Các Nguyên Tắc Và Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
Có thể bạn quan tâm
Trên thế giới nghề công chúng đã có từ rất lâu đời, góp phân tích cực cho công việc quản lý nhà nước và xã hội. Tùy vào chế độ chính trị, tình hình kinh tế xã hội của từng quốc gia mà có nhiều quan điểm và công chứng khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi nước đều phải có các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Để hiểu rõ hơn về các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng thì bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ các quy định này.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật công chứng 2014;
– Thông tư 11/2012/TT-BTP về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
1. Khái quát chung về công chứng?
Trên thế giới có 3 hệ thống công chứng. đó là: hệ thống công chứng La tinh, hệ thống công chứng Anglo- sacxon, hệ thống công chúng Nhà nước bao cấp (Collectiviste). Theo đó, quan điểm về công chứng ở các quốc gia trong từng hệ thống cũng có những sự khác biệt. Mặc dù hệ thống công chứng La tỉnh và hệ thống công chứng Anglo Saxon có sự khác biệt nhau về cách thức tổ chức, hoạt động, trình tự, thủ tục công chứng, song quan niệm về công chứng ở hai hệ thống này có những nét tương đồng. Hai hệ thống này đều coi công chứng là một nghề tự do, công chứng viên hoạt động một cách độc lập và phải tự chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động của mình. Do đó, đòi hỏi công chứng viên phải nắm vững kiến thức chuyên ngành về luật cùng kỹ năng nghiệp vụ để có thể đảm bảo tính xác thực cho các hợp đồng, giao dịch phức tạp, đa dạng trong thực tiễn. Công chứng viên được nhà nước bổ nhiệm hoặc công nhận theo các điều kiện, tiêu chuẩn do luật định, hoạt động theo chế độ chứng chỉ hành nghề.
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau về công chứng. Theo Nghị định số 45/HĐBT ngày 27 tháng 2 năm 1991 của Hội đồng bộ trưởng về tổ chức và hoạt động của công chứng Nhà nước, công chứng nhà nước được xác định như sau: “Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tỉnh xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức) góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cử” (Điều 1).
Đến Nghị định số 31/CP ngày 19 tháng 05 năm 1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước, công chứng nhà nước được xác định: “Công chứng là việc chứng nhận tinh xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức) góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các hợp đồng, giấy tờ đã được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc y ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực có giá Activate Windows trị chứng cứ, trừ trường hợp bị tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu” (Điều1).
Chỉ đến Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chúng, chứng thực, khái niệm công chứng mới được tách bạch khỏi khái niệm chứng thực. Khái niệm công chứng ở Nghị định này đã được xác định khoa học hơn, tiệm cận gần hơn với quan niệm chung của thế giới về công chứng. Theo Nghị định này, “công chứng là việc phòng công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định này” (khoản 1 Điều 2). Cùng với việc xác định khái niệm công chứng như trên, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đã xác định khái niệm chứng thực “là việc y ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cả nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của Nghị định này” (khoản 2 Điều 2).
Tại Điều 2 Luật Công chứng 2006, luật công chứng đầu tiên của nước ta, các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tinh xác thực, tinh hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức nguyện yêu cầu công ng.”
Khái niệm công chứng lại tiếp tục được thay đổi khi Luật Công chứng 2014 được ban hành, Khoản – Điểu 2 quy định: “Công chúng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tỉnh xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tinh chính xác, hợp pháp, không trải đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
2. Các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?
Nguyên tắc hành nghề công chứng được quy định tại Điều 2 Thông tư 11/2012/TT-BTP về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì trong quá trình hành nghề công chứng, công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Cũng như các ngành nghề liên quan đến pháp luật khác thì công chứng viên là ngành nghề đặc biệt cần đến sự tuân thủ pháp luật và đặc biệt về đạo đức xã hội.
– Do đây là công việc công chứng, chứng thực các văn bản, tài liệu nên công chứng viên phải là người khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, tránh các hành vi gian dối làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các văn bản, dẫn đến thực hiện sai các quy trình, sai phạm pháp luật, công chứng viên phải là người có bản lĩnh pháp luật, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng.
– Khi đảm nhiệm công việc công chứng, công chứng viên phải đảm bảo chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, việc đảm bảo này nhằm mục đích bảo đảm cho các văn bản được công chứng chứng thực đúng và chính xác, tránh các hành vi vi phạm pháp luật. Trong quá trình thực hiện công việc, công chứng viên nếu do lỗi của mình mà gây ra các thiệt hại thì sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
– Ngoài các nguyên tắc cơ bản vừa nêu trên thì công chứng viên còn phải tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.
Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này thì công chứng viên còn phải đảm bảo các nguyên tắc về đạo đức. Cụ thể thì công chứng viên phải có trách nhiệm với nghề nghiệp, công chứng viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp do đây là nghề nghiệp cần sự tôn trọng tuyệt đối các quy định của pháp luật, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân, thanh danh nghề nghiệp, ảnh hưởng xấu đến hệ thống pháp luật của nước ta.
Một công chứng viên có đạo đức nghề nghiệp cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong quá trình hành nghề công chứng, chứng thực. Bên cạnh đó thì công chứng viên cần có một lối sống lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng cũng như nhận được sự tin cậy từ người yêu cầu công chứng, từ đồng nghiệp cũng như được sự công nhận từ toàn thể xã hội.
Để nâng cao năng lực chuyên môn cũng như nâng cao đạo đức nghề nghiệp thì công chứng viên phải không ngừng nỗ lực trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp, đồng thời công chứng viên cần phải tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu công chứng.
Đạo đức của công chứng viên còn được thể hiện qua các mối quan hệ với người yêu cầu công chứng , quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức xã hội nghề nghiệp hành nghề công chứng và các cá nhân, tổ chức khác. Trong các mối quan hệ với các chủ thể này, công chứng viên cần phải thể hiện được vai trò và nhiệm vụ của mình, giữ gìn và phát huy các mối quan hệ này là thể hiện được các yếu tố đạo đức đối với nghề công chứng viên, qua các mối quan hệ này, công chứng viên thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp của mình cũng như xây dựng được môi trường làm việc tiến bộ, hiệu quả và tôn trọng pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
Từ khóa » Phần Tích Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Những Quy Tắc Chung Về đạo đức Hành Nghề Công Chứng ?
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng Như Thế Nào Trong Quan Hệ ...
-
HIỂU VÀ THỰC HIỆN QUY TẮC ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ CÔNG ...
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng Và Hướng đề Xuất, Hoàn ...
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng - Tư Vấn Pháp Luật Hà Nội
-
Nguyên Tắc Hành Nghề Công Chứng Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Công Chứng Viên Trên địa Bàn Tỉnh Cần Hiểu Và Thực Hiện đúng Quy ...
-
Nguyên Tắc Hành Nghề Công Chứng - Bộ Tư Pháp
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Thông Tư 11/2012/TT-BTP Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Đôi điều Về Năng Lực Và đạo đức Nghề Nghiệp Của Công Chứng Viên
-
Công Chứng Viên Với đạo đức Hành Nghề - Sở Tư Pháp
-
Nguyên Tắc Hành Nghề Công Chứng
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng - Trần Gia Hưng