trong lớp như tạo ra các khối, lựa chọn nhóm trẻ, hướng dẫn trẻ xây dựng nhà, cầu… với các khối gỗ [29]. Còn P.G. Xamarukova khái quát hai con đường hướng dẫn trẻ chơi TCXDLR, một là hướng dẫn trẻ trong các giờ học, hai là hướng dẫn trẻ trong giờ chơi tự do [20]. Đề cập tới việc sử dụng góc xây dựng và TCXDLR trong lớp Phelps Pamela và Hanline, Mary Frances (1999) đã gợi ý cách sắp xếp môi trường chơi [35]. Các tác giả khác Reifel, Stuart (1995) [36] cung cấp những biện pháp tổ chức TCXDLR nhằm tăng cường khả năng chơi xây dựng cho trẻ. Theo M.F.Hanline và L.Fox (1993), chơi là môi trường học tập hiệu quả đối với trẻ nhỏ, môi trường phải được sắp xếp cẩn thận để khuyến khích sự tham gia tích cực của trẻ. Trong môi trường giáo dục, bạn hướng dẫn hay bạn chơi có vai trò to lớn đối với sự phát triển NT của trẻ. Như vậy, các tác giả nước ngoài đã nghiên cứu về TCXDLR ở các khía cạnh sau: một là, vai trò của TCXDLR đối với sự phát triển tâm lí của trẻ; hai là, một số biện pháp tổ chức TCXDLR. TCXDLR đã được khẳng định là một phương tiện giáo dục hiệu quả cho trẻ nói chung và trẻ MG 5 – 6 tuổi nói riêng. Trong khi nghiên cứu biện pháp tổ chức TCXDLR cho trẻ 5 – 6 tuổi, các tác giả đã tập trung nghiên cứu việc sắp xếp môi trường chơi, sử dụng vật liệu chơi. Ở Việt Nam, một vài đề tài, luận án tiến sĩ đã đi sâu nghiên cứu biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻ MG nhằm phát triển một số phẩm chất tâm lí của trẻ song đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào biện pháp tổ chức trò chơi học tập hoặc trò chơi nói 9 chung (Nguyễn Thị Hòa, Trần Thị Ngọc Trâm, Phan Thị Lan Anh, Vũ Thị Ngân…). Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng không đề cập tới TCXDLR về việc phát triển NT cho trẻ. Vấn đề tổ chức TCXDLR và phát triển NT cho trẻ qua TCXDLR mới được nghiên cứu ở các đề tài thạc sĩ (Hoàng Thị Phương, Vũ Thị Kiều Trang…). Trong đó, đáng chú ý là nghiên cứu của Hoàng Thị Phương với việc khái quát những vấn đề lí luận khá sâu sắc về TCXD và cung cấp một số biện pháp tổ chức TCXD nhằm kích thích tính tích cực NT cho trẻ 5 – 6 tuổi [14]. Các nghiên cứu này đã đưa ra các biện pháp như bổ sung và cung cấp nguyên vật liệu cho trẻ chơi, thiết kế môi trường chơi, mở rộng và củng cố vốn biểu tượng cho trẻ, hướng dẫn trẻ chơi nhằm phát triển sáng tạo của trẻ. Như vậy, vai trò của TCXDLR của trẻ đã được quan tâm nhưng biện pháp tổ chức TCXDLR nhằm phát triển NT cho trẻ thì chưa được nghiên cứu. Mặc dù đã đề cập đến biện pháp hướng dẫn trẻ 5 – 6 tuổi vui chơi, song các nghiên cứu chưa chỉ ra các biện pháp tổ chức trò chơi cụ thể để phát triển NT cho trẻ. Từ việc tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đề tài rút ra một số điểm nổi trội sau đây: - Sự phát triển NT của trẻ 5 – 6 tuổi đã được quan tâm nghiên cứu trên thế giới trong vòng nửa thế kỉ trở lại đây. Nghiên cứu khẳng định trẻ 5 – 6 tuổi đã thể hiện năng lực NT ở mức độ nhất định và có xu hướng thể hiện sự phát triển NT tốt hơn trong các hoạt động không đòi hỏi ngôn ngữ nói. - Mối quan hệ giữa trò chơi và sự phát triển NT cho trẻ em đã được đặc biệt quan tâm từ lâu. TCXDLR đã được khẳng định là môi trường thuận lợi để phát triển NT cho trẻ em. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về TCXDLR còn khiêm tốn. Ở Việt Nam, nhiều khía cạnh có liên quan đến mối quan hệ giữa TCXDLR và NT của trẻ còn chưa được khai thác. Đặc biệt chưa có nghiên cứu sâu về vai trò của TCXDLR đối với việc phát triển NT cho trẻ 5 – 6 tuổi. Nghiên cứu về đặc điểm chơi của trẻ 5 – 6 tuổi đã chỉ ra những khả năng và nhu cầu trong khi chơi của trẻ. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới đề cập đến những đặc điểm chơi chung của trẻ 5 – 6 tuổi. Chưa có nghiên cứu nào đi sâu về hành vi chơi và đặc điểm chơi của trẻ trong TCXDLR.Tài liệu xem nhiều
Tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược chương “năng lượng” vật lý 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh129 trang | .pdf
Xây dựng và khai thác thí nghiệm trong dạy học vật lí lớp 10 định hướng phát triển năng lực vật lí của học sinh132 trang | .pdf
Thiết kế và tổ chức dạy học stem chủ đề “thời tiết” trong dạy học vật lý 10165 trang | .pdf
Chuyên mục tôi yêu đà nẵng trên báo tuổi trẻ năm 202190 trang | .pdf
Tổ chức dạy học chương “từ trường” lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh123 trang | .pdf
Lựa chọn và sử dụng bài tập chương “điện tích. điện trường” vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực nhận thức vật lí của học sinh115 trang | .pdf
Thiết kế học liệu số hỗ trợ dạy học chủ đề động học trong vật lý 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018100 trang | .pdf
Tổ chức dạy học chương “cảm ứng điện từ” vật lí 11 theo hướng phát triển năng lực vật lí cho học sinh122 trang | .pdf
Truyện cổ cơ tu đọc từ type và motif164 trang | .pdf
Vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát những sai phạm được dư luận quan tâm qua các trang báo mạng điện tử thanh niên, tuổi trẻ, dân trí, vnexpress, vietnamnet từ năm 2016 2021)133 trang | .pdf
Tài liệu liên quan
Cấu trúc thông tin của câu đơn trong một số truyện ngắn của nguyễn minh châu62 trang | .pdf
Các đặc trưng của tiểu thuyết bợm nghịch trong cuộc phiêu lưu của augie march (saul bellow)151 trang | .pdf
Tổ chức dạy học chương “khúc xạ ánh sáng” vật lí 11 theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh84 trang | .pdf
Ẩn dụ tri nhận trong ca từ lam phương160 trang | .pdf
Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của cormac mccarthy100 trang | .pdf
Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản môn ngữ văn tại trường thpt nguyễn trãi, thành phố đà nẵng73 trang | .pdf
Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh lớp 6 trong dạy học mạch kiến thức số và đại số61 trang | .pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của sự pha tạp lên cấu trúc tinh thể của vật liệu nền batio346 trang | .pdf
Khảo sát các phương tiện xưng hô trong “thị dân tiểu thuyết” của nguyễn việt hà61 trang | .pdf
Nhận diện biểu thức toán viết tay23 trang | .pdf
Đăng nhập tài khoản
Đăng nhập bằng Google hoặc Đăng ký tài khoản Đóng tranphuongthaolc2006vừa xem tài liệu Ứng dụng lâm sàng giải phẫu 1... nguyenphuc4745vừa xem tài liệu Bài tập án phí luật tố tụng dân sự và câu hỏi nhận định kinh tế lu... nguyenphuc4745vừa xem tài liệu Bài tập án phí luật tố tụng dân sự và câu hỏi nhận định kinh tế lu... nguyenphuc4745vừa tham gia 1tailieu.com, chúc bạn ngày vui. doanb2108684vừa xem tài liệu Giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng cho vay tại các tổ chức... minhhien1063vừa xem tài liệu Chiến lược marketing sản phẩm mì gói hảo hảo... minhhien1063vừa xem tài liệu Chiến lược marketing sản phẩm mì gói hảo hảo... lequynh07112005vừa xem tài liệu Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng quảng nam từ đ...Từ khóa » Tổ Chức Trò Chơi Xây Dựng Lắp Ghép
-
Hướng Dẫn Trò Chơi Xây Dựng Cho Trẻ Mầm Non 3 4 Tuổi - Tài Liệu Text
-
Thiết Kế Trò Chơi Xây Dựng Lắp Ghép Nhằm Phát Triển Kỹ Năng Vận động
-
[PDF] Tổ Chức Hoạt động Vui Chơi Cho Trẻ - KHOA CƠ BẢN
-
Một Số Kinh Nghiệm Tổ Chức Trò Chơi Xây Dựng Cho Trẻ Trong Các Cơ ...
-
Trò Chơi Lắp Ghép - Xây Dựng - Thư Viện
-
Kế Hoạch To Chức Trò Chơi Xây Dựng Lắp Ghép
-
Kế Hoạch Tổ Chức Trò Chơi Xây Dựng Lắp Ghép - Tutukit
-
Đặc điểm Của Trò Chơi Xây Dựng Lắp Ghép
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Trò Chơi Xây Dựng ở Trẻ Mầm Non
-
Biện Pháp Tổ Chức Trò Chơi Xây Dựng Lắp Ráp Nhằm Phát ... - Xemtailieu
-
Biện Pháp Tổ Chức Trò Chơi Xây Dựng Lắp Ráp 1 2 | Xemtailieu
-
[Top Bình Chọn] - Giáo án Trò Chơi Xây Dựng Lắp Ghép - Trần Gia Hưng