Công Chứng Viên Với đạo đức Hành Nghề - Sở Tư Pháp
Có thể bạn quan tâm
Ở mỗi nghề nghiệp cụ thể đều cần đến trình độ chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm và kỹ năng thuần thục; đồng thời, không thể thiếu được trách nhiệm, tình cảm, đạo đức của người hành nghề gửi gắm trong sản phẩm do mình làm ra. Nghề công chứng cũng vậy, mỗi văn bản công chứng ngoài việc chứa đựng nội dung làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nó còn là sản phẩm chứa đựng kết quả của quá trình tư duy và gắn theo trách nhiệm của công chứng viên trước việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên và trước pháp luật. Trong hành nghề công chứng, công chứng viên phải tuân thủ các nguyên tắc mà Luật Công chứng đã quy định, trong đó có nguyên tắc “Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng”. Đó là những chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên trong những mối quan hệ chủ yếu sau đây:
Quan hệ công việc với người yêu cầu công chứng (NYCCC): Trước một yêu cầu công chứng, công chứng viên phải quan tâm và giải quyết hai vấn đề: yêu cầu công chứng phải phù hợp quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội; đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch. Thực tiễn giải quyết hai vấn đề này thường xảy ra hai trạng thái biểu cảm của NYCCC, đó là sự hài lòng- thỏa mãn hoặc là bức xúc. Trường hợp có sự căng thẳng về tâm lý, công chứng viên phải khéo léo, nghiêm túc, dứt khoát, viện dẫn quy định pháp luật để giải thích, làm sáng tỏ việc từ chối công chứng.
Sự công tâm, khách quan, trung thực của công chứng viên đối với từng chủ thể là bắt buộc trong khi hành nghề. Về nguyên tắc chung, công chứng viên không được để tình cảm riêng hoặc ý chí chủ quan dẫn đến làm sai quy định trong khi giao tiếp với NYCCC và trong khi công chứng. Trong hành nghề, công chứng viên được tiếp xúc với nhiều đối tượng đến yêu cầu công chứng, hầu hết họ đều có thái độ, cử chỉ lịch sự, đúng mực nhưng cũng có người có thái độ, hành vi thiếu văn hóa trong giao tiếp. Do vậy, công chứng viên cần giữ bình tĩnh, dứt khoát về thái độ, kiên trì giải quyết sự việc.
Nghề công chứng là một nghề khó, luôn chịu áp lực và sự rình rập của rủi ro. Công chứng viên không thể chủ quan dựa vào kinh nghiệm mà họ phải tuân thủ luật pháp, cố gắng đến mức cao nhất để hạn chế rủi ro trong công việc nhằm đem lại an toàn pháp lý, sự thỏa mãn, tin tưởng của NYCCC. Sự tận tụy, đề cao trách nhiệm của công chứng viên đối với NYCCC còn được thể hiện ở sự thông cảm, tôn trọng và tạo điều kiện trong giao tiếp, hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ công chứng, trong việc tính và thu các khoản phí, thù lao công chứng...
Quan hệ công việc của công chứng viên với đồng nghiệp: Hoạt động công chứng do công chứng viên quyết định độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về văn bản công chứng do mình chứng nhận. Trong quá trình hành nghề, công chứng viên thường xuyên có sự phối hợp, bàn luận về chuyên môn, chia sẻ thông tin, nghiệp vụ với đồng nghiệp. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng không cho phép công chứng viên có hành vi tranh giành “khách hàng” của nhau thông qua việc gây tổn hại uy tín của đồng nghiệp, quảng cáo bản thân dưới mọi hình thức không đúng quy định pháp luật, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng...
Mối quan hệ mật thiết giữa đồng nghiệp còn được thể hiện ở sự cầu thị, học tập lẫn nhau, trong tự đào tạo lại tại cơ sở hành nghề. Trong quan hệ với đồng nghiệp, công chứng viên phải xử sự với nhau có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp; có thái độ thân thiện, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành tốt công việc đã được nhà nước ủy thác.
Quan hệ với tổ chức hành nghề công chức, cơ quan, tổ chức có liên quan: Công chứng viên không hoạt động thuần túy về chuyên môn, chỉ biết vun vén cho lợi ích cá nhân của họ trong công việc mà còn có trách nhiệm thực hiện nội quy, tham gia tích cực các hoạt động của đơn vị, quan tâm đến lợi ích của toàn đơn vị, lợi ích của người khác, cũng như niềm tin của NYCCC. Công chứng viên phải coi tổ chức hành nghề như là “ngôi nhà” thứ hai của mình để có tình cảm, trách nhiệm giữ gìn, vun đắp và làm cho nó ngày càng hoàn thiện hơn cả về chuyên môn lẫn quan hệ ứng xử giữa mọi người với nhau.
Trong hành nghề, công chứng viên còn có quan hệ với các cơ quan như: các Văn phòng đăng ký quyền sử đụng đất, các tổ chức tín dụng... nhằm trao đổi các vướng mắc, cung cấp thông tin liên quan đến việc công chứng. Công chứng viên cần căn cứ quy định pháp luật và tình hình thức tế để xử lý các vướng mắc cả về nội dung yêu cầu và thời gian hồi đáp thông tin sao cho đạt được mục đích công chứng một cách nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước về công chứng, cơ quan tiến hành tố tụng khi có yêu cầu tới công chứng viên liên quan đến văn bản công chứng hoặc việc công chứng thì công chứng viên có thái độ tôn trọng, nghĩa vụ hợp tác trong việc giải quyết công việc được thuận lợi, đúng pháp luật.
Công chứng là một nghề đặc thù và cần thiết cho xã hội. Khi dân chí ngày càng phát triển, ý thức pháp luật của công dân ngày càng cao thì công chứng càng phải hoàn thiện cả về tổ chức và hoạt động. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng là cơ sở để công chứng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, úy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội.
Từ khóa » Phần Tích Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Những Quy Tắc Chung Về đạo đức Hành Nghề Công Chứng ?
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng Như Thế Nào Trong Quan Hệ ...
-
HIỂU VÀ THỰC HIỆN QUY TẮC ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ CÔNG ...
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng Và Hướng đề Xuất, Hoàn ...
-
Các Nguyên Tắc Và Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng - Tư Vấn Pháp Luật Hà Nội
-
Nguyên Tắc Hành Nghề Công Chứng Theo Quy định Của Pháp Luật
-
Công Chứng Viên Trên địa Bàn Tỉnh Cần Hiểu Và Thực Hiện đúng Quy ...
-
Nguyên Tắc Hành Nghề Công Chứng - Bộ Tư Pháp
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Thông Tư 11/2012/TT-BTP Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng
-
Đôi điều Về Năng Lực Và đạo đức Nghề Nghiệp Của Công Chứng Viên
-
Nguyên Tắc Hành Nghề Công Chứng
-
Quy Tắc đạo đức Hành Nghề Công Chứng - Trần Gia Hưng